Cập nhật 10/8: Nghẹn ngào hành trình đưa tro cốt của người đã mất vì COVID-19 về với gia đình

K.T - Ngày 10/08/2021 12:10 PM (GMT+7)

Tro cốt của đồng bào không may mất vì COVID-19 sẽ được Bộ Tư lệnh TP HCM tập hợp tại Nhà tang lễ TP. Ban chỉ huy quân sự các quận, huyện tiếp nhận và đưa trực tiếp đến người nhà.

Nghẹn ngào hành trình đưa tro cốt của người đã mất vì COVID-19 về với gia đình

Thực hiện chỉ đạo từ Thành ủy và UBND TP HCM, Bộ Tư lệnh TP đã triển khai nhiệm vụ đưa tro cốt đồng bào mất vì COVID-19 từ Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân) về Nhà tang lễ TP làm lễ truy điệu sau đó sẽ bàn giao tận tay cho người thân nạn nhân.

Thực hiện chỉ đạo từ Thành ủy và UBND TP HCM, Bộ Tư lệnh TP đã triển khai nhiệm vụ đưa tro cốt đồng bào mất vì COVID-19 từ Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân) về Nhà tang lễ TP làm lễ truy điệu sau đó sẽ bàn giao tận tay cho người thân nạn nhân.

Mỗi ngày sẽ có 2 đợt nhận tro cốt vào 9 giờ và 15 giờ. Công đoạn giao nhận được kiểm tra kỹ để tránh sai sót, đặc biệt là tên của người đã mất.

Mỗi ngày sẽ có 2 đợt nhận tro cốt vào 9 giờ và 15 giờ. Công đoạn giao nhận được kiểm tra kỹ để tránh sai sót, đặc biệt là tên của người đã mất.

Sau khi kiểm tra thông tin kỹ lưỡng, các chiến sĩ thuộc Bộ Tư lệnh TP HCM tiếp nhận tro cốt của người mất vì COVID-19 tại Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa để đưa về tập kết tại Nhà tang lễ TP.

Sau khi kiểm tra thông tin kỹ lưỡng, các chiến sĩ thuộc Bộ Tư lệnh TP HCM tiếp nhận tro cốt của người mất vì COVID-19 tại Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa để đưa về tập kết tại Nhà tang lễ TP.

Mỗi một chiến sĩ đều dành hết tình cảm, sự tôn trọng khi làm nhiệm vụ cao cả. Sự chỉn chu, cẩn thận này đã được thành phố căn dặn trước.

Mỗi một chiến sĩ đều dành hết tình cảm, sự tôn trọng khi làm nhiệm vụ cao cả. Sự chỉn chu, cẩn thận này đã được thành phố căn dặn trước.

Nhà tang lễ TP (quận Bình Tân) là nơi được lập bàn thờ để tiếp nhận tro cốt của người dân không may mất vì COVID-19, sau hỏa táng, đưa về đây thắp nhang trước khi các quận - huyện đến nhận.

Nhà tang lễ TP (quận Bình Tân) là nơi được lập bàn thờ để tiếp nhận tro cốt của người dân không may mất vì COVID-19, sau hỏa táng, đưa về đây thắp nhang trước khi các quận - huyện đến nhận.

Sau khi tiếp nhận tro cốt đồng bào mất vì COVID-19, chúng tôi sẽ đưa về tận tay người thân của người đã khuất bằng tất cả lương tâm, trách nhiệm của người chiến sĩ - thượng tá Nguyễn Thanh Minh, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự quận Bình Tân cho biết.

"Sau khi tiếp nhận tro cốt đồng bào mất vì COVID-19, chúng tôi sẽ đưa về tận tay người thân của người đã khuất bằng tất cả lương tâm, trách nhiệm của người chiến sĩ" - thượng tá Nguyễn Thanh Minh, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự quận Bình Tân cho biết.

.

