Bản tin tiêu dùng: Sắn dây ế ẩm, người dân làm cách này bán vừa được giá lại đắt hàng

K.T - Ngày 30/03/2021 12:15 PM (GMT+7)

Giá sắn rẻ, thương lái đến thu mua thưa thớt, nhiều hộ gia đình trồng sẵn đã nghĩ ra cách làm này để bán dễ hơn mà được giá.

Sắn dây ế ẩm, người dân làm cách này bán vừa được giá lại đắt hàng

Hơn chục năm trồng sắn dây, chị Bùi Thu Thủy (Ngọc Liên, Ngọc Lặc, Thanh Hóa) cho biết mọi năm thương lái đến mua hết, họ chỉ loại một số củ nhỏ và xấu, còn năm nay ế ẩm, ít người đến mua, lại muốn mua chọn lọc rất kỹ những củ đẹp, ngon. Chưa kể, giá năm nay rẻ bằng nửa năm ngoái.

“Năm ngoái, giá dao động từ 60.000 – 75.000 đồng/10kg nhưng năm nay chỉ còn 35.000 – 38.000 đồng/10kg. Thật sự với giá này, nhà tôi bán chỉ có lỗ, không đủ tiền phân bón và làm đất”, chị nói.

Đến vụ thu hoạch, chị phải thuê máy về đào củ sắn lên và chất đầy trong nhà. Nếu để lâu, củ sắn cũng bị mất bột. Thương lái đến trả rẻ chị cũng bán. “Nhưng họ cũng chỉ mua có vài tạ, trong khi tôi trồng cả 1ha, thu đến hơn chục tấn củ”, chị cho hay.

Sắn chất đầy nhà khiến chị tìm đủ cách để bán đi nhưng không được. Cộng với việc nếu bán hơn 15 tấn sắn củ này với giá rẻ, chị sẽ bị mất khoảng 30 triệu đồng/ha so với năm trước.

Loay hoay mãi vẫn chưa tìm được đầu ra, chị đành đem hết số sẵn củ có trong nhà đem đi nghiền để làm bột. “Làm bột mất rất nhiều công và lại rất khó khăn trong thời điểm này vì thời tiết nồm ẩm nhưng vẫn phải cố gắng thôi. Thật may, bột làm ra bán cũng chạy hơn nhiều và giá cả cao hơn”, chị thông tin.

Bản tin tiêu dùng: Sắn dây ế ẩm, người dân làm cách này bán vừa được giá lại đắt hàng - 1

Nhìn cả chục tấn sắn trong nhà, chị đành đem hết đi làm bột.

Hiện, chị bán lẻ với giá 110.000 đồng/kg, còn bán buôn số lượng lớn sẽ thấp hơn nhiều. Chị nhận được khá nhiều đơn khi đăng bán online, khách hàng mọi nơi đều ủng hộ.

Anh Nguyễn Đình Nhiệm (thôn 4, xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa) cũng chế biến thành bột sắn để bán ra thị trường. Theo anh, năm nay, sắn củ giá rẻ hơn nhiều so với năm ngoái, kéo theo giá bột sắn rẻ theo.

“Nhà tôi không bán sắn củ mà tự làm thành bột. Nếu bán sắn củ, giá rẻ sẽ lỗ còn làm bột thì không bao giờ sợ lỗ cả. Giá củ thấp thì bột cũng thấp, còn giá củ cao sẽ bán bột sắn cao hơn”, anh nói.

Bản tin tiêu dùng: Sắn dây ế ẩm, người dân làm cách này bán vừa được giá lại đắt hàng - 2

Mùa này nồm ẩm, quá trình làm tinh bột sắn khó khăn hơn.

Anh cho biết năm ngoái giá bột sắn vào khoảng 80.000 – 100.000 đồng/kg nhưng năm nay giá bán buôn số lượng lớn chỉ khoảng 65.000 đồng/kg. Nhà anh có trồng 1ha sắn nhưng không đủ để làm, anh thu mua thêm của người dân quanh vùng về làm. Trung bình mỗi tháng anh bán ra thị trường khoảng 7 tạ bột sắn.

Theo anh, năm nay giá tuy thấp nhưng bán chạy hơn mọi năm trước vào cùng thời điểm đầu năm. Tuy nhiên, vào mùa này, những người làm bột sắn dễ bị lỗ vì thời tiết không thuận lợi để làm bột.

Bản tin tiêu dùng: Sắn dây ế ẩm, người dân làm cách này bán vừa được giá lại đắt hàng - 3

 Sắn được đóng theo kg bán ra thị trường.

