Vì nhà bếp là khu vực dính nhiều dầu mỡ nhất trong nhà nên việc vệ sinh nhà bếp khá khó khăn. Nếu mặt bàn bếp bằng đá, với những vết bẩn cứng đầu, rất khó để làm sạch chúng.
Có nhiều loại chất liệu được sử dụng làm mặt bàn bếp. Trước đây, rất nhiều gia đình chọn làm mặt bàn bếp bằng đá, nhưng nó khá dễ bị trầy xước và biến đổi màu sắc nên ngày càng ít người sử dụng. Thay vào đó, mặt bàn bếp bằng inox được khá nhiều người ưa chuộng.
1. Tại sao mặt bàn inox lại được ưa chuộng đến vậy?
- Tích hợp với bồn rửa
Như chúng ta đã biết, vì inox có khả năng hàn nối nên khi lắp đặt, nó có thể được tích hợp với bồn rửa tạo thành một khối liền mạch. Điều này không chỉ giúp căn bếp gọn gàn, đồng bộ mà còn trách được vấn đề nước tích tụ xung quanh bồn rửa – nơi dễ bị bẩn và vi khuẩn sinh sôi.
Ngoài ra, bạn cũng không cần lo bồn rửa bị rơi, vỡ như khi dùng mặt bếp đá.
- Khả năng chịu nhiệt cao
Bản thân chất liệu inox có khả năng chịu nhiệt độ cao. Ngay cả khi lắp đặt bếp gas âm trên mặt bàn, bạn cũng không phải lo lắng về việc nứt vỡ mặt bàn ở nhiệt độ cao.
Mặc dù các vật liệu làm mặt bàn khác trên thị trường cũng có khả năng chịu nhiệt độ cao, nhưng so với mặt bàn bằng gỗ nguyên khối và acrylic, mặt bàn bằng inox rõ ràng là an tâm hơn hẳn.
- Chống mài mòn, chống trầy xước tốt
Mặt bàn inox cũng có khả năng chống mài mòn và chống trầy xước. Tuy nhiên, nếu bạn quen lau chùi bằng cọ sắt thì một số mặt bàn inox kém chất lượng vẫn sẽ dễ bị trầy xước.
Tất nhiên, khi lau chùi bằng cọ sắt thì không chỉ mặt bàn inox mà cả mặt bàn làm bằng vật liệu khác cũng sẽ bị trầy xước.
- Không bị nấm mốc
Dù là mặt bàn bằng đá thạch anh hay mặt bàn bằng đá phiến thì những khoảng trống đều phải được lấp đầy bằng keo. Vì vậy, theo thời gian keo trám sẽ bị mốc, ố vàng và rất khó bảo trì.
Nhiều người cho rằng, bây giờ có keo chống nấm mốc thì lo gì về vấn đề đó. Trên thực tế, keo chống nấm mốc chỉ có thể ngăn chặn nấm mốc ở một mức độ nhất định. Nếu bạn không lau chùi, giữ mặt bàn bếp khô ráo hàng ngày, nấm mốc vẫn sẽ xuất hiện theo thời gian.
Mặt bàn inox không dùng keo nên đương nhiên sẽ không bị ẩm mốc.
- Dễ lau chùi
Vì nhà bếp là khu vực dính nhiều dầu mỡ nhất trong nhà nên việc vệ sinh nhà bếp khá khó khăn. Nếu mặt bàn bếp bằng đá, với những vết bẩn cứng đầu, rất khó để làm sạch chúng. Nếu sử dụng chất tẩy rửa không đúng cách, mặt bàn sẽ bị đổi màu.
Nhưng nếu là mặt bàn inox thì bạn cần phải lo lắng về vấn đề này. Ngay cả khi không sử dụng chất tẩy rửa trong việc lau chùi hàng ngày, bạn vẫn có thể lau sạch và giữ cho mặt bàn luôn sáng bóng như mới.
- Tương đối thân thiện với môi trường
Cho dù đó là mặt bàn bằng đá hay bằng gỗ nguyên khối thì đều có những vấn đề về môi trường. Mặt bếp bằng đá có thể gây phóng xạ, còn gỗ thường chứa formaldehyde.
Đối với những gia đình quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, mặt bàn inox rõ ràng là lựa chọn tối ưu.
Không những vậy, mặt bàn bếp inox còn có tuổi thọ lâu dài, không cần lo lắng về các vấn đề như sứt mẻ, vỡ, khiến chúng trở nên thiết thực hơn.
2. Lựa chọn mặt bàn bếp inox như thế nào?
Cũng giống như các loại vật liệu khác, inox cũng có loại tốt và loại kém. Khi dùng cho mặt bàn bếp, inoxx được chia thành 2 loại chính là loại đặc và loại có lớp lõi bên trong.
Ngoài ra, mặt bàn bếp còn có nhiều kiểu hoàn thiện bề mặt khác nhau như: vân xước, bóng ngọc trai, họa tiết kim cương, bề mặt mịn và thép titan. Mỗi loại mang lại một vẻ đẹp và phong cách khác nhau. Nhưng tựu chung, khi chọn mua bàn bếp inox, bạn nên tuân theo 2 quy tắc sau:
- Nên chọn mặt bàn đặc hay còn gọi là inox nguyên chất, có độ dày dao động từ 5/6/8/10mm. Càng dày thì càng bền.
- Sử dụng mặt bàn có lớp lõi bên trong. Lớp lõi bên trong thường là ván ép nhiều lớp hoặc tấm nhôm lớn, vì loại này có tỷ lệ giá thành hợp lý và chất lượng ổn.