Trong không khí trang nghiêm tại Nhà tang lễ TP, tro cốt của người dân mất vì COVID-19 được để trong hộp carton tươm tất, gọn gàng. Trên mỗi hộp là thông tin người mất để các đơn vị tiếp nhận trao về đúng cho thân nhân.

Trong không khí trang nghiêm tại Nhà tang lễ TP, tro cốt của người dân mất vì COVID-19 được để trong hộp carton tươm tất, gọn gàng. Trên mỗi hộp là thông tin người mất để các đơn vị tiếp nhận trao về đúng cho thân nhân.

Những gia đình nào không có người để nhận, hoặc trường hợp cả gia đình đi cách ly sẽ lưu ở Ban chỉ huy quân sự quận thờ tự ở nơi trang trọng nhất ở cơ quan quân sự đợi người thân đến nhận.

Những gia đình nào không có người để nhận, hoặc trường hợp cả gia đình đi cách ly sẽ lưu ở Ban chỉ huy quân sự quận thờ tự ở nơi trang trọng nhất ở cơ quan quân sự đợi người thân đến nhận.

Phút trầm lặng của những chiến sĩ trên chuyến xe đưa tro cốt đồng bào mất vì COVID-19 về nhà với người thân.

Phút trầm lặng của những chiến sĩ trên chuyến xe đưa tro cốt đồng bào mất vì COVID-19 về nhà với người thân.

Bàn giao tro cốt người chẳng may mất vì COVID-19 cho người thân, kết thúc hành trình cao cả.

Bàn giao tro cốt người chẳng may mất vì COVID-19 cho người thân, kết thúc hành trình cao cả.

(Theo Người Lao Động)

Hà Nội bác thông tin 5.000 F1 liên quan đến ca dương tính SARS-CoV-2 tham gia tiêm chủng

Ngày 10/8, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết, thông tin lan truyền trên mạng xã hội về việc có 5.000 F1 liên quan đến ca dương tính SARS-CoV-2 là nhân viên y tế trên địa bàn TP là không chính xác.

Thông tin đăng tải sai sự thật gây hoang mang.

Thông tin đăng tải sai sự thật gây hoang mang.

Cụ thể, ngày 9/8, trên một số diễn đàn, mạng xã hội lan truyền thông tin tại phường Văn Chương (Đống Đa, Hà Nội) có 5 y tá tiêm vắc xin cho người dân thì 4 người dương tính, liên quan đến 5.000 F1.

Trước thông tin trên, đại diện UBND quận Đống Đa khẳng định thông tin trên hoàn toàn sai sự thật. Đề nghị người dân nên cảnh giác, nắm bắt thông tin chính xác từ các cơ quan chức năng; phối hợp phản ánh cho cơ quan chức năng các thông tin sai sự thật.

(Theo Dân Việt)

Đắk Lắk phát hiện chùm ca mắc COVID-19 chưa rõ nguồn lây

Chiều tối 10-8, Sở Y tế Đắk Lắk thông tin, trên địa bàn vừa ghi nhận thêm 36 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có chùm ca bệnh 16 người tại thôn 7 (xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk) chưa rõ nguồn lây. Trong đó có sáu trẻ nhỏ từ 3-11 tuổi.

Những ca bệnh này được lấy mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 vào ngày 8-8 và cho kết quả dương tính. Ngày 10-8, những trường hợp trên có kết quả khẳng định dương tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR.

Hiện cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra dịch tễ đối với những trường hợp này.

Ngoài chùm ca bệnh nói trên, một số trường hợp còn lại được phát hiện trong hôm nay có yếu tố dịch tễ về từ Bình Dương, Tây Ninh, TP.HCM.

Trước đó, ngày 9-8, địa phương này cũng ghi nhận ba ca mắc COVID-19 trong một gia đình tại thôn 6, xã Vụ Bổn. Trong đó, anh L.Đ.T (20 tuổi) từ Bình Dương về vào ngày 31-7, đang cách ly tại nhà.