Bà Phan Thu Hà, trưởng phòng NN và PT NT huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cho biết sắn dây chủ yếu được trồng tại xã Ngọc Liên của huyện với diện tích khoảng 180ha. Mấy năm nay, diện tích sắn dây vẫn giữ mức này, không hề tăng lên.

Năm nay, do ảnh hưởng dịch Covid-19, giá sắn củ giảm đáng kể, mọi năm khoảng 70.000 – 80.000 đồng/10kg, còn năm nay chỉ khoảng 40.000 đồng/10kg. Mọi năm, người dân xã Ngọc Liên vẫn bán song song sắn củ và làm tinh bột sắn dây để bán. Năm nay nay giá rẻ, dân chuyển qua làm bột sắn nhiều hơn trước.

(Theo Dân Việt)

Hà Nội: Ế ẩm chưa từng thấy, tiểu thương ngậm ngùi vứt bỏ hoa lê trắng thành đống chờ đốt bỏ

Cách đây hơn 1 tháng, hàng trăm tiểu thương từ các tỉnh như Cao Bằng, Lạng Sơn ùn ùn đưa hàng nghìn cành hoa lê trắng (lê mắc cọp) xuống Thủ đô để chào bán, phục vụ thú chơi của người dân. Năm nay do ảnh hưởng dịch COVID-19 khiến lượng hoa bán ra giảm sút nghiêm trọng so với mọi năm đã khiến một lượng lớn hoa bị ế ẩm, tiểu thương phải ngậm ngùi vứt bỏ đầy đường.

Bản tin tiêu dùng: Sắn dây ế ẩm, người dân làm cách này bán vừa được giá lại đắt hàng - 4

Những ngày cuối tháng 3, tại quanh chợ Quảng An (Tây Hồ - Hà Nội) hay trên đường Lạc Long Quân (cạnh hồ Tây) những cành hoa lê trắng nằm chỏng chơ ven đường, triền đê.

Bản tin tiêu dùng: Sắn dây ế ẩm, người dân làm cách này bán vừa được giá lại đắt hàng - 5

Theo một số tiểu thương, năm nay do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên đã khiến lượng tiêu thụ hoa giảm sút nghiêm trọng.

Bản tin tiêu dùng: Sắn dây ế ẩm, người dân làm cách này bán vừa được giá lại đắt hàng - 6

Ông Quý - một tiểu thương cho rằng: "Năm trước có đến 2 tháng nhuận âm lịch, cộng với thời tiết thuận lợi khiến hoa lê nở sớm hơn . Trong khi đó, dịch dã kéo dài cả năm trời khiến kinh tế mỗi gia đình bị ảnh hưởng, người dân cũng thắt chặt hầu bao hơn nên ế ẩm cũng là điều dễ hiểu".

Bản tin tiêu dùng: Sắn dây ế ẩm, người dân làm cách này bán vừa được giá lại đắt hàng - 7

Dù suốt nửa tháng qua, các tiểu thương đã giảm giá kịch sàn mỗi cành lê trắng nhưng khách chẳng màng tới nên dịp này đành phải phá bỏ.

Bản tin tiêu dùng: Sắn dây ế ẩm, người dân làm cách này bán vừa được giá lại đắt hàng - 8

Dọc triền đê đường Âu Cơ cạnh chợ hoa Quảng An cũng như đường Lạc Long dễ dàng bắt gặp những cành lê khô héo vứt bỏ chất thành đống.

Bản tin tiêu dùng: Sắn dây ế ẩm, người dân làm cách này bán vừa được giá lại đắt hàng - 9

Nhiều tiểu thương trước khi rời đi đã bỏ mặc hoặc chất thành đống các cành hoa lê gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường.

Bản tin tiêu dùng: Sắn dây ế ẩm, người dân làm cách này bán vừa được giá lại đắt hàng - 10

Chia sẻ với chúng tôi, anh Nguyễn Văn Đức trú tại đường Âu Cơ nói: "Khoảng hơn 10 ngày nay, các tiểu thương bắt đầu vứt bỏ hoa lê và chất thành từng đống như thế này".

Bản tin tiêu dùng: Sắn dây ế ẩm, người dân làm cách này bán vừa được giá lại đắt hàng - 11

Nhiều người cho rằng, việc hoa lê bị ế ẩm đã khiến không ít tiểu thương thua lỗ cả trăm triệu đồng.

Bản tin tiêu dùng: Sắn dây ế ẩm, người dân làm cách này bán vừa được giá lại đắt hàng - 12

Những chậu, bình gốm cách đây hơn 1 tháng được chưng dụng làm vật trang trí cùng những cành lê trắng muốt giờ bị đập bỏ không thương tiếc.

