Chủ tịch nước yêu cầu xem xét vụ án này để đáp ứng kỳ vọng của các tầng lớp nhân dân.
Mới đây, văn phòng chủ tịch nước đã có công văn gửi đến các cơ quan pháp luật về việc yêu cầu xem xét vụ siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như (37 tuổi, nguyên là Phó phòng quản lý rủi ro Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) chi nhánh TP.HCM). Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu các cơ quan bảo vệ pháp luật khẩn trương rà soát về vụ án, làm rõ hành vi phạm tội trên cơ sở đó xác định tôi danh và quyết định mức hình phạt theo đúng pháp luật, đúng người đúng tội.
Chân dung "siêu lừa" Huyền Như
Bên cạnh đó, chủ tịch nước cũng yêu cầu làm rõ và đầy đủ những vi phạm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến vụ án, tránh trường hợp bỏ lọt tội phạm để đáp ứng kỳ vọng các tầng lớp nhân dân, có tác dụng tốt trong việc răn đe, ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm.
Theo hồ sơ vụ án, từ đầu năm 2007, Huỳnh Thị Huyền Như nguyên là Phó phòng quản lý rủi ro Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) chi nhánh TP.HCM, sau đó được bổ nhiệm thêm Quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ) lúc đó là cán bộ tín dụng Viettinbank, chi nhánh TP.HCM đã vay cá nhân trên 200 tỷ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức và nhiều cá nhân với lãi suất cao để kinh doanh bất động sản tại TP.HCM, Đà Nẵng, Vũng Tàu… Đến 2010, do kinh doanh thua lỗ và phải trả lãi suất cao, nên mất khả năng thanh toán.
Để có tiền trả nợ, do nắm được nghiệp vụ ngân hàng và là quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, có thẩm quyền phê duyệt lệnh chuyển tiền của chủ tài khoản từ ngân hàng đi các đơn vị, doanh nghiệp theo quyết định của chủ tài khoản với mức 50 tỷ đồng một lệnh.
Từ tháng 3/2010 đến tháng 9/2011, Như đã giả danh Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TP.HCM để huy động tiền. Để thực hiện được mục đích của mình, Như đã thuê làm giả 8 con dấu đứng tên các cơ quan đơn vị như Viettinbank chi nhánh Nhà Bè và các công ty như công ty Phúc Vinh, Thịnh Phát, Hưng Yên, An Lộc… Làm giả tài liệu của hai ngân hàng Viettinbank và nhiều đơn vị, cá nhân khác để lừa đảo chiếm đoạt tiền của 9 công ty, 3 ngân hàng và 3 cá nhân tổng số tiền gần 4.000 tỉ đồng.
Có nhiều ý kiến trái chiều khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc
Vào tháng 1/2014, TAND TP.HCM mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Huyền Như cùng các đồng phạm về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức, Cho vay nặng lãi. Trong đó, kẻ cầm đầu là Như bị tuyên án chung thân. Phiên tòa kết thúc đã tạo nên nhiều ý kiến trái chiều khác nhau về vụ án.
Bên cạnh những ký kiến đồng ý với tội danh, mức án tòa sơ thẩm tuyên thì không ít ý kiến không đồng tính. Họ cho rằng, trong vụ án này đáng nhẽ phải xử Như về tội Tham ô tài sản và mức án chung thân là quá nhẹ, chưa đúng người đúng tội. Bên cạnh đó, họ cũng yêu cầu xem xét vai trò của ngân hàng Vietinbank trong vụ án này.
Suốt 15 ngày sau khi phiên tòa kết thúc, nhiều bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án đã có đơn kháng cáo. Bên cạnh đó, viện kiểm sát cũng kháng nghị phúc thẩm. Hiện, tòa phúc thẩm TANDTC đang xem xét hồ sơ vụ án.