Trưa 6-8, anh T. ăn cơm chung với bố. Một ngày sau, T. đến Trạm Y tế xã Vụ Bổn làm xét nghiệm lần 2 cho kết quả xét nghiệm nhanh dương tính, kết quả xét nghiệm PCR cũng khẳng định dương tính SARS-CoV-2.

Ngành y tế cũng lấy mẫu bố mẹ của anh T. và cả hai người này cũng mắc COVID-19. Trong thời gian này, bố mẹ anh T. có đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người.

Trước diễn biến phức tạp trên, UBND huyện Krông Pắk quyết định cách ly toàn bộ thôn 6 và thôn 7, với 331 hộ, hơn 1.500 nhân khẩu theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn cách ly với thôn lân cận, bắt đầu từ ngày 8-8 đến ngày 22-8.

Đến nay, Đắk Lắk có 446 người mắc COVID-19, trong đó 30 người đã xuất viện và một trường hợp tử vong.

(Theo Pháp luật TP.HCM)

Đà Nẵng thêm 74 ca Covid-19, có ca ngoài cộng đồng từng đi dự đám tang

Chiều 10-8, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng cho biết trong ngày, trên địa bàn ghi nhận 74 ca Covid-19. Trong đó có 47 ca đã cách ly, 6 ca cách ly tại nhà và 20 ca trong khu vực phong tỏa.  Đáng chú ý, trong số các ca mắc mới có 1 bệnh nhân phát hiện ngoài cộng đồng. Đó là trường hợp 1 người ở thôn An Ngãi Tây, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng. Bệnh nhân này có triệu chứng nghi ngờ, đến khám tại 1 phòng khám nội tổng hợp đường Lê Hồng Phong.

Qua rà soát dịch tễ, bệnh nhân này từng đi dự đám tang vào ngày 27 và 28-7. Trong đám tang này có 1 ca F0 của chuỗi cảng cá Thọ Quang cùng tham dự.

Chuỗi lây nhiễm cảng cá Thọ Quang trong ngày ghi nhận thêm 65 ca, nâng tổng số ca mắc của chuỗi này lên 836 và hiện vẫn đang ở nguy cơ rất cao.

Từ ngày 10-7 đến nay, TP Đà Nẵng ghi nhận 1.417 ca Covid-19. Hiện địa phương này đang điều trị cho 1.021 ca, trong đó có 45 ca nặng. Cũng trong ngày 10-8, tại Bệnh viện Phổi ghi nhận 1 ca mắc Covid-19 tử vong.

(Theo Người Lao Động)

Hà Nội: 1 ngày phạt hơn 1.000 trường hợp vi phạm quy định giãn cách xã hội, phòng chống dịch COVID-19

Ngày 10/8, Công an TP.Hà Nội cho biết, từ 11h ngày 9/8 đến 11h ngày 10/8, lực lượng chức năng xử phạt 1.012 người vi phạm phòng chống dịch với số tiền hơn 1,5 tỷ đồng.

Trong đó, 29 người bị xử phạt về hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng với số tiền 46 triệu đồng, 983 người bị xử phạt hơn 1,46 tỷ đồng với các hành vi vi phạm khác liên quan phòng, chống dịch COVID-19 (không thực hiện biện pháp cách ly, tập trung đông người nơi công cộng, ra khỏi nhà khi không cần thiết, đeo khẩu trang không đúng quy cách...).

Đáng chú ý, khoảng 21h ngày 8/8, Đội CSGT, Công an quận Bắc Từ Liêm tuần tra kiểm soát tuyến đường ở phường Minh Khai, phát hiện 11 nam, nữ thanh niên điều khiển 5 xe mô tô không có biển kiểm soát nên ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra.

Nhóm thanh niên trên bỏ chạy, để lại 1 xe mô tô (trong cốp xe có BKS 29L5-486.35) và 5 tuýp sắt gắn dao nhọn dài 2,2m. Công an quận Bắc Từ Liêm lập hồ sơ, tiếp tục xác minh, điều tra làm rõ.

