Hàng ngày nhìn con dù dị tật bàn tay trái nhưng luôn khỏe mạnh, vui cười mà tôi thấy hạnh phúc.
Yêu nhau được hơn năm, tôi và chồng làm đám cưới. Được cái gia đình anh rất khá giả, bản thân 2 vợ chồng cũng có việc làm ổn định nên cuộc sống rất hạnh phúc. Sau kết hôn, như nhiều vợ chồng khác, chúng tôi hồi hộp đón chờ tin vui 2 vạch. Không chỉ có vợ chồng tôi trông ngóng mà bố mẹ chồng cũng luôn mong mỏi tin vui này.
Do đó khi được 2 đứa báo tin có bầu, cả nhà anh rất vui mừng. Thế nhưng đúng thời điểm bắt đầu có thai, tôi bị sốt phải dùng nhiều kháng sinh mới hạ được. Không biết có phải vậy mà khi đi siêu âm dị tật, bác sĩ sản khoa đều chẩn đoán thai nhi bị dị tật tay trái.
Mấy tháng thai kỳ, lần nào đi siêu âm tôi cũng phải nghe tin động trời đó nên những tháng mang thai là những tháng sống trong lo âu, thấp thỏm, sợ hãi. (Ảnh minh họa)
Khi bác sĩ khám thai, tất cả các cơ quan đều bình thường, chỉ có bàn tay trái con là bất thường. Bàn tay của con trong bụng mẹ chỉ có bàn và duy nhất một ngón cái, còn các ngón khác chỉ là vết tích nhỏ xíu.
Nhận được tin này tôi đã phát hoảng và mất bình tĩnh. Nhưng bác sĩ cũng trấn an, giải thích nếu sau này con sống vui vẻ, phát triển bình thường thì không làm gì, nếu bé có mặc cảm, khó khăn trong sinh hoạt gia đình có thể phẫu thuật tạo hình bàn tay cho con.
Dù con bị dị tật bàn tay trái như vậy nhưng tôi đã giấu nhẹm việc này với chồng và gia đình anh. Trong lòng chỉ mong bác sĩ có thể chẩn đoán nhầm lẫn. Nhưng suốt mấy tháng thai kỳ, lần nào đi siêu âm tôi cũng phải nghe tin động trời đó nên những tháng mang thai là những tháng sống trong lo âu, thấp thỏm, sợ hãi.
Khi ở 39 tuần 5 ngày, tôi chuyển dạ nên được nhập viện đi đẻ. Lúc bác sĩ lấy con ra, nghe tiếng con khóc mà nước mắt tôi chảy dài. Đó là một bé trai nặng 3,4kg, rất khỏe mạnh. Nhưng tôi thấy bác sĩ thì thào gì đó với chồng mình. Và tất nhiên tôi cũng biết điều đó là gì nhưng cứ giả vờ không thấy thái độ của bác sĩ và y tá.
Sau cuộc vượt cạn sinh mổ, tôi phải nằm theo dõi ở phòng hậu phẫu. Khi chồng vào xem vợ ra sao, tôi thấy anh rất buồn nhưng vẫn gắng gượng hỏi con như thế nào. Nào ngờ chồng tôi bảo:
“Nó bị dị tật ở bàn tay trái”.
Tôi cứ nằm đó mà khóc một mình cho tới khi được ẵm con. Tôi suýt ngất khi vạch tã lên thấy tay con chỉ có 1 bàn tay, còn tay trái chỉ có 1 ngón. Mẹ chồng tôi thấy vậy nói ngay:
“Không hiểu chị ăn ở thế nào sinh ra đứa bé dị tật như vậy, nhà tôi không có dòng giống dị tật”.
Khi về nhà ở cữ, ngày nào bố mẹ chồng cũng đay nghiến chuyện cháu nội bị khiếm khuyết. Chồng tôi vì thế dần xa lánh vợ, thờ ơ với con. Không thể chịu đựng tất cả mọi điều tiếng, khi con 8 tháng tôi đã bế ra ngoài sống và chính thức ly hôn chồng. Cả nhà anh không 1 lời hỏi han từ đó.
