Sau khi lễ mừng thọ kết thúc, bố ngồi nhiều cũng quá mệt mỏi, tôi đưa ông vào phòng và mang luôn thùng phong bì đi cùng. Bởi các anh chị ra đường tiễn khách, tôi sợ để ngoài sân, không có người trông coi sẽ mất.
Kinh tế gia đình tôi khó khăn nhất trong 3 anh em nhưng lại là đứa con thương và hiếu thảo với bố mẹ nhất. Tôi may mắn lấy chồng gần nhà nên có nhiều thời gian quan tâm chăm sóc ông bà. Còn 2 anh tôi sống và làm việc trên thành phố, mỗi năm về quê thăm một vài lần.
Tôi không có tiền biếu bố mẹ nhưng mỗi khi có món ngon đều mang qua mời ông bà. Những lúc mẹ ốm đau bệnh tật, tôi luôn ở bên túc trực chăm sóc mà không quản ngại khó khăn vất vả. Khi trong nhà không có tiền, tôi còn âm thầm vay tiền của người ta chữa trị cho mẹ.
Bố mẹ vất vả nuôi 2 anh tôi ăn học, thế nhưng khi các anh thành đạt rồi thì chỉ tập trung lo cho vợ con, không đoái hoài đến người thân sinh. Vợ con các anh được ăn ngon mặc đẹp, đi xe sang, sống trong nhà 3 tầng ở trung tâm thành phố nhưng bố mẹ sống trong ngôi nhà cấp 4 lụp xụp.
Sau khi mẹ tôi mất, mỗi anh chị thu được ít nhất 400 triệu tiền viếng, tôi gợi ý mỗi người bỏ ra vài trăm triệu xây lại ngôi nhà mới để bố sống cho an toàn. Thế nhưng anh cả gạt phắt đi:
“Nhà còn tốt hơn nhiều người hàng xóm, với lại bố cũng già rồi, sống chẳng được mấy năm nữa, xây mới làm gì cho lãng phí tiền của. Bọn anh không ai về quê, đất của bố mẹ trước sau cũng bán”.
Bố lớn tuổi, không có kinh tế, các anh nói gì cũng phải nghe theo. Tôi là con gái, đưa ra ý kiến, các anh không đồng ý thì cũng chịu.
Những lúc mẹ ốm đau bệnh tật, tôi luôn ở bên túc trực chăm sóc mà không quản ngại khó khăn vất vả. (Ảnh minh họa)
Năm nay, bố tôi tròn 80 tuổi, các anh muốn tổ chức mừng thọ linh đình cho ông. Tôi nghĩ rằng anh chị quan tâm đến bố cũng tốt, với lại ông cũng yếu rồi, sống cùng lắm được vài năm nữa, mưa đến đâu mát mặt đến đó. Bố vất vả cả đời vì con cái, bây giờ ông được hưởng trái ngọt cũng là điều chúng tôi nên làm.
Sau nhiều ngày chuẩn bị, hôm qua là lễ mừng thọ của bố tôi. Anh em tôi dự định làm 20 mâm cỗ nhưng rồi số người đến tăng lên và làm đến 35 mâm mà vẫn thiếu cỗ, người nhà nhịn từ sáng đến trưa, phải ăn đồ dư thừa chống đói.
Nguyên nhân là anh chị tôi mời quá đông bạn bè, đồng nghiệp và anh em. Các anh tôi cứ nghĩ họ chỉ gửi phong bì hay chuyển khoản, nào ngờ khách vượt 200 cây số về dự mừng thọ bố tôi.
Được mọi người coi trọng, gia đình tôi rất vui nhưng khâu đón tiếp của chúng tôi quả thật còn nhiều thiếu xót. Vì vậy các anh chị tôi cảm thấy áy náy trước mọi người.
Sau khi lễ mừng thọ kết thúc, bố ngồi nhiều cũng quá mệt mỏi, tôi đưa ông vào phòng và mang luôn thùng phong bì đi cùng. Bởi các anh chị ra đường tiễn khách, tôi sợ để ngoài sân, không có người trông coi sẽ mất.
Năm nay, bố tôi tròn 80 tuổi, các anh muốn tổ chức mừng thọ linh đình cho ông. (Ảnh minh họa)
Chưa kịp cất thùng phong bì đi thì chị dâu cả đã đứng chặn trước cửa và nói:
“Trong thùng đó là toàn phong bì của anh chị, của em chắc không có ai đâu nên không có quyền chạm vào đó”.
Tôi thắc mắc:
“Nếu không có bố ngồi cả ngày ngoài sân để mọi người đến chúc thọ thì anh chị cũng chẳng có đồng tiền nào. Em nghĩ số tiền này nên cưa đôi, bố một nửa, các anh chị một nửa mới hợp lý. Bố có tuổi, ốm đau bệnh tật liên miên, vài trăm nghìn tiền trợ cấp tuổi già không đủ sống, đã đến lúc các anh chị góp tiền nuôi bố”.
Anh trai thứ 2 nghe thấy cuộc nói chuyện của chúng tôi, anh bất ngờ triệu tập cuộc họp gia đình. Lúc đầu các chị dâu muốn giành lấy hết tiền và không muốn bỏ ra nuôi bố nhưng thật may các anh tôi vẫn còn chút hiếu thảo nên quyết định chia theo tỷ lệ phần trăm.
Mỗi người để lại một nửa số tiền nhận được trong lễ mừng thọ. Số tiền mà bố tôi nhận được là 300 triệu. Vậy là từ nay trở đi, bố đã có một khoản tiền dưỡng già. Vợ chồng tôi an tâm chăm sóc sức khỏe cho ông rồi.