(Theo Dân Việt)

Không dừng bay chở khách TP HCM - Hà Nội

Liên quan đến đề xuất về việc dừng hoạt động vận chuyển hành khách thường lệ giữa các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có công văn gửi Cục Hàng không Việt Nam (Cục Hàng không) yêu cầu hạn chế tối đa số lượng chuyến bay đến sân bay Nội Bài.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không căn cứ quy định hiện hành, bám sát chỉ đạo của Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 để kịp thời chủ động điều phối các hãng hàng không Việt Nam khai thác vận chuyển hành khách phù hợp với tình hình, diễn biến dịch bệnh.

Trong đó, Bộ GTVT lưu ý ưu tiên phục vụ công tác công vụ, nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh; hạn chế tối đa số lượng chuyến bay đến sân bay Nội Bài (đối với đường bay giữa TP HCM - Hà Nội, căn cứ nhu cầu thực tế, có thể giảm khai thác xuống dưới 2 chuyến khứ hồi/ngày).

Trước đó, đầu tháng 8, Cục Hàng không báo cáo Bộ GTVT đề nghị cho phép dừng toàn bộ hoạt động vận chuyển hành khách thường lệ giữa các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ nói chung và đường bay TP HCM - Hà Nội nói riêng.

Trên thực tế, kể từ khi TP Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội (ngày 24-7) đến nay, số lượng chuyến bay giữa TP HCM-Hà Nội đã giảm nhiều.

Theo nguyên tắc, đường bay giữa TP HCM-Hà Nội khai thác 2 chuyến khứ hồi/ngày (quy định tại Công văn số 7143/BGTVT-VT của Bộ GTVT ban hành ngày 21-7. 

Tuy nhiên, theo Cục Hàng không, từ sau khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội (hôm 24-7) đến cuối tháng 7, TP Hà Nội mới bố trí tiếp nhận duy nhất 1 chuyến bay TP HCM - Hà Nội ngày 22-7 với 299 hành khách. Ngoài ra, đối tượng miễn cách ly/tự cách ly khi về Hà Nội cũng không quy định rõ ràng, nên gây khó khăn khi cấp phép cho hãng hàng không vận chuyển.

Do vậy, Cục Hàng không kiến nghị Bộ GTVT đề nghị UBND TP Hà Nội nêu rõ các đối tượng loại trừ không phải cách ly tập trung và cần có xác nhận công tác để có trách nhiệm quản lý người đi lại, thuận tiện cho việc xem xét, cấp phép bay. Đồng thời UBND TP Hà Nội cần có ý kiến chính thức về việc có khả năng thu xếp tiếp nhận cách ly hành khách thông thường trong thời gian tới để hãng hàng không thông báo tới hành khách, tránh các trường hợp phải đền bù tài chính cho hành khách.

(Theo Người Lao Động)

Cùng dự tiệc sinh nhật, nhiều trẻ em mắc Covid-19, chưa rõ nguồn lây

Chiều 10-8, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết tính đến 16 giờ ngày 10-8, tỉnh ghi nhận thêm 36 trường hợp mắc Covid-19, nâng tổng số lên 446 trường hợp. Trong đó, có chùm 16 ca bệnh tại thôn 7 (xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk) hiện chưa rõ nguồn lây nhiễm.

Theo đó, ngày 9-8, Trung tâm Y tế huyện Krông Pắk ghi nhân các trường hợp có kết quả xét nghiệm nhanh dương tính với SARS-CoV-2 tại thôn 7, xã Vụ Bổn. Cùng ngày, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh đã phối hợp các đơn vị liên quan tiến hành điều tra và giám sát. Ngày 10-8, xét nghiệm Realtime PCR do Viện vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên trả lời có 16 trường hợp tại thôn 7, xã Vụ Bổn dương tính với SARS-CoV-2.

16 trường hợp mắc Covid-19 tại đây hiện không sốt, không ho, không khó thở.

Lực lượng y tế đã xét nghiệm test nhanh cho hơn 800 người dân.

Lực lượng y tế đã xét nghiệm test nhanh cho hơn 800 người dân.

