Chi tiêu tiền chợ giờ như cầm cục đá trong tay, tan lúc nào không biết nhưng chồng cứ nghĩ tôi tiêu hoang.
Sau 5 năm kết hôn, nếu ai hỏi có muốn đổi chồng không thì tôi sẽ không ngần ngại đổi luôn. Bởi chồng tôi chẳng những không tâm lý với vợ con còn tính toán, căn ke từng đồng. Chính vì điều này mà nhiều lần chúng tôi mâu thuẫn, cãi vã nhau to.
Khi mới cưới, tôi cũng đi làm văn phòng với mức lương 12 triệu/tháng và cuộc sống vợ chồng rất hạnh phúc. Tuy nhiên sau khi sinh con đầu lòng, con hay ốm đau lại không có nội ngoại ở gần đỡ đần nên anh bảo tôi nghỉ việc ở nhà chăm con. Thương con ốm yếu, tôi cũng ở nhà, chính thức ăn bám chồng.
Khi mới cưới, tôi cũng đi làm văn phòng với mức lương 12 triệu/ tháng và cuộc sống vợ chồng rất hạnh phúc. (Ảnh minh họa)
Ở nhà nhưng tôi khá yên tâm vì chồng làm cho 1 doanh nghiệp nước ngoài nên lương lậu khá. Lương của anh tháng nào cũng được khoảng 30 triệu. Cứ tưởng ở nhà chăm con như vậy tôi cũng thấy thoải mái, không phải lo nghĩ chi tiêu gia đình. Nào ngờ sau khi tôi ở nhà, mỗi tháng anh chỉ đưa cho vợ 3,6 triệu chi tiêu. Bởi anh bảo 3 bữa anh đều ăn ở công ty, nhà chỉ có 2 mẹ con nên không tốn kém.
Song nếu số tiền đó chỉ loanh quanh trong khoản ăn uống thì tôi vẫn thừa sức dè xẻn. Đằng này còn tiền điện nước, tiền thuốc men, tã bỉm cho con. Nhiều khi không có đồng nào trong người, tôi phải vay người thân, hàng xóm. Khi xin tiền để đưa trả cho họ, chồng cứ cằn nhằn vợ ở nhà tiêu hoang.
Quá ám ảnh với việc xin tiền chồng mỗi tháng, tôi cũng tập tành bán hàng oline. May mắn cũng được nhiều khách ủng hộ nên có thêm 1 khoản thu nhập tương đối tốt. Từ đó tôi chẳng cần xin thêm chồng tiền ngoài khoản anh đưa để chi tiêu nữa.
Thời gian vừa rồi, tuy đang kế hoạch nhưng tôi lại lỡ bầu lần 2. Lần này ốm nghén quá nên tôi không bán hàng được. Đến việc chăm con hàng ngày tôi cũng phải gồng mình cố gắng. Chi tiêu gia đình lại eo hẹp như trước vì phải thêm 1 khoản thuốc thang bầu bí. Do đó tháng nào tôi cũng bảo chồng đưa thêm tiền. Chồng tôi ngứa mắt và sốt ruột nên anh không chuyển khoản cả tháng cho tôi như trước mà ngày nào cũng đưa đúng 120 ngàn đồng để khống chế chi tiêu của vợ.
Anh còn bảo nhà có 2 mẹ con, tiêu vậy quá xông xênh rồi. Song lúc nước mắm hết, tiền điện phải đóng, tiền vitamin bầu phải mua… tôi vẫn trơ mặt xin chồng. Thấy vậy chồng còn bảo tiêu pha kiểu gì, đã bảo chỉ giới hạn trong 120 ngàn mà ngày nào cũng hết sạch. Chắc tôi lại dấm dúi mang về cho mẹ đẻ.
