Hiện các nữ công nhân vẫn đang được điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV sau khi bị “kẻ biến thái” đâm kim tiêm vào ngực.
Trong những ngày qua, thông tin về việc một nam thanh niên đi xe Wave đỏ, đeo khẩu trang dùng kim tiêm đâm vào 9 nữ công nhân sau giờ tan ca trong khu vực đường nội bộ Khu công nghệ cao (Quận 9 – TP HCM), khiến không chỉ những nữ công nhân trên mà ngay cả dư luận cũng hết sức hoang mang và lo lắng. Điều đáng nói là hiện tại, 9 nữ công nhân vẫn chưa có kết quả xét nghiệm cuối cùng về có khả năng lây nhiêm HIV hay không?
Trước khi sự việc này xảy ra, ở Hà Nội và Thanh Hóa cũng đã có những trường hợp tương tự. Đó là trường hợp việc một nhóm học sinh ở Trường THCS Xuân Thiên (Thanh Hóa) dùng que thép, nan hoa nghi có dính máu HIV đâm vào các bạn cùng trường khiến nhiều phụ huynh và học sinh lo lắng. Hay như trường hợp 18 y, bác sĩ Bệnh viện phụ sản Hà Nội cũng khiến dư luận xôn xao sau khi cấp cứu bệnh nhân bị hiễm HIV và sau đó cũng phải điều trị dự phòng và làm các xét nghiệm.
Bàn về vấn đề nguy cơ lấy nhiễm HIV khi bị đâm vật thể lạ (nghi) có dính virus HIV vào người, TS Hoàng Đình Cảnh – Phó Cục trường Cục phòng, chống HIV (Bộ Y tế) cho biết, khả năng lây nhiễm HIV từ người này sang người khác phụ thuộc vào nhiều yếu tố của phơi nhiễm.
Sau khi xảy ra sự việc, một số công ty đã ra thông báo cảnh báo đối với các nhân
Nguy cơ lây nhiễm HIV cao khi: máu của người nhiễm HIV có nồng độ vi rút cao, tiếp xúc với số lượng máu nhiều, bị đâm sâu trong cơ, thời gian từ khi vật sắc nhọn đâm vào người nhiễm HIV sang người khác ngắn vì HIV rất dễ bị tiêu diệt khi ra khỏi cơ thể người.
Theo TS Cảnh, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, xác suất lây nhiễm HIV khi bị đâm kim tiêm của người nhiễm HIV là 0,3%. Tức là, 1000 người bị phơi nhiễm theo cách đó thì có khoảng 3 người bị lây nhiễm HIV.
Đồng thời, qua trường hợp trên rất nhiều ý kiến cho rằng, cần phải tuyên truyền sâu rộng hơn nữa việc đẩy mạnh phòng chống, cũng như xử lý phơi nhiễm HIV cho toàn thể người dân, để trong trường hợp không may bị các đối tượng xấu dùng kim tiêm hoặc vật sắc nhọn (nghi) có virus HIV đâm vào người còn biết cách xử trí.
Về vấn đề này, theo ban hành của Bộ Y tế về Hướng dẫn xử trí phơi nhiễm HIV nghề nghiệp (cho cán bộ y tế, công an) và ngoài nghề nghiệp, khi bị đâm vật thể sắc nhọn, nghi bị nhiễm virus HIV thì cần xử lý ngay lập tức.
Theo đó, trong trường hợp bị đâm gây tổn thương da chảy máu thì phải xối ngay vết thương dưới vòi nước, để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương, rồi rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch.
Sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế, nên đến phòng khám ngoại trú điều trị HIV gần nhất, hoặc Trung tâm y tế huyện hay Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS để các y bác sỹ đánh giá nguy cơ, tư vấn và xử trí kịp thời.
Nếu xác định có nguy cơ, trẻ sẽ được điều trị dự phòng bằng thuốc ARV trong vòng 4 tuần. Việc điều trị dự phòng bằng thuốc ARV cần tiến hành sớm ngay sau khi bị tổn thương đâm gây chẩy máu trong vòng 4- 6 giờ và không quá 72 giờ.
Sau 72 giờ, việc điều trị là không có tác dụng dự phòng. Như vậy, chỉ điều trị dự phòng nhiễm HIV bằng thuốc ARV khi xác định có nguy cơ và phải dùng thuốc đúng phác đồ và trước 72 giờ.