Trước đó, tối 5-8, một gia đình tại thôn này tổ chức sinh nhật cho con với hơn 20 người tham dự. Phần lớn những cháu nhỏ mắc Covid-19 nói trên có tham dự buổi sinh nhật này. Hiện cơ quan chức năng chưa xác định được nguồn lây nhiễm của chùm ca bệnh và đang tiếp tục truy vết.

Trước đó, tại thôn 6, xã Vụ Bổn (gần với thôn 7) cũng ghi nhận 3 ca bệnh là người trong một nhà, có người từ tỉnh Bình Dương về.

Bà Nguyễn Thị Kim Oanh - Phó chủ tịch UBND huyện Krông Pắk, cho biết ngay sau khi ghi nhận các ca bệnh đầu tiên, huyện đã quyết định cách ly y tế toàn bộ khu vực thôn 6 và 7 để triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Nhằm truy vết triệt để các trường hợp liên quan, đến chiều nay (10-8), huyện đã lấy mẫu xét nghiệm nhanh cho hơn 800 người dân thôn 6 và 7.

Cũng trong ngày 10-8, tỉnh Đắk Lắk có 14 bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh, được cho xuất viện về theo dõi tại nhà.

(Theo Người Lao Động)

Từ 11/8, Bình Thuận thu phí xét nghiệm tầm soát COVID-19 trong cộng đồng

Ngày 10/8, ông Lê Tuấn Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã ký văn bản yêu cầu các đơn vị triển khai vận động, phổ biến chủ trương thực hiện xã hội hóa xét nghiệm sàng lọc COVID-19 diện rộng có thu phí của người dân.

Cụ thể, đối tượng vận động xã hội hóa xét nghiệm COVID-19 tự nguyện có trả phí gồm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang trên địa bàn, người lao động trong các doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh (trừ những trường hợp khó khăn, không có điều kiện chi trả).

Khu vực tập trung xét nghiệm diện rộng gồm các cơ quan, đơn vị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, doanh nghiệp, các khu vực có mật độ dân cư đông, các khu vực có nguy cơ cao...

UBND tỉnh Bình Thuận giao Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai chủ trương xã hội hóa xét nghiệm sàng lọc COVID-19 diện rộng trên địa bàn tỉnh và hoàn thành trong ngày 11/8 để triển khai thực hiện ngay. Đồng thời, huy động nguồn nhân lực cho việc lấy mẫu, xét nghiệm theo quy định. Tập huấn, hướng dẫn lực lượng lấy mẫu, xét nghiệm đảm bảo chính xác và nhanh nhất.

Các doanh nghiệp trên địa bàn Bình Thuận tổ chức xét nghiệm cho 100% người lao động trong doanh nghiệp mình theo chủ trương xã hội hóa xét nghiệm có trả phí.

Trước đó, ông Trần Tới, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Bình Thuận đã ký 2 thông báo kết luận của Thường trực Tỉnh ủy về việc sử dụng nguồn kinh phí ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19 để mua sắm sinh phẩm, vật tư, test nhanh và thực hiện xã hội hóa xét nghiệm sàng lọc COVID-19.

Cụ thể, trong phiên họp ngày 9/8, Thường trực Tỉnh ủy Bình Thuận đã nghe và cho ý kiến về việc sử dụng nguồn kinh phí ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19 để mua sắm sinh phẩm, vật tư, test nhanh phục vụ công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh theo tờ trình của UBMTTQ Việt Nam tỉnh. Ngoài ra, Thường trực Tỉnh ủy cũng nghe đề nghị của UBND tỉnh về việc thực hiện xã hội hóa xét nghiệm sàng lọc COVID-19.

Theo đó, thống nhất xuất chi 10 tỷ đồng từ nguồn kinh phí ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19 do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh quản lý để mua sắm sinh phẩm, vật tư, test nhanh phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Thường trực Tỉnh ủy cũng thống nhất theo đề nghị tại của UBND tỉnh trong việc thực hiện xã hội hóa xét nghiệm sàng lọc COVID-19. Thường trực Tỉnh ủy cũng lưu ý, trong từng trường hợp, hoàn cảnh cụ thể, giao UBND tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí xét nghiệm từ ngân sách nhà nước.

