Những "lâu đài tình ái" xây trong sương mù của cựu hoàng Bảo Đại

Ngày 25/03/2021 21:36 PM (GMT+7)

Sau một ca phẫu thuật tim không thành công, "thứ phi" Mộng Điệp đã qua đời tại Bệnh viện Saint Antonie Pháp ngày 26/6/2011, thọ 87 tuổi. Lễ cầu siêu cho "thứ phi" Mộng Điệp đã được tổ chức ngày 2/7 tại phủ Kiên Thái Vương ở Huế.

Trong những năm còn ở Việt Nam và gắn cuộc đời mình với cựu hoàng Bảo Đại, "thứ phi" Mộng Điệp có cả một quãng thời gian dài sống ở "hoàng triều cương thổ" (Tây Nguyên), đặc biệt là hai địa phương Đà Lạt và Buôn Ma Thuột (Lâm Đồng và Đắc Lắc ngày nay). Tại Đà Lạt, cựu hoàng Bảo Đại dành tặng riêng cho "thứ phi" Mộng Điệp một ngôi biệt thự nay là nhà số 14, Hùng Vương, rất gần với dinh I - một trong 3 dinh thự rất nổi tiếng của cựu hoàng Bảo Đại trên xứ sở sương mù.

Những amp;#34;lâu đài tình áiamp;#34; xây trong sương mù của cựu hoàng Bảo Đại - 1

Bà Mộng Điệp.

Trong 3 dinh thự của riêng cựu hoàng Bảo Đại, dinh III là địa chỉ được nhiều người biết đến nhất với tên gọi là "biệt điện". Biệt điện Bảo Đại  được xây dựng vào năm 1933 và đến năm 1937 thì hoàn thành. Trước năm 1945, Bảo Đại chỉ  dùng dinh III làm nơi nghỉ mát và săn bắn vào dịp hè. Đến năm 1950, khi Bảo Đại lên làm quốc trưởng bù nhìn thì Quốc trưởng Bảo Đại dùng dinh III Đà Lạt làm nơi ở cho cả gia đình và đồng thời là nơi làm việc chính.

Dinh III Đà Lạt có đến một trung đoàn ngự lâm quân bảo vệ, một đoàn xe riêng phục vụ gọi là "công xa biệt điện" và có cả một đội máy bay riêng phục vụ Quốc trưởng. Biệt điện có hai tầng. Tầng dưới được cựu hoàng làm nơi hội họp, tiếp khách, yến tiệc… Trên lầu là nơi ngủ nghỉ của cựu hoàng Bảo Đại, của Hoàng hậu Nam Phương và của những người con Bảo Long (thái tử), Phương Mai, Phương Liên (công chúa), Bảo Thăng và Bảo Long (hoàng tử). Riêng Bảo Long là người được chọn kế nghiệp ngai vàng (từ 1939) nên trong phòng ngủ của thái tử được trang trí toàn màu vàng. Dưới một góc nhìn nào đó, biệt điện Bảo Đại còn là nơi gắn liền với tên tuổi của Hoàng hậu Nam Phương, người vợ chính thức của cựu hoàng Bảo Đại.

Từ biệt điện (dinh III), xuôi về hướng trung tâm TP Đà Lạt, trên một ngọn đồi thông xanh ngắt dọc theo trục đường Trần Phú - Trần Hưng Đạo - Hùng Vương là dinh II cũng khá nổi tiếng. Dinh II nằm trên một đồi thông cao 1.533m so với mực nước biển. Mặt chính của dinh nhìn ra đồi thông, mặt sau dinh nhìn xuống hồ Xuân Hương rất đẹp. Trong dinh II hiện vẫn còn một bức liễn khảm xà cừ khắc những bài thơ của các vua chúa, quần thần nổi tiếng thời Nguyễn, trong đó đặc biệt là những bài thơ của Vua Tự Đức.