Bản tin tiêu dùng: Sắn dây ế ẩm, người dân làm cách này bán vừa được giá lại đắt hàng - 13

Những cành lê cố gắng "cầm cự" hơn 1 tháng trời cũng đến lúc héo úa.

Bản tin tiêu dùng: Sắn dây ế ẩm, người dân làm cách này bán vừa được giá lại đắt hàng - 14

Người dân sống quanh khu vực triền đê đường Âu Cơ suốt thời gian qua cảm thấy phiền lòng khi hàng trăm, hàng nghìn cành hoa lê trắng bị vứt bỏ khắp nơi.

Bản tin tiêu dùng: Sắn dây ế ẩm, người dân làm cách này bán vừa được giá lại đắt hàng - 15

Không một tiểu thương nào có ý thức dọn dẹp trước khi rời đi.

Bản tin tiêu dùng: Sắn dây ế ẩm, người dân làm cách này bán vừa được giá lại đắt hàng - 16

Chia sẻ thêm về điều này, một tiểu thương tại chợ hoa Quảng An nói: "Chưa năm nào các loại hoa lại ế ẩm như năm nay chứ không riêng gì hoa lê trắng".

Bản tin tiêu dùng: Sắn dây ế ẩm, người dân làm cách này bán vừa được giá lại đắt hàng - 17

Hằng năm, người dân Thủ đô thường chơi hoa lê trắng dịp Rằm tháng Giêng đến hết tháng 2 Âm lịch và những cành lê trắng đầu mùa thường có giá từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng.

(Theo Gia đình và Xã hội)

Hội Giống cây trồng Việt Nam nói về lan đột biến tiền tỷ

Lan đột biến đang được giao dịch trên thị trường do… nhân chồi, cắt đoạn

Thời gian qua, cơn sốt lan đột biến từ Phú Thọ đến Quảng Ninh, Sơn La, Hòa Bình… rồi vào cả Tây Nguyên kèm theo những vụ "đấu giá" với số tiền ngày càng "khủng". Một thương vụ vừa gây choáng váng trong dư luận khi cây lan đột biến Ngọc Sơn Cước trị giá 250 tỷ đồng được giao dịch tại phường Mạo Khê (thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Ngay sau đó, khi làm việc với cơ quan chức năng, chủ vườn khai báo giao dịch 250 tỷ đồng cho 5.000 cây giống lan var Ngọc Sơn Cước chứ không phải 1 cây.

Theo giới chơi lan, đây là chiêu trò của những người trong nghề kinh doanh lan đột biến "thổi" lên sau một thời gian thị trường trầm lắng. Qua khảo sát, hiện nay giá bình quân một kie lan đột biến (mầm từ cây mẹ có khả năng phát triển thành cây con) dao động từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng. Đơn cử, đối với lan phi điệp 5 cánh trắng Phú Thọ, một kie dài 5-10cm có giá 1,2-1,7 triệu đồng/cm; 5 cánh trắng Hiển Oanh có giá 5,8-6,8 triệu đồng/cm. Đặc biệt, lan đột biến Ngọc Sơn Cước được rao bán ở mức vài tỷ đồng đến vài chục tỷ đồng/kie.

Một chuyên gia nghiên cứu trong ngành nuôi cấy mô của Viện Sinh học nông nghiệp (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) cho biết: "Lan đột biến rất hiếm bởi đây là loại lan có sự thay đổi về màu sắc, cánh môi, tỷ lệ đột biến rất thấp. Có khi hàng triệu cây mới có một cây đột biến ngoài tự nhiên, qua bao nhiêu thế hệ lai chéo mới tạo ra được màu sắc, hình thái như thế. Tuy nhiên, đó là do quá trình lai tạo ngoài tự nhiên mới được gọi là đột biến, mới hiếm, còn theo tôi quan sát những loại lan do con người tác động để lai tạo đang được rao bán rầm rộ trên mạng xã hội thì không thể coi là quý hiếm được".

Bản tin tiêu dùng: Sắn dây ế ẩm, người dân làm cách này bán vừa được giá lại đắt hàng - 18

Một cây lan đột biến đang được giao bán trên thị trường với giá 6,8 tỷ đồng. Ảnh: PV

Về quy trình nhân cấy lan đột biến bằng công nghệ nuôi cấy mô, vị chuyên gia cho rằng, về cơ bản là nhân được. Còn các loại lan phi điệp đột biến đang được giao dịch rầm rộ trên thị trường hiện nay là do quá trình nhân chồi, cắt đoạn. Những cây sinh ra từ cách này sẽ bị phân ly, không giữ được mặt hoa và bị biến đổi rất nhiều.