(Theo Tiền Phong)

Chủ tịch phường xử phạt Bí thư phường vì không đeo khẩu trang

Ngày 9-8, Chủ tịch UBND phường Tân Mai (Hoàng Mai) Nguyễn Thanh Tùng đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đối với ông Nguyễn Bách Lợi., Bí thư Đảng ủy phường Tân Mai.

Ông Lợi bị xử phạt vì đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính về việc không thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

 Nguyễn Bách Lợi, Bí thư Đảng ủy phường Tân Mai  (Hoàng Mai, Hà Nội)  không đeo khẩu trang ra nhận hàng bị người dân chụp hình, phản ánh với cơ quan chức năng

 Nguyễn Bách Lợi, Bí thư Đảng ủy phường Tân Mai  (Hoàng Mai, Hà Nội)  không đeo khẩu trang ra nhận hàng bị người dân chụp hình, phản ánh với cơ quan chức năng 

Theo đó ông Lợi bị áp dụng hình thức xử phạt quy định tại điểm a, khoản 1, điều 12 Nghị định 117/2020/NDD-CP ngày 28-9 của Chính phủ với mức phạt tiền 2 triệu đồng.

Đại diện phường Tân Mai cho biết, trước đó vào chiều ngày 7-8, ông Lợi đi bộ từ trụ sở cơ quan ra chốt kiểm dịch trên địa bàn để nhận hàng hóa nhưng không đeo khẩu trang. Hành vi của ông Lợi đã bị người dân chụp ảnh và phản ánh với cơ quan chức năng, sau đó UBND phường Tân Mai đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lợi.

(Theo Pháp luật TP.HCM)

Khánh Hòa: Thông báo khẩn tìm người đến tạp hóa, Bách Hóa Xanh, đám tang

Sáng 10/8, trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa có thông báo khẩn số 42 tìm người liên quan đến các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

Cụ thể, trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa tìm người đến các địa điểm sau:

-Bách Hóa Xanh, đường Võ Thị Sáu, phường Vĩnh Trường, Nha Trang, 8h-9h ngày 1/8

-Sạp trái cây, chợ Diên An, Diên Khánh, sáng 2/8

-Tạp hoá Tấn Phúc, Phú Ân Nam 5, Diên An, Diên Khánh, ngày 6/8

-Đám tang địa chỉ Phú Ân Nam 5, Diên An, Diên Khánh, 19h-19h15 ngày 4/8

-Tạp hoá (đối diện cắt tóc Thịnh), Phú Lộc Đông 2, TT. Diên Khánh, Diên Khánh, 16h-16h15 ngày 2/8

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa đề nghị những cá nhân có liên quan đến lịch trình trên liên hệ với trạm y tế gần nhất để được tư vấn, hỗ trợ; cung cấp số điện thoại những người đã tiếp xúc gần với mình; khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khỏe; cài đặt ứng dụng Bluezone.

Cập nhật 10/8: Nghẹn ngào hành trình đưa tro cốt của người đã mất vì COVID-19 về với gia đình - 14

Tính đến 7h ngày 10/8, toàn tỉnh Khánh Hòa ghi nhận 3.596 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

Trong đó, Tp. Nha Trang 1.690 trường hợp, thị xã Ninh Hòa 1.508 trường hợp, huyện Diên Khánh 150 trường hợp, huyện Vạn Ninh 137 trường hợp, huyện Cam Lâm 69 trường hợp, Tp. Cam Ranh 33 trường hợp, huyện Khánh Vĩnh 8 trường hợp và huyện Khánh Sơn 1 trường hợp.

