Giao thừa là lễ cúng thiêng liêng và quan trọng chuyển giao từ năm cũ sang năm mới có ý nghĩa cả về phong thủy và tâm linh – cần chuẩn bị lễ cúng tươm tất để cả nhà năm mới khỏe mạnh, bình an, may mắn, sung túc… nhưng năm nay nên cúng Thái Tuế đón năm mới vào mùng 4 Tết.
Phong thủy sư Tam Nguyên hướng dẫn về Lễ khai xuân - Giao thừa, lễ Thái Tuế - Xuất hành
Theo Phong thủy sư Tam Nguyên, Giao thừa là lễ cúng thiêng liêng và quan trọng chuyển giao từ năm cũ sang năm mới có ý nghĩa cả về phong thủy và tâm linh. Do đó cần chuẩn bị lễ cúng tươm tất để cả năm khỏe mạnh, bình an, may mắn, sung túc…
Tiết Lập Xuân khởi ngày 4/2/2023 (dương lịch); Mùng 1 tết năm nay chưa chuyển tiết khí – cho nên năm mới theo các nhà tâm linh tính từ 4/2/2023 – giờ chuyển tiết khí vào 9 giờ 42 phút.
Vì mùng Một chưa chuyển tiết khí Lập xuân – nên lễ Thái Tuế năm nay có thể được cúng vào ngày mùng Một Tết, tuy nhiên tốt nhất để ngày 4/2/2023 hãy cúng Thái Tuế - vì lúc đó Lập xuân mới khởi tiết.
Vì mùng Một chưa chuyển tiết khí Lập xuân – nên Giao thừa cúng mùng Một, nhưng lễ Thái Tuế năm nay tốt nhất để ngày 4/2/2023 hãy cúng Thái Tuế - vì lúc đó Lập xuân mới khởi tiết.
Phong thủy sư Tam nguyên hướng dẫn cúng lễ Giao thừa như sau:
Lễ cúng Giao thừa trong nhà để tạ ơn đất trời, nghênh đón chúa Xuân cầu tài lộc đón chào năm mới được thực hiện vào thời điểm giao thừa 0 giờ ngày mùng Một tháng Giêng năm Quý Mão.
Lễ Thái Tuế ngoài sân (ban công) để nghênh đón ngài Đương niên Thái Tuế trí đức tôn thần. Năm nay là ngài: Hạ Ngạc đại tướng tinh quân, Ngụy Vương Hành khiển, Mộc Tinh hành binh chi thần, Tiêu Tào phán quan.
Ngày mùng Một Tết vào ngày 1 tháng 2 năm 2023 (dương lịch) – là ngày Canh Thìn (tức Chi sinh Can là Kim - Thổ) - Nghĩa nhật - Nạp Âm: Bạch Lạp Kim. Ngày Thìn lục hợp với Dậu, tam hợp Thân, Tý thành Thủy cục; xung Tuất, hình Thìn, hại Mão, phá Sửu, tuyệt Tuất. Ngày có Trực: Bình và Sao: Hư trong bộ Nhị Thập Bát Tú.
Quý thần: Phương Tây Bắc, Đông Bắc đón Tài thần.
Ngạc thần tử môn ở hướng Đông Nam; Ngũ quỷ ở hướng Tây (nên tránh).
Thắp hương giờ: Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ thời hợp cát.
Ban thờ ngoài sân đặt quay hướng: Tây Bắc; Đông Bắc.
Xuất hành giờ: Dần, Sửu, Mão, Thìn, Tị về hướng Tây Bắc - phương nghênh quý thần, Đông Bắc phương nghênh tài thần đại cát.
Lưu ý là giờ: Tý hung, giờ Ngọ, Mùi triệt lộ không vong – là những giờ không nên xuất hành.
Giao thừa là lễ cúng thiêng liêng và quan trọng có ý nghĩa cả về phong thủy và tâm linh. Do đó cần chuẩn bị chu đáo, trang nghiêm để cả nhà năm mới khỏe mạnh, bình an, may mắn, sung túc, an khang, thịnh vượng… Ảnh internet.
Chuyên gia phong thủy – Master Phùng Phương có 5 lưu ý hướng dẫn người dân
1.Chuẩn bị mâm lễ cúng Giao thừa chỉn chu, mâm cúng cần chuẩn bị tươm tất. Tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị mâm cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà hợp lý.
2. Thời gian thực hiện nghi lễ cúng Giao Thừa nên diễn ra trong khoảng từ 23h - 1h sáng mùng 1.
3. Sau khi thực hiện lễ cúng giao thừa ngoài trời nhằm đón quan Hành khiển mới, tiễn quan Hành khiển cũ thì gia chủ mới làm lễ cúng giao thừa trong nhà.
4. Bên cạnh đó, vào đêm cúng giao thừa, người trong gia đình cần hòa thuận, tránh tình trạng cãi vã, to tiếng với nhau, tránh làm đổ vỡ đồ vật,...
5. Tùy phong tục vùng miền và địa phương sẽ có mâm cỗ cúng khác nhau nhưng trên cơ bản bạn cần có hương, đèn, trà rượu, muối gạo, hoa quả, xôi, bánh chưng,...
Giao thừa là lễ cúng thiêng liêng và quan trọng có ý nghĩa cả về phong thủy và tâm linh. Do đó, dẫu có bận rộn trăm việc, quý bạn cũng nên chuẩn bị thực hiện cho lễ cúng chuyển giao từ năm cũ sang năm mới trước tổ tiên và thần linh được chu đáo, trang nghiêm, sạch sẽ để cả nhà năm mới khỏe mạnh, bình an, may mắn, sung túc, an khang, thịnh vượng…