Những đôi giày đang dần tuyệt chủng vì sự kỳ quái của nó.
Những đôi giày ngày nay có một bề dày lịch sử rất lâu đời, nó xuất hiện từ năm 8000 trước công nguyên. Với con số ấn tượng này, thế giới của giày dép cũng đã trải qua rất nhiều biến cố, thăng trầm với nhiều trào lưu kiểu dáng đa dạng. Trong đó có những sáng tạo thành công được yêu thích cho đến ngày nay nhưng cũng có những thiết kế bị xem là thảm họa kiểu dáng.
Và dưới đây là 10 kiểu giày như thế trong lịch sử tồn tại của những đôi giày:
10. Guốc Okobo
Xuất hiện tại Nhật Bản vào thế kỷ thứ 18 - Ngày nay
Trong những năm 70, xã hội Nhật Bản xuất hiện rất nhiều hình ảnh những cô nàng Maiko, Geisha bước đi trên những đôi quốc gỗ có tên Okobo. (Maiko, Geisha tên gọi để chỉ những cô gái làm nghề múa hát, đánh đàn trong các quán Ochaya ở những khu phố gọi là Hanamachi ở Kyoto). Đặc trưng của kiểu guốc này là làm từ gỗ và có chiều cao khá khủng. Chúng được sử dụng không chỉ với mục đích thời trang mà còn vì những lý do rất thực tế. Những bộ kimono thời bấy giờ thường được may dài trùm gót và nhờ chiều cao của Okobo mà các cô gái có thể giữ sạch sẽ cho bộ cánh đắt tiền này. Okobo thường được đúc rất tự nhiên và thậm chí còn không quét véc ni. Nhưng trong mua hè các cô gái Maiko thường đi guốc okobo sơn mài màu đen. Độ dài của một đôi Okobo thường là 14cm, đế rỗng tạo nên một âm thanh rất đặc biệt khi bước đi. Và từ Oboko chính là từ để chỉ âm thanh lạ tai đó. Phần quai của Okobo có hình chữ A-V, màu sắc của nó phụ thuộc vào địa vị của các nàng Maiko. Ví dụ như, một nàng Maiko mới vào nghề sẽ đi màu đỏ, trong khi đó những cô gái có thâm niên sẽ đi một đôi Okobo có quai dép màu vàng.
9. Giày cao gót dành cho nam giới
Xuất hiện tại Châu Âu, những năm 1700
Giày và tất dành cho nam giới rất phổ biến vào những năm 1700 khi chiếc áo khoác dáng dài và quần ống túm trở thành xu hướng khiến cho vóc dáng của nam giới nhỏ con hơn. Vì thế thời điểm đó, nam giới bắt đầu có nhu cầu mặc những trang phục đôn dáng cao hơn và những đôi giày cao gót bắt đầu ra đời. Vua Louis XIV là người khởi xướng cho trào lưu này với đôi giày cao gót đế đỏ. Và nó đã được copy nhanh chóng. Giày cao gót dành cho nam giới thời điểm đó còn được trang trí rất bắt mắt với ruy băng, nơ hoa hồng và móc khóa kim loại.
8. Guốc Kabkabs
Xuất hiện tại Li Băng, từ thế kỷ 14-17
Những đôi cà kheo gỗ, dập đinh tán bạc có tên gọi là 'Kabkabs' hay 'Nalins' rất phổ biến ở vùng Trung Đông từ thế kỷ 14-17. Chúng xuất hiện với một tác dụng rất thực tế là bảo vệ đôi chân và quần áo khỏi bụi bẩn, bùn đường lầy lội, nhà tắm ẩm ướt. Những đôi kabkabs của phụ nữ tầng lớp quý tộc thường được khảm với chất liệu đắt đỏ như ngọc trai hay xà cừ. Chúng cao tầm 5-7cm và phần dây đai được làm bằng da, tơ lụa hoặc nhung. Cũng giống như guốc gỗ Okobo Nhật Bản, cái tên Kabkabs xuất phát từ âm thanh phát ra từ đôi cà kheo mỗi khi bước đi. Cho những dịp đặc biệt như đám cưới, Kabkabs hoàn toàn được bao phủ bằng bạc trang trí hoặc trang sức bạc. Kabkabs sử dụng trong nhà tắm thường có thiết kế rất đơn giản, đôi khi chỉ được khắc một vài họa tiết nhỏ ở đế và dây đai bằng da.
7. Giày tết từ vỏ cây Bạch Dương
Xuất hiện tại Phần Lan, giữa thể kỷ 20
Trong nửa đầu thế kỷ 20, phụ nữ Phần Lan thường mang những đôi giày làm từ vỏ cây với phần ống quần được nhét vào phía trong. Những đôi giày này được sử dụng như một chiếc ủng để bảo vệ đôi chân khỏi mưa, bùn và tuyết. Chất liệu sử dụng phổ biến nhất là vỏ cây Bạch Dương nhưng cũng có thể là vỏ cây Bồ, cây Đoan. Na Uy, Thụy Điển và Nga là những nước có những kiểu giày đặc trưng này. Tuổi thọ của những đôi giày này chỉ khoảng 1 tuần.