Được cái suốt 8 năm qua con cũng sống rất khỏe mạnh dù bàn tay trái không lành lặn. Cho tới mấy hôm trước, mẹ chồng bất ngờ tìm đến nhà trọ của 2 mẹ con thăm cháu. Bà cứ cầm tay cháu nội khóc và xin tôi cho nhận cháu.
Không thể chịu đựng tất cả mọi điều tiếng, khi con 8 tháng tôi đã bế ra ngoài sống và chính thức ly hôn chồng. (Ảnh minh họa)
Bà bảo con trai bà lấy vợ nhưng bị vô sinh nên 8 năm nay không sinh được cho nhà bà một mụn con nào. Thấy cháu vẫn đẹp như tranh, bà muốn nhận về và sẽ cho tiền phẫu thuật 4 bàn tay còn lại để cháu có cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác.
Tôi cứ nghĩ không biết có nên để bố mẹ chồng nhận lại cháu không hay là cự tuyệt đây? Mà không biết tại sao con sinh ra đã dị tật bàn tay trái mọi người nhỉ?
Tại sao thai nhi sinh ra đã dị tật bàn tay?
Theo thống kê của ngành y tế, có từ 1% đến 2% trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh, trong đó có 10% sinh ra bị dị tật ở bàn tay. Những dị thường này xảy ra trong thời kỳ đầu mang thai và một số có thể biết sớm bằng siêu âm trong thai kỳ.
Phần lớn dị tật chưa biết rõ nguyên nhân. Tuy nhiên ngày nay có một nguyên nhân có thể chẩn đoán và điều trị sớm để phòng ngừa được dị tật bẩm sinh này. Đó là lo sự siết chặt của dải sợi màng ối trong ba tháng đầu của bào thai, làm các chi bị thiếu máu nuôi, hậu quả là chân tay bị cắt cụt.
Dải xơ buồng ối (hay còn gọi là vách ngăn buồng ối) là hiện tượng xuất hiện một hoặc nhiều sợi dây bắt ngang trong buồng ối. Tỷ lệ mắc của hội chứng dải sợi màng ối (Amniotic Band Syndrome - ABS) là 0,89/10.000 trẻ sinh ra. Chúng được xác định là xuất hiện ngẫu nhiên, không phải do di truyền, cũng không phải do bất cứ vấn đề gì từ sức khỏe người mẹ.
Những dị tật bẩm sinh gây ra bởi hiện tượng này được gọi chung là hội chứng dải xơ buồng ối. Những vấn đề gặp phải thường bao gồm: khoèo chân; xương ngón tay phát triển không bình thường; dính ngón chân; dị tật ngón tay (ngón tay có những đoạn trông như bị xiết lại); chiều dài các chi bất thường; tay, chân có những đoạn lõm do bị xiết chặt; dải sợi ối quấn qua mặt gây hở hàm ếch; nếu dải xơ buồng ối quấn quá chặt ở tay hay chân, nhiều khả năng là tay và chân đó sẽ bị cắt cụt; dọa sảy thai, khi những dải ối quấn chặt dây rốn làm thai nhi không thể lấy được chất dinh dưỡng và bị chết trong bụng mẹ.
Hội chứng dải sợi màng ối gây ảnh hưởng nghiêm trọng về tâm lý, tài chính cho gia đình và xã hội. Trong khi đó dải xơ buồng ối có thể phát hiện dễ dàng bằng siêu âm và loại bỏ nhờ kỹ thuật laser quang đông ngay từ quý 2 của thai kỳ.
Về điều trị sau sinh, các bé có thể phẫu thuật ghép ngón chân lên bàn tay để giúp bé thực hiện các động tác tinh tế của bàn tay như cầm nắm, chúm chụm ngón tay…
Đề phòng dị tật này, các bà mẹ nên đi khám thai định kỳ, siêu âm thai trước ba tháng đầu, khi phát hiện dải sợi màng ối ảnh hưởng đến bé có thể can thiệp sớm tại các bệnh viện phụ sản lớn.