Từ dinh II, dọc theo trục đường Trần Hưng Đạo - Hùng Vương, rẽ trái sang đường Trần Quang Diệu, đến một ngọn đồi cao, giữa bạt ngàn thông là dinh I, vốn là ngôi biệt thự sang trọng của một viên chức giàu có người Pháp tên là Robert Clément Bourgery. Nhà triệu phú người Pháp này cho xây dinh thự nói trên từ trước những năm 40 của thế kỷ trước. Nhận thấy dinh thự trên nằm ở một vị trí khá đắc địa nên chính phủ do Bảo Đại làm quốc trưởng đã mua lại dinh thự này và cho sửa sang lại toàn bộ.

Cùng với "thứ phi" Mộng Điệp, khi nói về những chuyện tình của Vua Bảo Đại liên quan đến quãng thời gian sống ở Đà Lạt, một trong những người được nhắc đến nhiều là bà Phi Ánh. Bà này cũng được vua mua tặng cho một ngôi biệt thự sang trọng nằm trên đường Quang Trung ngày nay. Biệt thự Phi Ánh là ngôi biệt thự đá có kiến trúc kiểu Tây Ban Nha duy nhất ở Đà Lạt từ trước đến nay; được xây dựng trong những năm 30 của thế kỷ XX.

Cuối những năm 40, cựu hoàng Bảo Đại mua lại để tặng cho "thứ phi" Phi Ánh. Biệt thự Phi Ánh gồm hai khối nhà nối liền nhau bằng một hành lang hình bán nguyệt với phần tường bên ngoài được xây dựng hoàn toàn bằng đá tự nhiên. Công trình này có điều "lạ" là tuy không to lớn nhưng nó có đến hàng trăm cửa sổ và cửa ra vào với rất nhiều kích cỡ và không cái nào trùng khớp cái nào. Trong quá trình sửa chữa biệt thự (năm 2007), trong lúc cọ rửa tường vách bằng nước có axit pha loãng, những người thợ đã phát hiện trên phần tường bên trong có đến 12 bức phù điêu hai mặt, kích thước các bức phù điêu này từ 40x40cm - 40x80cm đắp hình hoa sen cách điệu và hình chim thú lạ.

Bên trên tường phía trong nhà còn có 8 bức phù điêu khác được đặt liền nhau trông giống như những chiếc đồng hồ treo tường khi được cọ rửa thì hiện lên những hoa văn rất kỳ lạ. Nhiều kiến trúc sư, họa sĩ cho rằng nhìn tổng thể, phong cách nghệ thuật trên những bức phù điêu này lại mang dáng dấp hội họa Ấn Độ.

Bà Nguyễn Thị Phú là một trong số ít người đã sống tại biệt thự này sau năm 1975. Theo lời bà Phú kể thì vào năm 1982, chồng bà là ông Bùi Như Gôm bị điên, vào một đêm đang nằm ngủ (trong ngôi biệt thự Phi Ánh) thì bỗng mơ thấy một giấc mơ rất lạ. Dứt giấc mơ, ông vùng dậy vác cuốc chạy ra sau góc vườn trong khuôn viên biệt thự đào đào cuốc cuốc.

Tại vị trí có khe nước bẩn từ trong biệt thự chảy ra ấy, ông Gôm đã đào thấy hai bức tượng lạ. Sau khi chùi rửa sạch sẽ, ông Gôm đã bê hai bức tượng vào đặt bên trong nhà và châm nhang đèn. Một trong hai bức tượng đó là hình ảnh một người phụ nữ Chăm cao khoảng 1,2 m, đầu đội mũ hình 3 ngọn tháp, chân đeo 3 chiếc vòng có họa tiết đẹp…

Biệt thự mà Bảo Đại tặng riêng cho "thứ phi" Mộng Điệp tuy không nổi tiếng hay kỳ bí bằng những biệt điện, biệt thự khác từng gắn với tên tuổi  cựu  hoàng, nhưng đó cũng là một tòa kiến trúc đẹp nằm trong một khuôn viên đẹp.

