Không chỉ chứa rất nhiều vàng bạc châu báu, trong lăng mộ của Từ Hi Thái hậu còn có thi hài của 100 đứa trẻ được tuẫn táng theo bà.
Từ Hi Thái hậu (1835-1908) là một nhân vật chính trị quan trọng cuối đời nhà Thanh của Trung Quốc. Bà cũng là một trong những người phụ nữ quyền lực và đáng sợ nhất trong lịch sử phong kiến của Trung Quốc. Tuy Từ Hi Thái hậu có nhiều đóng góp cho nền chính trị thời bấy giờ nhưng những gì hậu thế nghĩ về bà chỉ là cuộc sống hưởng lạc trác táng, sự tàn bạo và độc ác với chúng sinh, những mưu mô thâm độc khiến triều đại suy vong, dân chúng khốn đốn.
Nhiều nhà sử học miêu tả Từ Hi Thái hậu như một bạo chúa và cũng là người chịu trách nhiệm cho sự sụp đổ của nhà Thanh. Bà thẳng tay đàn áp dân chúng, giết người vô tội nhằm củng cố địa vị của mình, mặc sức tận hưởng cuộc sống phú quý dù cho dân chúng lầm than.
Cả một đời sống xa hoa, Từ Hi Thái hậu cũng hiểu được rằng không ai chống lại được ý trời, bản thân sẽ có lúc ra đi nên đã chuẩn bị cho lăng mộ của mình từ rất sớm, muốn nó lộng lẫy và xa hoa hơn bất kỳ vị cao nhân nào. Người xưa thường rất xem trọng việc hậu sự sau khi chết. Những người xuất thân từ dòng dõi quý tộc giàu có thường được an táng cùng với hàng loạt vàng bạc châu báu với mong muốn khi sang thế giới bên kia vẫn có cuộc sống sung túc, Từ Hi Thái hậu cũng như vậy.
Từ Hi Thái hậu được chôn cất cùng với hàng ngàn vạn đồ vật có giá trị, đến mức sau này quân đoàn của Tôn Điện Anh đã xâm nhập và trộm lăng mộ, lấy đi những thứ có giá trị nhưng vẫn không tài nào mang đi hết được. Tuy nhiên, điều đáng sợ nhất mà người ta khám phá được trong lăng mộ Từ Hi Thái hậu là sự xuất hiện của thi hài 100 đứa trẻ. Vậy tại sao 100 đứa trẻ này lại bị chôn cất trong lăng mộ của Từ Hi Thái hậu?
Thì ra, trước lúc qua đời, Từ Hi Thái hậu có một nỗi sợ rằng mình đã làm quá nhiều điều ác, sau khi chết có thể sẽ gặp báo ứng, bị những hồn ma dưới âm phủ đeo bám trả thù. Chính vì vậy, Từ Hi Thái hậu đã nghĩ ra một cách, đó là sai người đi bắt 100 đứa trẻ để tham gia xây dựng lăng mộ cho mình. Lý do là bởi những đứa trẻ là sinh linh thuần khiết và hoàn mỹ nhất, những linh hồn ma quỷ sẽ không dám lại gần.
Trước hành động này, dân chúng vô cùng phẫn nộ, tuy nhiên nếu phản kháng sẽ mất mạng, vì vậy chỉ đành đau đớn tuân theo. Tất nhiên, việc xây dựng lăng mộ vô cùng cực khổ, ngay cả người trưởng thành cũng chưa chắc chịu đựng được, huống hồ là những đứa trẻ. Trong số 100 đứa trẻ, đã có nhiều người kiệt sức mà qua đời trong quá trình lao động khổ sai nhưng Từ Hi Thái hậu hoàn toàn không để tâm, coi mạng người như cỏ rác.
Sau khi lăng mộ của Từ Hi Thái hậu được hoàn thành, số lượng đứa trẻ còn sống chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cùng với những đứa trẻ đã mất, những người còn lại cũng bị tuẫn táng, tức chôn sống trong lăng mộ của Từ Hi Thái hậu nhằm mục đích bảo vệ cho bà.
Không ai biết việc linh hồn của 100 đứa trẻ có thật sự bảo vệ Từ Hi Thái hậu khỏi sự báo thù của ma quỷ hay không, tuy nhiên, lăng mộ của bà lại gặp phải báo ứng từ chính con người. Tháng 7/1928, 20 năm sau khi Từ Hi Thái hậu băng hà, đoàn quân của Tôn Điện Anh đã đột nhập để phá lăng mộ và trộm đi những vàng bạc châu báu, đồ vật quý giá, ngay cả di thể của Từ Hi Thái hậu cũng bị bỏ dưới nền đất. Mãi sau này, các chuyên gia khảo cổ đã khai quật lăng mộ của Từ Hi Thái hậu, phát hiện dấu tích của vụ trộm mộ, mới tiến hành sửa sang và xử lý thi thể của bà. Từ đó, Từ Hi Thái hậu mới được an nghỉ.
Ảnh minh họa.
Những điển tích về cuộc đời của Từ Hi Thái hậu đến nay vẫn được hậu thế thường xuyên nhắc lại, tiêu biểu như chi phí một bữa ăn sáng của bà bằng cả gia đình bình thường sử dụng trong một năm, việc ngủ cũng phải cầu kỳ hơn hoàng đế gấp trăm lần, ném tiền ra sân cho người hầu tranh cướp để mua vui, đôi tất dệt may cầu kỳ trong cả tuần lễ nhưng chỉ đi đúng một lần, ngay cả nước rửa chân cũng phải thuận theo thời tiết...