(Theo Người Đưa Tin)

Hải Dương ghi nhận thêm nhiều ca dương tính SARS-CoV-2, cách ly hơn 3.250 hộ dân

Sáng 10/8, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hải Dương thông tin, địa phương ghi nhận thêm 3 ca dương tính SARS-CoV-2. Huyện Gia Lộc đã thiết lập vùng cách ly toàn xã Gia Lương và 2 khu dân cư thị trấn Gia Lộc gồm hơn 3.256 hộ và hơn 8.500 nhân khẩu.

Trong đó, huyện Gia Lộc ghi nhận thêm 2 ca dương tính, đó là cháu Đ.G.B (SN 2013, trú tại thôn Cao Dương, xã Gia Khánh), con bệnh nhân N.T.T.T. Trường hợp còn lại là bà Đ.T.T (SN 1958, trú tại thôn Lũy Dương, xã Gia Lương).

Liên quan ca bệnh mới ghi nhận, huyện Gia Lộc đã thiết lập vùng cách ly y tế đối với toàn bộ xã Gia Lộc với 1.912 hộ dân, hơn 6.100 nhân khẩu; Khu dân cư số 5 và số 7 (thị trấn Gia Lộc) với 1.344 hộ, 2.442 nhân khẩu.

Huyện Nam Sách ghi nhận một trường hợp là anh P.N.A (SN 1982, trú tại thôn Mạc Đình, xã Thái Tân), là F1 của bệnh nhân Đ.V.T.

Quảng Cáo

Cũng theo CDC Hải Dương, đến nay lực lượng chức năng toàn tỉnh đã rà soát truy vết và lấy mẫu xét nghiệm 1.926/1949 cá nhân kinh doanh thịt chó mèo. Qua xét nghiệm xác định 1.161 trường hợp cho kết quả âm tính, số còn lại chưa có kết quả.

(Theo Tiền Phong)

Người phụ nữ “3 không” chạy xe sang quận khác bị đề xuất phạt 2,6 triệu

Sáng 10/8, trao đổi với PV, lãnh đạo UBND phường Cầu Ông Lãnh, quận 1, TP.HCM cho biết đã xử phạt 2,6 triệu đồng với người phụ nữ chở theo con gái không đeo khẩu trang, không đội mũ bảo hiểm, không giấy tờ xe.

N. không đeo khẩu trang, liên tục cự cãi với tổ công tác.

N. không đeo khẩu trang, liên tục cự cãi với tổ công tác.

Theo đó, người phụ nữ là N.T.N. (35 tuổi, tạm trú quận 4) bị công an phường xử phạt về các hành vi: không đeo khẩu trang, không đội mũ bảo hiểm, không xuất trình được giấy CMND/CCCD, giấy tờ xe, bằng lái xe.

Tổng số tiền công an phường đề xuất UBND phường xử phạt là 2,6 triệu đồng.

Theo đó, chiều 9/8, tại giao lộ Nguyễn Thái Học - Trịnh Văn Cấn, phường Cầu Ông Lãnh, tổ công tác trực tại chốt kiểm soát dịch COVID-19 đã phát hiện N. chạy xe máy từ quận 4 sang quận 1, không đeo khẩu trang, không đội mũ bảo hiểm nên tổ công tác đã kiểm tra.

Đội CSGT-TT Công an quận 1 thông báo các lỗi vi phạm thì người phụ nữ liên tục cự cãi với tổ công tác.

Chị N. cho hay mình đang đi mua đồ cá nhân nên mới từ quận 4 sang quận 1. CSGT cho rằng, việc người dân đi mua hàng hoá thiết yếu được chính quyền địa phương phát phiếu mua hàng, được cho phép đi cố định ở một số điểm mua bán trên địa bàn phường, quận.

Sau đó, tổ công tác đã gọi điện cho công an phường có mặt để xử lý. Trong quá trình làm việc chị N. nhất quyết không chịu ký vào biên bản vi phạm với các lỗi nêu trên.

