Do sự nguyên vẹn gần như tuyệt đối, các nhà khoa học thậm chí còn biết được món ăn cuối cùng người này ăn trước khi được ướp xác.
Xác ướp Lý Truy, vợ của hầu tước Lợi Thương đời nhà Hán, nổi tiếng khắp thế giới sau khi được phát hiện ra từ năm 1972. Cho đến nay, xác ướp 2.100 tuổi này vẫn nhận được sự chú ý của giới nghiên cứu toàn cầu do tính nguyên trạng hoàn hảo dù 2 thiên niên kỷ trôi qua.
Xác ướp Lý Truy vẫn nguyên vẹn sau hơn 2.000 năm.
Lý Truy vẫn có làn da mềm mại, tóc, mí mắt còn nguyên và thậm chí tay chân có thể uốn bình thường. Điều kì diệu này khiến Lý Truy được xem là xác ướp bảo tồn tốt nhất lịch sử thế giới.
Theo các nhà khoa học, Lý Truy qua đời cách đây 2.000 năm do thừa cân khiến đột quỵ. Khi tạ thế, Lý Truy bị bệnh cao huyết áp, nghẽn động mạch, tiểu đường và bệnh tim. Mộ của bà được tìm thấy trong một dãy núi cao ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc khi các công nhân vô tình đào phải.
Tạo hình Lý Truy trước lúc mất.
Cơ quan nội tạng của Lý Truy vẫn còn nguyên và bà được thuộc nhóm máu A. Nhờ sự nguyên vẹn này mà các nhà nghiên cứu phục dựng lại thành công khuôn mặt Lý Truy khi bà qua đời ở độ tuổi 50.
Nghiên cứu cho thấy Lý Truy mất vì đột quỵ và món cuối cùng bà ăn là dưa hấu. Chính lối sống xa hoa khiến Lý Truy qua đời do mắc nhiều bệnh mãn tính. Khi được phát hiện, quan tài của bà được bọc bởi 100 tấm lụa.
Nơi chôn cất Lý Truy.
Bên ngoài 20 lớp vải bọc Lý Truy là than đá, đất sét và 4 lớp quan tài khác. Ngoài ra, 160 hình nhân bằng gỗ, tượng trưng cho số người đi theo hầu hạ cũng được để trong quan tài.