6. Guốc Chopines
Xuất hiện tại Italy, từ 1580 - 1620
Ngày nay chỉ còn một số lượng rất ít những đôi giày Chopines bản gốc được trưng bày trong bảo tàng. Giày Chopines xuất hiện từ thời kỳ phục hưng nhưng chúng vẫn là sự lựa chọn yêu thích của phụ nữ Italy đầu thế kỷ 17. Giống như guốc gỗ Okobo, Chopines có một ứng dụng rất thực tế, mục đích chính của chúng là làm cho người mặc nổi bật với chiều cao khủng. Có những đôi Chopines được thiết kế cao đến 18cm và được thiết kế rất lộng lẫy và cực đắt tền. Những đôi giày này thường được làm từ gỗ hoặc bao phủ bằng vải nhung hoặc tơ lụa. Chúng được trang trí bằng vải ren bạc, đinh bấm và tua rua lụa sang trọng. Tuy nhiên có một thiệt thòi rằng Chopines hiếm khi được lộ diện bởi phụ nữ thời điểm đó thường mặc những bộ váy dài trùm chân.
5. Giày không gót
Xuất hiện năm 2007
Đôi giày không gót đầu tiên được xuất hiện tại sàn diên thời trang của Antonio Berardi vào năm 2007 và được ứng dụng đầu tiên vào năm 2008 bởi ngôi sao nổi tiếng Victoria Beckham. Mặc dù chúng có kiểu dáng hơi kỳ quái và không thoải mái nhưng theo cha đẻ của nó, Antonio Berardi , thì nó không hề tạo nên cảm giác đau đớn nào: 'Chúng hoàn toàn tạo sự thăng bằng. Khi bạn chọn một đôi giày vừa chân chúng sẽ mang đến cảm giác như khi bước đi trên đôi giày bình thường'. Nhưng theo các chuyên gia y học thì kiểu giày này có thể dẫn đến những tổn thương vĩnh viễn tới đầu gối, bàn chân và cột sống nếu đi thường xuyên.
4. Xăng đan Padukas
Xuất hiện tại Ấn Độ, những năm 1700
Padukas là tên một kiểu giày lâu đời nhất trong lịch sử Ấn Độ. Chúng có thiết kế vô cùng đơn giản chỉ với một chiếc đế và một chiếc núm tròn để kẹp giữa ngón chân cái và ngón thứ 2. Padukas thường được làm từ bạc, gỗ, sắt và thậm chí là ngà voi. Đặc biệt có một loại guốc Padukas đinh nhọn được sử dụng trong thuật khổ dâm. Khổ dâm là hình thức làm hài lòng sự kích thích tình dục bằng tác động đau đớn xuống cơ thể. Khi đau đớn kéo dài 20-40, cơ thể bắt đầu sinh ra một loại hóa chất dạng như thuốc phiện để làm giảm cảm giác đau đớn. Sự giải phóng của những hóa chất giúp gây mê, phấn khích, say đắm làm tăng cường độ nhạy cảm tình dục. Những đôi padukas đinh nhọn thường được đi bởi những thánh nhân theo đạo Hindu hay người mộ đạo.
3. Giày cưới bằng gỗ
Xuất hiện tại Pháp, cuối thế kỷ 19
Thung lũng Beth Valley , nam thành phố Saint Girons, nước Pháp là vùng xuất hiện kiểu giày cưới cao nhọn này. Nó xuất hiện vào thế kỷ thứ 9 khi những người dân địa phương chiếm đóng được một doanh trai của quân xâm lược Moorish đã bắt cóc những cô gái trong làng. Trong buổi lễ ăn mừng chiến thắng, người dân đã phần mũi nhọn của những đôi quốc đang đi để đâm vào trái tim của kẻ thù. Kiểu quốc gỗ này được làm từ thân cây óc chó với phần đế hình chữ nhật. Sau đó, đàn ông trong làng đã dùng những đôi guốc gỗ này làm quà cưới cho người vợ tương lại của mình. Người ta nói rằng, mũi giày càng cao thì tình yêu của họ dành cho người yêu cũng cao như thế.
2. Boot ba lê
Xuất hiện từ năm 1980 đến nay
Boot ba lê là một phong cách hiện đại của giày dép. Ban đầu chúng xuất hiện như một đôi giày nghệ thuật, để trưng bày nhưng dần dần lại được sử dụng phổ biến trong thời trang hàng ngày, đặc biệt là tại Nhật Bản. Kiểu giày này là sự kết hợp giữa giày múa ba lê với giày cao gót. Boot ba lê phổ biến lần đầu tiên vào những năm 1980 và hiện tại nó được sử dụng và bán rất rộng rãi. Tuy nhiên kiểu giày này không nên sử dụng trong thời gian dài và thường xuyên vì chúng có thể gây tổn thương cho đôi chân của bạn.
1. Giày sen
Xuất hiện tại Trung Quốc, từ thế kỷ thứ 10 đến 2009
Người Trung Quốc cổ xưa thường có tục lệ bó chân nhỏ lại, để trông giống như một bông hoa sen. Tục bó chân vẫn tồn tại ở Trung Quốc cho đến tận thế kỉ 20. Mãi đến năm 1991, tập tục này mới được bãi bỏ hoàn toàn. Và những đôi giày sen được ra đời để phù hợp với những đôi chân nhỏ nhắn của người phụ nữ thời bấy giờ.