Nam thanh niên trốn khỏi khu cách ly tập trung ở Quảng Nam

Sáng 10/8, Công an huyện Quế Sơn (tỉnh Quảng Nam) cho biết: Đơn vị vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với N.T.R. (24 tuổi, trú xã Quế Thuận, huyện Quế Sơn) vì hành vi trốn khỏi khu cách ly tập trung.

Địa điểm khu cách ly tập trung nơi nam thanh niên bỏ trốn.

Địa điểm khu cách ly tập trung nơi nam thanh niên bỏ trốn.

Theo Công an huyện Quế Sơn, trước đó, vào khoảng 21h ngày 8/8, tổ phục vụ tại cơ sở cách ly tập trung trường mẫu giáo Đông Phú (thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn) tiến hành kiểm tra và phát hiện N.T.R. không có mặt tại phòng ở thuộc cơ sở cách ly tập trung. Đến khoảng 22h cùng ngày, người này tự giác quay trở lại khu cách ly tập trung.

Ngay sau đó, lực lượng chức năng làm việc và R. thừa nhận hành vi vi phạm và cam kết sẽ chấp hành nghiêm biện pháp cách ly tập trung theo quy đinh. Lực lượng chức năng tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với N.T.R.

Công an huyện Quế Sơn đã phối hợp với các địa phương nơi N.T.R. từng đến trong thời gian bỏ trốn, tiến hành truy vết những trường hợp tiếp xúc với R để tổ chức lấy mẫu xét nghiệm, cách ly theo dõi y tế.

Cần Thơ: Người nghèo thiếu thực phẩm cứ điện thoại sẽ được hỗ trợ khẩn cấp

Ngày 10/8, bà Trần Thị Vĩnh Nghi, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Cần Thơ cho biết, TP đã đưa số điện thoại đường dây nóng (hotline) Hỗ trợ thực phẩm khẩn cấp đối với người dân gặp khó khăn vào hoạt động.

Mục tiêu của hoạt động này là “không để ai bị đói” trong thời gian Cần Thơ thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn TP.

Người khó khăn ở TP Cần Thơ cứ điện thoại đến số 1900 866 600, sẽ được xem xét hỗ trợ thực phẩm miễn phí.

Người khó khăn ở TP Cần Thơ cứ điện thoại đến số 1900 866 600, sẽ được xem xét hỗ trợ thực phẩm miễn phí.

Bà Nguyễn Thúy Hằng, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Cần Thơ, cho biết: “Nguồn thực phẩm hỗ trợ người dân người dân khó khăn qua đường dây nóng 1900 866 600 có được từ hệ thống MTTQ các cấp, đoàn thể, hội nhóm, mạnh thường quân, nhà hảo tâm... đóng góp”.

Với phương châm “đến nơi dân cần”, số hotline này sẽ tiếp nhận thông tin của người dân gặp khó khăn về thực phẩm trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn TP.

Ngay sau khi nhận được thông tin từ người dân cần hỗ trợ, Tổ công tác sẽ phối hợp với các lực lượng tại cơ sở để xác minh, hoàn cảnh khó khăn sẽ được hỗ trợ ngay lập tức.

Bà Trần Thị Vĩnh Nghi cho biết, từ khi hotline 1900 866 600 đi vào hoạt động ngày 7/8, Tổ công tác đã tiếp nhận nhiều cuộc gọi của người dân cần giúp đỡ.

“Qua đó, chúng tôi đã hỗ trợ kịp thời cho nhiều trường hợp người dân thật sự khó khăn, cần thực phẩm khẩn cấp”, bà nói.

Bên cạnh đó, hotline 1900 866 600 còn là kênh chia sẻ, hướng dẫn người dân về các vấn đề y tế liên quan đến các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 khi người dân cần hỗ trợ.

(Theo Báo Giao Thông)

Đại gia Việt làm gì giữa mùa COVID-19: Người vào bếp nấu ăn, người đến bệnh viện làm điều này
Trong đợt dịch COVID-19 lần này, nhiều đại gia Việt đã có những hoạt động vô cùng thiết thực khiến bao người ngưỡng mộ.

Đại gia tỷ phú

K.T (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19