Một hôm, chị dâu nhờ tôi vào bệnh viện chăm sóc mẹ chồng, vì chị ấy phải đi làm. Nhưng lúc ấy tôi cũng đang ở chỗ làm chứ chẳng phải ở nhà ăn không ngồi rồi. Bức xúc, tôi đưa cho chị dâu xem bản hợp đồng chúng tôi đã ký từ 10 năm trước.
Vợ chồng tôi xuất thân đều không hề khá giả. Lúc mới cưới, chúng tôi phải sống trong căn nhà thuê chật hẹp, bất tiện vô cùng. Nhưng cũng may vợ chồng luôn yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, con cái ngoan ngoãn, học giỏi nên tôi mừng lắm, chẳng cầu mong gì hơn nữa.
Sau 10 năm cố gắng, cuối cùng chúng tôi cũng dành dụm được một khoản tiền, dự định sẽ mua đất và xây nhà. Thực lòng mà nói, đây là tâm nguyện của vợ chồng tôi bao nhiêu năm nay, ai lại không muốn có một ngôi nhà của chính mình chứ, tôi cũng ngán với cuộc sống đi thuê nhà lắm rồi.
Nhưng không ngờ khi vừa mua đất xong, đang chuẩn bị xây nhà thì mẹ chồng tôi đổ bệnh nhập viện. Vợ chồng anh trai sống với bố mẹ, nhưng họ lại tiếc tiền chi cho bà. Họ để bà dùng loại thuốc kém nhất, ở phòng rẻ nhất.
Một hôm, chị dâu nhờ tôi vào bệnh viện chăm sóc mẹ chồng, vì chị ấy phải đi làm. Nhưng lúc ấy tôi cũng đang ở chỗ làm chứ chẳng phải ở nhà ăn không ngồi rồi. Bức xúc, tôi đưa cho chị dâu xem bản hợp đồng chúng tôi đã ký từ 10 năm trước.
Khi chị dâu bảo tôi đến chăm mẹ chồng, tôi đã đưa bản hợp đồng năm xưa ra cho chị xem. (Ảnh minh họa)
Chẳng là bố mẹ chồng tôi sinh được 2 người con trai nhưng ông bà luôn thiên vị anh trai hơn, chị dâu lại khéo nịnh nên mẹ chồng cũng quý chị hơn tôi. Chẳng biết 10 năm trước anh chị rỉ vào tai bố mẹ thế nào mà họ đã quyết định để lại căn nhà đang ở cho vợ chồng anh chị, đẩy chúng tôi ra ngoài đi thuê nhà ở.
Vợ chồng vô cùng bức xúc, trách ông bà bên trọng bên khinh. Cãi nhau một hồi, chị dâu lên tiếng:
- Bố mẹ chỉ có mỗi căn nhà này, chẳng có tài sản gì nữa cả, nhưng nhà đâu thể xẻ đôi ra đúng không? Thế này đi, bố mẹ cho anh chị căn nhà này thì khi bố mẹ già yếu, đau ốm, anh chị sẽ lo hết. Chú thím không cần phải lo cho ông bà nữa. Nếu sợ anh chị lật lọng thì làm một cái hợp đồng, hai nhà ký vào đó.
Vợ chồng tôi thật sự sốc khi nghe đề nghị này từ miệng chị dâu. Không ngờ giữa bố mẹ con cái, anh em ruột thịt lại tính toán, đề phòng nhau đến vậy. Ấy thế mà bố mẹ lại đồng ý, thúc giục vợ chồng tôi ký vào hợp đồng.
Quá thất vọng, vợ chồng tôi đã ký vào bản hợp đồng đó. Anh trai chị dâu cùng bố mẹ cũng ký vào. Lúc đó tôi nghĩ, bố mẹ và anh chị đã rạch ròi như vậy cũng tốt. Nếu bố mẹ chồng sức khỏe tốt và không phải nằm viện thì đó cũng là một điều may mắn. Nếu sau này ốm đau, nằm viện ông bà, anh chị cũng không thể trách móc chúng tôi.
Suốt 10 năm qua kể từ khi lập hợp đồng đó, bố mẹ chồng luôn khỏe mạnh. Nhưng làm gì có ai thắng nổi tuổi già nên mới đây mẹ chồng đã nhập viện.
10 năm trước, bố mẹ và anh trai, chị dâu đã ép vợ chồng tôi ký bản hợp đồng đó. (Ảnh minh họa)
Nhớ đến sự tuyệt tình của anh trai và chị dâu năm xưa, tôi thẳng thừng đưa bản hợp đồng đó ra. Chị dâu xám ngoét mặt, xin tôi hủy bỏ hợp đồng đó và trả một nửa tiền viện phí cho mẹ chồng.
Tôi từ chối vì tôi còn giận chuyện năm xưa. Sao ngày đó anh chị không nghĩ tới ngày hôm nay đi. Hơn nữa, vợ chồng tôi sắp xây nhà, cần tiêu tiền rất nhiều, lấy đâu ra tiền trả viện phí cho mẹ chồng chứ?
Nhưng thấy mẹ đau đớn nằm trên giường bệnh chồng tôi không đành lòng, muốn chuyển mẹ qua phòng dịch vụ, bảo tốn bao nhiêu tiền anh sẽ chi. Ban đầu tôi giận lắm, muốn anh trai chị dâu tự đứng ra mà lo cho mẹ như đã hứa.
Tuy nhiên khi đến thăm mẹ chồng, tôi cũng chẳng đành lòng, lập tức xé tờ hợp đồng 10 năm trước. Bởi tôi chợt phát hiện ra, con người được làm bằng máu thịt. Trước đấng sinh thành, người nhà thì chẳng hề có một bản hợp đồng nào cả.
Còn về ngôi nhà, sau này mẹ khỏi bệnh, bà muốn chia lại tài sản thì chia, không muốn thì vợ chồng tôi cũng chẳng ép. Dù sao tôi không muốn mình và chồng phải hối hận về sau khi không làm tròn chữ hiếu, làm tròn trách nhiệm của người con.