Bà Mộng Điệp có tên đầy đủ là Bùi Mộng Điệp, sinh năm 1924, quê ở Bắc Ninh. Mặc dầu đã từng có chồng là bác sĩ Nguyễn Văn Phán, một người khá nổi tiếng ở Hà Nội lúc bấy giờ, có chung với vị bác sĩ  này một con trai nhưng với sắc đẹp trời phú và khả năng giao tiếp khéo léo, bà Mộng Điệp đã làm nên "tiếng sét ái tình" ngay lần gặp gỡ đầu tiên với cựu hoàng Bảo Đại. Họ gặp nhau khi "công dân Vĩnh Thụy" ra Hà Nội nhận chức Cố vấn tối cao của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trước khi đào tẩu sang Trung Quốc rồi sang Hồng Kông, cựu hoàng chung sống với bà Mộng Điệp tại căn hộ số 51 đường Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Tuy không xuất thân từ giới hoàng tộc và lại làm "dâu" nhà Nguyễn vào thời kỳ suy tàn nhưng "thứ phi" Mộng Điệp trước sau vẫn giữ cung cách của một "bà phi".

Những amp;#34;lâu đài tình áiamp;#34; xây trong sương mù của cựu hoàng Bảo Đại - 2

Biệt thự đá kiểu Tây Ban Nha do Bảo Đại mua tặng bà Phi Ánh.

Năm 1948, Bảo Đại được người Pháp đưa về nước làm Quốc trưởng Chính phủ Quốc gia. Năm 1949, ông đã cho đón bà Mộng Điệp lên Đà Lạt, sau đó lên Buôn Ma Thuột. Hai người sống chung với nhau tại Buôn Ma Thuột suốt 4 năm (1949-1953). Thời gian này họ sống khá hạnh phúc. "Thứ phi" tỏ ra khá tháo vát trong việc tổ chức đời sống gia đình. Bà lại là một phụ nữ khá tân thời, biết lái xe hơi, biết cưỡi voi, đi săn nên rất hợp với cựu hoàng đam mê săn bắn.

Trong quãng thời gian này, không chỉ chăm lo cho cựu hoàng chu tất mà "thứ phi" Mộng Điệp còn dành thời gian để về Huế thăm hỏi bà Từ Cung nên được đức Từ Cung rất yêu quý. Bà Từ Cung đã "ban phát mão áo" và cho phép thắp nhang lạy tổ tiên để bà Mộng Điệp trở thành "thứ phi" duy nhất bên cạnh chính phi Nam Phương hoàng hậu. Tuy nhiên, do lúc này, triều Nguyễn đã bị phế truất nên về mặt xã hội thì danh xưng "thứ phi" không còn tồn tại.

Ở  Pháp, tuy sống xa xôi nơi xứ người, lại sống cuộc sống khá cô độc nhưng trong phòng khách của ngôi nhà "thứ phi" Mộng Điệp ở quận 12 (Paris) lúc nào cũng được trang trí bức tranh lớn do một họa sĩ người Pháp vẽ Vua Bảo Đại khi ông mới lên ngôi cùng một số đồ cổ của triều Nguyễn. Đặc biệt, ở vị trí trung tâm của bàn thờ tổ tiên, "thứ phi" Mộng Điệp dành vị trí rất trang trọng để thờ bà Từ Cung - thân mẫu Vua Bảo Đại - và Vua Bảo Đại cùng hai người con trai của mình.

Bà Mộng Điệp là người còn lưu giữ khá nhiều tài liệu quý về cựu hoàng Bảo Đại. Vào những năm tháng cuối đời, "thứ phi" Mộng Điệp có mong ước được trở về sống ở quê hương để khi đi vào cõi vĩnh hằng sẽ được an táng gần lăng mộ đức Từ Cung tại Huế nhưng bởi nhiều lý do, mong ước của bà đã không trở thành hiện thực. Bà Mộng Điệp được mai táng tại nghĩa trang Thiais ở Paris - nơi có mộ phần của hai con trai của bà là Bảo Hoàng (1954 - 1955) và Bảo Sơn (1955 - 1987).

                                  Vụ lộ 79 đoạn clip nóng trong nhà nghỉ: 2 đối tượng khai gì?
(NLĐO)- Trần Văn Ninh và Nguyễn Thế Duy đã quay lén 79 đoạn clip "nóng" có hình ảnh các đôi nam nữ đang quan hệ tình cảm trong nhà nghỉ để tống tiền các nạn nhân.

Tin tức 24h

Theo Thi Hoàng
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h