Mách mẹ cách ngăn chặn bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ

Ngày 20/12/2016 08:00 AM (GMT+7)

Viêm phế quản phổi là bệnh hô hấp trẻ hay mắc vào mùa đông, thường khởi phát bởi các triệu chứng tương tự bệnh cảm cúm. Nếu không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả và kịp thời, bệnh có thể diễn tiến nặng hoặc tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ, thậm chí tử vong.

Do hệ miễn dịch phát triển chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu nên trẻ nhỏ rất hay mắc viêm phế quản phổi, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, đẻ non, suy dinh dưỡng, thiếu cân, cơ địa dị ứng, mắc các bệnh mãn tính... Bệnh cũng hay xảy ra hơn vào mùa đông khi mà các chủng virus gây bệnh hô hấp có điều kiện gia tăng mạnh. Theo thống kê của Chương trình phòng chống viêm phổi, trẻ em đi khám vì các triệu chứng liên quan đến viêm phế quản phổi chiếm gần 40% ở các bệnh viện. Viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong với tỷ lệ chiếm 75% trong các bệnh hô hấp cấp tính và chiếm 30 – 40% so với tỷ lệ tử vong chung.

Mách mẹ cách ngăn chặn bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ - 1

Cách phát hiện bé bị viêm phế quản phổi

Cha mẹ hoàn toàn có thể nhận biết các triệu chứng bệnh ở bé để có biện pháp xử trí kịp thời, ngăn chặn bệnh tiến triển cũng như đề phòng bệnh tái phát. Triệu chứng bệnh được chia ra làm hai giai đoạn: khởi phát và toàn phát.

Giai đoạn khởi phát: có hai dạng triệu chứng chính:

- Khởi phát từ từ: Thường khó phát hiện và hay nhầm sang các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp khác. Trẻ thường có các biểu hiện sốt nhẹ, ho khan, hắt hơi, ngạt mũi và quấy khóc. Vì triệu chứng ban đầu thường nhẹ nên bố mẹ thường hay chủ quan, tự theo dõi tại nhà hoặc tự mua thuốc điều trị. Lưu ý rằng, khởi phát viêm phế quản phổi thường do virus nên dùng kháng sinh cho trẻ lúc này là không hiệu quả.

- Khởi phát đột ngột: thường được phát hiện và đưa đi khám sớm do các triệu chứng khá rõ ràng. Trẻ sốt cao, khó thở, tím tái và kèm theo một số rối loạn tiêu hóa như chán ăn, nôn trớ, chướng bụng, tiêu chảy.

Giai đoạn toàn phát: Nếu trẻ không được điều trị kịp thời vào giai đoạn khởi phát thì sẽ diễn biến đến giai đoạn toàn phát. Trẻ sốt rất cao, thậm chí có thể lên đến 40 độ C, ít đáp ứng với thuốc hạ sốt, có thể li bì, co giật, thậm chí hôn mê nếu không hạ sốt kịp thời.           Hoặc trẻ có biểu hiện ho dữ dội và liên tục, ho co thắt, có thể xuất tiết đờm, chảy mũi đặc và vàng. Ngoài ra, có các triệu chứng khác như trẻ khó thở, tím tái, rối loạn tiêu hóa.

Điều trị bệnh viêm phế quản phổi và ngăn chặn bệnh tái phát               

Việc điều trị viêm phế quản phổi ở trẻ nhỏ phụ thuộc vào từng nguyên nhân và mức độ nặng, vừa hay nhẹ của từng trẻ. Kết quả điều trị sẽ tốt hơn nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị đúng. Trường hợp không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có diễn biến nhanh và dễ gây tử vong. Bởi vậy, khi thấy trẻ có các dấu hiệu của bệnh cần đưa đến cơ sở y tế để khám và điều trị.

Những trường hợp viêm phế quản nhẹ, không có biến chứng, không có yếu tố nguy cơ thì có thể được chăm sóc tại nhà. Khi đó, cần tiếp tục cho trẻ bú và ăn uống đầy đủ. Cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh thiếu nước. Cần làm thông thoáng mũi cho trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn và bú tốt hơn. Có thể nhỏ mũi 2 - 3 giọt nước muối sinh lý sau đó làm sạch mũi cho trẻ. Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc. Tránh khói thuốc lá vì có thể làm bệnh của trẻ nặng hơn và dễ bị hen sau này. Những trẻ có dấu hiệu sau cần được nhập viện sớm: khó thở, bú kém, tím tái; có biến chứng suy hô hấp,…

Mách mẹ cách ngăn chặn bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ - 2

Tăng cường miễn dịch “trực tiếp” giúp trẻ nhanh khỏi bệnh, giảm tái phát bệnh đường hô hấp: đây là biện pháp chăm sóc sức khỏe thường xuyên để tăng cường sức chống chọi với các loại bệnh, đặc biệt là bệnh đường hô hấp cho trẻ. Tăng cường miễn dịch “trực tiếp” là cách tác động lên hệ miễn dịch tế bào và kháng thể miễn dịch của trẻ, giúp hệ miễn dịch non yếu của trẻ tăng cường hoạt động hiệu quả hơn. Một trong những hoạt chất giúp tăng cường miễn dịch “trực tiếp” hiệu quả và an toàn cho trẻ được biết đến hiện nay là nhóm chất Betaglucan. Trong nhóm Betaglucan này, chất Beta (1.3/1.6)-D-Glucan được xem là chất có hoạt lực tăng cường miễn dịch mạnh nhất. Beta (1.3/1.6)-D-Glucan kích thích miễn dịch của cơ thể trẻ thông qua hệ miễn dịch đường ruột, làm tăng cường hoạt động của tế bào bạch cầu và kháng thể để chống chọi với tác nhân gây bệnh. Chất này được khoa học chứng minh làm giảm đáng kể tần sất viêm nhiễm đường hô hấp ở trẻ và nhanh nhóng phục hồi sức khỏe của trẻ đang ốm. Cha mẹ có thể bổ sung chất tăng sức đề kháng này cho trẻ trong thời điểm trẻ bị bệnh để trẻ nhanh hồi phục và giảm tái phát lần sau.

Mách mẹ cách ngăn chặn bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ - 3

Chứa beta (1.3/1.6)-D-Glucan hàm lượng cao dạng siro, được bào chế và sản xuất trên công nghệ hiện đại ở Châu Âu, Imunoglukan® chính là giải pháp giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả cho trẻ em, bảo vệ trẻ em khỏi các tác nhân gây bệnh, giúp trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh hô hấp, đặc biệt giúp trẻ đang ốm nhanh hồi phục, giảm biến chứng và tái phát bệnh lần sau. Imunoglukan được chứng minh lâm sàng về hiệu quả, an toàn trên trẻ nhỏ và đã được tin dùng tại hơn 30 quốc gia trên thế giới.

Website:http://imunoglukan.vn;  Facebook   : ImunoglukanVN;

Sản phẩm được nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam bởi Công ty CP Tập đoàn Dược phẩm và Thương mại SOHACO

Số 5- Láng Hạ - Phường Thành Công – Quận Ba Đình – Hà Nội

Dược sĩ tư vấn: 094 240 8866

Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Nguồn: [Tên nguồn].