Loãng xương được xem như một “sát thủ thầm lặng” nguy hiểm. Khi các dấu hiệu của bệnh được phát hiện thì khối lượng xương bị mất có thể lên tới 30% hoặc bệnh đã nặng. Trên thế giới, cứ 3 người phụ nữ sau tuổi 50 thì có một 1 người bị loãng xương, mỗi 3s lại có một người bị gãy xương do loãng xương.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, loãng xương là nguyên nhân đứng thứ 2 của các triệu chứng bệnh tật chỉ sau bệnh tim mạch. Ở Châu Á, có khoảng 20% phụ nữ sống chung với bệnh loãng xương và 53% có mật độ xương thấp. Theo hội nghị loãng xương toàn quốc tháng 7 năm 2013, khoảng 2,8 triêu người Việt Nam bị loãng xương trong đó nữ giới chiếm 76% Đến năm 2020, con số loãng xương có thể lên tới 4,5 triệu người, một con số đáng báo động. Loãng xương không loại trừ một ai nhưng thường gặp nhất là phụ nữ, đặc biệt ở độ tuổi mãn kinh.
Đa số phụ nữ sau 40 tuổi đều bị loãng xương do thiếu canxi
Hậu quả nghiêm trọng của loãng xương
Giảm mật độ xương và loãng xương là một bệnh mạn tính kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, âm thầm, không gây đau đớn nên người bệnh không để ý đến. Hầu hết các trường hợp trong các giai đoạn đầu không có triệu chứng gì đặc biệt ngoài một số dấu hiệu mệt mỏi, ăn uống kém, nhức xương không thường xuyên. Càng về sau, sự thiếu hụt canxi càng gia tăng làm cho xương xuống cấp nghiêm trọng (loãng, xốp xương) thì các triệu chứng đau nhức xương rõ rệt hơn. Đau nhức xương và các khớp xương thường rõ nhất vào ban đêm. Ngoài đau nhức xương, mệt mỏi thì một số triệu chứng khác như chuột rút cũng thường xuất hiện ở những người loãng xương. Khi bị loãng xương, nếu có một lực tác động mạnh, chấn thương như ngã, gập chân, trượt chân.. thì sẽ xuất hiện gãy, lún cột sống, gãy cổ xương đùi, xương cẳng chân, xương cẳng tay, nó cũng là nguyên nhân gây các bệnh lý như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm. Loại xương nào cũng có thể bị loãng nhưng những loại thường bị chịu lực tác động nhiều nhất sẽ để lại hậu quả xấu hơn cả.
Thống kê ở các nước phát triển, có đến 20% người có tuổi bị gãy cổ xương đùi sẽ tử vong trong vòng 6 tháng đầu.
Ba khoáng chất giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị loãng xương hiệu quả
Canxi từ thiên nhiên tảo biển: Trên 90 % canxi trên thị trường thế giới được lấy ra từ đá hay đá vôi được gọi chung là canxi đá chẳng hạn như canxi carbonate (CaCO3), canxi citrate. Nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng canxi có nguồn gốc từ thiên nhiên như thực phẩm, thực vật (canxi hữu cơ) sẽ hiệu quả và an toàn hơn so với canxi đá (canxi vô cơ). Canxi thiên nhiên từ tảo biển có bản chất xốp nên làm tăng diện tích tiếp xúc giúp canxi hòa tan nhanh và hấp thu nhanh. Đặc biệt, canxi từ tảo biển không gây nóng trong người, không gây táo bón, không gây nhồi máu cơ tim và có thể uống vào buổi tối.
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại trường Harvard (theo AlgeaCal)
Vitamin K2 (dạng MK-7) : Trong các dạng của vitamin K, vitamin K2 là quan trọng nhất cho sức khỏe của xương. Vitamin K2 được chia thành nhiều loại như MK-4, MK-7 và vài dạng khác. Vitamin K2 giúp hoạt hóa Osteocalcin – một protein có chức năng mang canxi gắn vào xương. Đây được xem là vitamin “dẫn đường” của canxi, giúp canxi tới đúng nơi cần thiết, qua đó bổ sung canxi vào đúng nơi đang bị thiếu, giúp tăng mật độ canxi trong xương, giúp xương chắc khỏe hơn. Không có Vitamin K2 thì bổ sung canxi nhiều cũng thành vô nghĩa. (xem thêm tại đây)
Nên chọn các sản phẩm bổ sung Vitamin K2 dạng MK7 thay vì Mk4 vì Mk7 tác dụng gấp MK4 đến 1000 lần (theo nghiên cứu của AlgeaCal)
Vitamin D3: còn gọi là cholecalciferol, kết tinh trong da từ chất 7-dehydrocholesterol, dưới ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời. Vitamin D3 giúp tăng tổng hợp protein Osteocalcin vận chuyển canxi từ thực phẩm qua thành ruột đi vào máu để đến xương (nhưng phải có vitamin K2 mới kích hoạt được tính năng gắn canxi vào xương của Osteocalcin). Khi có đủ vitamin D3, cơ thể có thể hấp thụ tới 30% lượng canxi từ thực phẩm.
Ngoài các khoáng chất trên, để tránh nguy cơ loãng xương, những người sau tuổi 30, đặc biệt là phụ nữ nên đi khám bệnh về xương khớp ở các cơ sở y tế để xét nghiệm cận lâm sàng đánh giá mật độ của xương và tình trạng của xương. Việc phát hiện sớm và điều trị ngay từ đầu là việc làm rất có ý nghĩa để phòng bệnh loãng xương và ngăn ngừa gãy xương.
|