Chiếc đồng hồ không chỉ dừng lại ở việc xem giờ mà còn có nhiều ý nghĩa thời trang lẫn ẩn ý khác trong chuyến bay của các tiếp viên hàng không.
Tiếp viên hàng không là một trong những nghề luôn được nhiều cô gái cũng như chàng trai mơ ước và ngưỡng mộ. Công việc này không hề đơn giản như nhiều người vẫn thường nghĩ, bởi để có được một chuyến bay thành công, các tiếp viên hàng không phải chuẩn bị rất nhiều thứ. Chúng thường được sắp xếp trong chiếc vali nhỏ kéo theo và đựng rất nhiều items phục vụ cho công việc. Trong đó có một hoặc nhiều chiếc bút có công dụng đặc biệt hay là chiếc đồng hồ đeo theo.
Song chiếc đồng hồ này có phải chỉ được dùng với chức năng để xem giờ không?
Một người trong nghề bí mật đã tiết lộ, yêu cầu về chiếc đồng hồ đeo tay của mỗi tiếp viên cũng có một số gạch đầu dòng nhất định. Về kiểu dáng, tiếp viên phải đeo những chiếc đồng hồ đơn giản để thuận tiện cho công việc phục vụ khách hàng. Dây đeo thường phải được làm bằng chất liệu inox hoặc dây da màu đen. Mặt đồng hồ cũng có quy định không quá to, phải có kim chỉ giây và vạch chỉ giờ rõ ràng. Phong cách đồng hồ phải thực sự truyền thống không quá xa xỉ và bắt mắt.
Đường kính đồng hồ của các tiếp viên không vượt quá 3 cm hay dây da mang những tông màu trầm như nâu, đen hoặc kim loại bạc, trắng, xám.
Khi lên máy bay, các thiết bị điện tử bị hạn chế trên máy bay, có chiếc đồng hồ trong tay thì tiếp viên hàng không sẽ giải đáp thắc mắc thời gian dễ dàng hơn. Họ cần nắm bắt chính xác mọi mốc thời gian từ cất cánh cho tới hạ cánh, hoặc sự cố ngoài ý muốn xảy ra trên máy bay (khách hung hãn, có người phải cấp cứu...), từ đó ghi chép lại trong nhật ký chuyến bay để báo cáo với cơ quan chức năng. Cuối chuyến bay, tiếp viên trưởng thường sẽ có câu thông báo quen thuộc "Giờ địa phương đang là...", thông tin ấy chính xác cũng nhờ vào chiếc đồng hồ.
Chiếc đồng hồ còn như một món đồ thể hiện đẳng cấp, danh giá của người đeo nó.
Các tiếp viên hàng không ngày nay thường là các cô gái trẻ tài năng. Chiếc đồng hồ không chỉ đơn giản được mua chọn lung tung mà còn rất hiện đại, thời thượng. Item này thường được chọn sao cho phù hợp với đồng phục của các cô gái, đồng thời cũng phần nào thể hiện sự cao quý, tôn trọng đối với nghề của các tiếp viên. Thời trang công sở của các tiếp viên thường là đồng phục, do đó, món đồ khiến họ trở nên nổi bật, khác biệt thường là các món phụ kiện.
Phụ kiện đính kèm của các cô tiếp viên không được quá màu mè, lòe loẹt mà phải thanh lịch. Do đó, chúng thường là form đồng hồ nhỏ nhắn nhưng được nhấn nhá bởi giá trị xa xỉ, thương hiệu đắt đỏ.
Lựa chọn phụ kiện đính kèm nếu quá lòe loẹt sẽ vi phạm quy định của nghề tiếp viên mà còn không gây được thiện cảm đối với khách bay. Do đó, đeo đồng hồ thoạt nghe thì đơn giản song lại vẫn tôn lên bản sắc cá nhân, chỉ cần biết chọn kiểu dáng phù hợp với giới tính.
Cuối cùng, các tiếp viên khởi hành tin rằng họ đều chọn mua đồng hồ đắt tiền và cao cấp vì công việc của họ đòi hỏi thời gian phải chính xác. Có một số đồng hồ thông thường, có thể chậm hơn một vài giây hoặc nhanh hơn một vài giây bất kỳ lúc nào. Vì vậy, họ phải mua đồng hồ tốt, để đảm bảo an toàn cho hành khách đi máy bay. Mặt khác, có người lại bộc bạch, mua đồng hồ đắt tiền sẽ giúp họ có thể bán lại với giá tốt khi không còn thích kiểu mẫu ấy nữa.
Song cũng có 1 số trường hợp tiết lộ, giữa các đồng nghiệp với nhau, nếu họ đeo đồng hồ chất lượng nhưng tới từ thương hiệu "kín tiếng" hơn sẽ bớt bị soi mói.
Chị Ngọc Hà (26 tuổi) - tiếp viên hàng không của hãng bay nổi tiếng tại Việt Nam đang trong quá trình nghỉ sinh còn cho biết: "Đeo đồng hồ là bắt buộc trong quy định đồng phục, vì công việc của tiếp viên hàng không đòi hỏi chuẩn chỉ về mặt thời gian. Mà đã là đồng phục, sử dụng hằng ngày nên một số người mới đi làm không trưng loại quá đắt tiền.
Thậm chí có lúc bọn mình còn dùng đồng hồ điện tử trị giá chỉ vài trăm nghìn. Các tiếp viên trưởng, tiếp viên hạng thương gia thường xuyên tiếp xúc với khách hàng có địa vị xã hội, khách vip lại dùng đồng hồ hiệu thường xuyên hơn. Việc này coi như là cách để nâng tầm hình ảnh của mình trong mắt khách hàng."
Anh Quý Nghĩa (27 tuổi) - tiếp viên hàng không của hãng bay phân khúc giá rẻ lại bộc bạch: "Tuỳ theo điều kiện kinh tế của mỗi người mà các tiếp viên sẽ có sự lựa chọn khác nhau. Tuy nhiên, với cánh mày râu chúng mình đi làm thì đồng hồ dây da không phải sự lựa chọn. Tiếp viên nam thường phụ bê vali cho khách và chảy mồ hôi nhiều nên đeo quai da rất nhanh hỏng. Do đó, tụi mình thường chọn quai kim loại."
Ngoài ra, việc mang đồng hồ theo các nguyên tắc trên chỉ là lý thuyết và tiếp viên hàng không vẫn có thể thay đổi để phù hợp với yêu cầu riêng của hãng.
Việc đeo đồng hồ và thường xuyên check thời gian cũng có thể giúp các tiếp viên nữ tránh được những vị khách phiền toái.