Trong khi đó, Viện sĩ Trần Đình Long - Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam khẳng định: "Cho đến thời điểm này, chưa có giống lan đột biến được đăng ký hay được Bộ NN&PTNT công nhận là một giống lan chính thức. Bởi trong Luật Trồng trọt quy định, trước khi kinh doanh, sản xuất một loại giống cây trồng nào thì nó phải được công nhận là giống được lưu hành trong thị trường".

Theo ông Long, có thể một số nơi nộp đơn bảo hộ các loài lan này, nhưng cho đến giờ phút này chưa được cấp bằng bảo hộ giống lan đột biến. Do đó, về mặt pháp lý, bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào đó muốn sản xuất và kinh doanh giống, giống đó phải được công nhận hoặc phải được tự công bố chất lượng và được cơ quan có thẩm quyền cho công bố lưu hành trong toàn quốc thì lúc đó mới có tư cách pháp nhân để buôn bán thương mại.

Cẩn thận với "cái bẫy ngọt ngào"

Liên quan đến vấn đề trên, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho biết, hoạt động mua bán lan đột biến thời gian gần đây chủ yếu là về cách thức "thổi giá", "làm giá ảo" để lừa đảo của một số đối tượng. Hay dễ hiểu hơn là các bên tự mua đi, bán lại cây lan đột biến với giá chênh lệch rất cao. Điều này sẽ kích thích người sau mua với giá cao hơn nữa, đến khi không có người mua tiếp theo thì người đang giữ sản phẩm lan đột biến sẽ phải chịu thiệt hại vì sản phẩm không tương xứng với giá trị thực tế. Nếu không sớm ngăn chặn sẽ dẫn đến tình trạng vỡ "bong bóng", vỡ nợ dây chuyền, phát sinh các vi phạm từ hoạt động tín dụng đen gây bất ổn xã hội.

Tại nhiều địa phương, đặc biệt ở những nơi thiếu thông tin hay người dân có trình độ dân trí hạn chế hơn, các đối tượng thường dùng các giao dịch ảo, dàn cảnh nhiều người chơi từ các nơi về đầu tư, giao dịch chồng số lượng lớn tiền mặt, "khoe" những câu chuyện thành công, đánh vào tâm lý muốn kiếm tiền nhanh người dân khiến không ít người rơi vào "cái bẫy ngọt ngào".

Giá lan đột biến ngày càng cao cộng thêm một số "gương" làm giàu nhanh chóng từ hoa lan khiến nhiều người càng "phát sốt" lao vào đầu tư. Họ vay nợ người thân, bạn bè, ngân hàng với hy vọng giấc mơ làm giàu nhanh từ lan đột biến. Chỉ tính riêng đầu năm đến cuối tháng 3/2021, đã có thêm hàng trăm, hàng nghìn vườn lan lớn, nhỏ được mở ra.

Ông Vương Xuân Nguyên, Phó Chánh văn phòng Trung ương Hội Khoa học phát triển nông thôn Việt Nam cho biết, bất kỳ hoạt động nào thì cơ hội luôn đi cùng với thách thức, lợi nhuận thường đi đôi với rủi ro. Vì vậy không nên đầu tư sản xuất kinh doanh theo tâm lý đám đông. Càng không nên dùng đòn bẩy vốn từ các nguồn vay mượn lãi suất cao.

"Lượng cung tăng quá lớn trong khi cầu hạn chế thì giá trị trao đổi dưới bất kỳ hình thức nào cũng bị đẩy lên. Từ đó làm phát sinh những trường hợp lợi dụng sự khan hiếm của hàng hóa để lừa đảo chiếm đoạt tài sản", ông Nguyên chia sẻ.

Các chuyên gia cũng cho rằng, về góc độ quản lý Nhà nước, những thương vụ mua bán lan đột biến tiền tỷ có bản chất là hành vi kinh doanh không lành mạnh, đe dọa đến tính ổn định, cân bằng và sự phát triển của thị trường. Trong khi đó, các quy định pháp lý của chúng ta trong việc phòng, chống và xử lý các hiện tượng tiêu cực này còn thiếu và hổng. Do vậy, các cơ quan chức năng cần phải nghiên cứu và xây dựng được các hành lang pháp lý và các cơ chế quản lý đồng bộ và chặt chẽ, để có thể giám sát và xử lý hiệu quả đối với các vụ việc tương tự. 

(Theo Gia đình và Xã hội)

Hoa quả nhập khẩu ngập chợ giá siêu rẻ, có loại chưa đến 20.000 đồng/kg
Tại một số hệ thống siêu thị lớn, cam vàng Úc cũng chỉ từ 19.900 đồng/kg, táo Red Delicious Ba Lan chỉ 29.900 đồng/kg, táo Gala Ba Lan cũng chỉ từ...
K.T (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sản phẩm tiêu dùng