Chồng còn bảo tiêu pha kiểu gì, đã bảo chỉ giới hạn trong 120 ngàn mà ngày nào cũng hết sạch. Chắc tôi lại dấm dúi mang về cho mẹ đẻ. (Ảnh minh họa)
Nghe đến từ dấm dúi mà tôi điên tiết quá, lần đầu tiên tôi bật lại chồng. Ngay lập tức tôi gửi cho anh 1 danh sách chi tiêu hàng ngày như: tiền ăn 2 mẹ con, tiền ăn vặt cho con, tiền tiêm chủng cho mẹ bầu… Mỗi mấy khoản của tháng này thôi mà đã tốn cả 5 triệu rồi. Có như vậy chồng mới chịu im tịt, không kêu ca khi vợ xin thêm tiền nữa.
Thật sự có ông chồng hà tiện như này khiến tôi ngán ngẩm quá. Đang bầu tháng thứ 4, tôi còn muốn đi tiêm phòng… nhưng anh bảo không cần thiết vừa tốn kém vừa không an toàn cho bà bầu. Không biết do anh tiếc 1 khoản tiền tiêm phòng nên nói vậy hay là sợ tiêm phòng khi mang thai không an toàn thật. Tiêm phòng khi đang mang thai có thật sự an toàn không các chị em?
Tiêm phòng khi mang thai có an toàn không?
Cách tốt để giảm thiểu rủi ro khi mang thai và đảm bảo sự an toàn của thai nhi là các bà bầu cần thực hiện tiêm chủng đầy đủ kể từ trước khi mang thai cho đến khi kết thúc thai kỳ.
Rất nhiều bà bầu không cập nhật và thực hiện đầy đủ lịch tiêm chủng trong thời kỳ mang thai. Đây chính là nguyên nhân khiến các bà bầu dễ mắc bệnh truyền nhiễm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, thậm chí gây sảy thai, thai lưu.
Vì vậy, kể cả khi bạn đang mang thai, bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại vắc-xin có thể sử dụng nhằm đảm bảo an toàn của thai nhi và sức khỏe của mẹ.
Tất cả các loại vắc-xin hiện nay đều được kiểm tra an toàn dưới sự giám sát của FDA. Các vắc-xin được kiểm tra độ tinh khiết, thời gian sử dụng và độ an toàn.
Một số người có thể bị dị ứng với một thành phần trong vắc-xin, không nên tiêm vắc - xin nếu không có sự chỉ định từ bác sĩ.
Thông thường, vắc-xin có chứa vi-rút đã chết (bất hoạt) có thể được sử dụng trong thai kỳ. Vắc-xin có chứa vi-rút sống không được khuyến nghị cho phụ nữ mang thai.
Một số loại vắc-xin dưới đây được coi là an toàn cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai, bao gồm:
- Cúm: Nên tiêm phòng cúm cho phụ nữ mang thai trong mùa cúm - thường là từ tháng 11 đến tháng 3. Tiêm phòng cúm được làm từ một loại virus bất hoạt, vì vậy nó an toàn cho cả bạn và em bé. Tránh vắc-xin cúm xịt mũi, bởi nó được làm từ một loại vi-rút sống.
- Uốn ván / Bạch hầu / Ho gà (Tdap): Nên tiêm vắc-xin Tdap một lần trong thời kỳ mang thai để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi ho gà. Nên tiêm vắc-xin trong khoảng từ tuần thứ 27 đến 36 của thai kỳ. Nếu không được dùng trong khi mang thai, nên tiêm Tdap ngay sau khi sinh em bé.
- Viêm gan B: Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh này và đã được xét nghiệm âm tính với vi-rút có thể nhận vắc-xin này. Vắc-xin được sử dụng để bảo vệ mẹ và bé chống lại nhiễm trùng cả trước và sau khi sinh. Một liệu trình ba mũi được chỉ định để tạo ra cơ chế miễn dịch với bệnh. Mũi thứ 2 sau mũi 1 một tháng, mũi thứ 3 sau mũi 1 sáu tháng.