Trong một chuyến du hành lên trạm vũ trụ quốc tế, phi hành gia Samantha Cristoforetti đã tận mắt chứng kiến hình ảnh của siêu bão Maysak, mắt bão có hình hệt như một lỗ đen vũ trụ.
Dailymail đưa tin, siêu bão có tên quốc tế là Maysak, có sức tàn phá cấp 5 - cấp mạnh nhất theo thang báo bão của Saffir-Simpson dự kiến sẽ ở miễn Trung hoặc miền Bắc đảo Luzon của Philippines vào chủ nhật (5/4).
Siêu bão Maysak di chuyển với sức gió 225km/h, được đánh giá là một trong những siêu bão hình thành sớm nhất trong năm.
Theo báo, cường độ của bão sẽ giảm khi đổ bộ vào các khu vực phía bắc và miền trung đảo Luzon nhưng một khi vào đất liền vẫn sẽ gây thiệt hại cho những nơi mà nó đi qua. Ngày 1/4, Hội đồng Quản lý và giảm thiểu rủi ro thảm họa quốc gia Philippines đã ra báo động đỏ về Maysak.
Trong chuyến du hành trên trạm vũ trụ quốc tế hôm 31/3, phi hành gia Samantha Cristoforetti đã tận mắt nhìn thấy siêu bão Maysak. Ông mô tả: “Khi nhìn xuống mắt bão, tôi thấy nó giống hố đen vũ trụ mà chúng ta thường thấy trong các bộ phim khoa học viễn tưởng”.
Siêu bão Maysak tại tây Thái Bình Dương được phi hành gia Samantha Cristoforetti chụp từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) hôm 31/3
Mắt bão như một hố đen vũ trụ khổng lồ
Maysak di chuyển với sức gió 225km/h
Đường đi của siêu bão
Hồi 07 giờ ngày 03/4 vị trí tâm bão MAYSAK ở vào khoảng 13,9 độ Vĩ Bắc; 131,1 độ Kinh Đông, cách đảo Lu Dông (Philippin) khoảng 1000km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149km một giờ), giật cấp 15, cấp 16. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 07 giờ ngày 04/4, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,6 độ Vĩ Bắc; 126,2 độ Kinh Đông cách đảo Lu Dông (Philippin) khoảng 500km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (tức là từ 103 đến 133 km một giờ), giật cấp 14, cấp 15. Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km. Đến 07 giờ ngày 05/4, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc; 122,3 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển phía Đông đảo Lu Dông (Philippin). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (tức là từ 75 đến 102 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12. Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15-20 km và có khả năng đi vào biển Đông. |