Cô bé "chim cánh cụt" không tay không chân, sống cùng ông bà ngoại khiến nhiều người rơi nước mắt giờ ra sao?

NGỌC HÀ - Ngày 06/12/2022 14:30 PM (GMT+7)

Cô bé có nhiều sự thay đổi so với trước kia: lớn hơn, già dặn – chín chắn hơn và giống như một thiếu nữ miền Tây.

Năm 2018, dư luận không khỏi xúc động trước câu chuyện về cuộc sống của bé gái không tay không chân được mệnh danh là “chim cánh cụt” miền Tây nhưng lúc nào cũng lạc quan, yêu đời và ngoan ngoãn. Cô bé sở hữu cái tên rất hiếu thảo – Trần Thị Hiếu Thảo (SN 2010, Sóc Trăng) với hoàn cảnh: cha mất sớm, mẹ đi bước nữa và ở cùng ông bà ngoại ở xứ Cù lao Dung.

Một ngày đẹp trời, chúng tôi có cơ hội về Sóc Trăng gặp lại cô bé “chim cánh cụt” với mong muốn tìm hiểu cuộc sống hiện tại có khó khăn và đổi thay gì hay không? “Giờ con bé lớn lắm rồi! Nó càng trưởng thành càng ngoan ngoãn, lễ phép và học giỏi. Nó chính là niềm tự hào của vợ chồng bà Cho (tức bà ngoại bé Hiếu Thảo – PV).

Nhà bà Cho cũng nhờ con bé mà “đổi đời”, có ngôi nhà khang trang để ở, không phải ở nhà lá rách rưới như vài năm trước”, chú Tư Vũ (59 tuổi) – một người hàng xóm của gia đình bé Hiếu Thảo cho biết.

Bé Hiếu Thảo trò chuyện cùng anh Như Phú - chủ kênh Độc lạ Bình Dương.

Bé Hiếu Thảo trò chuyện cùng anh Như Phú - chủ kênh Độc lạ Bình Dương.

Chúng tôi liền gặng hỏi vì sao lại nhờ bé Hiếu Thảo mới được “đổi đời”, chú Tư Vũ nói tiếp: “Năm đó, con bé được báo đài đưa tin quá trời. Mạnh thường quân thấy hoàn cảnh khổ cực quá nên đã tìm về giúp đỡ chút ít tiền bạc để vợ chồng bà Cho xây dựng ngôi nhà gạch. Vì thế họ mới có ngôi nhà chắc chắn như thế này”.

Về phía bà Cho, bà cho biết đến giờ vẫn chẳng thể nào quên được ơn nghĩa của những người đã giúp đỡ gia đình có căn nhà vững chãi, bé Hiếu Thảo có điều kiện đến trường học như bây giờ. “Nhờ chú Cường ở Sài Gòn và rất nhiều nhà hảo tâm khác mà vợ chồng tôi có động lực xây dựng căn nhà này. Người ta đồn gia đình tôi được cho hết nhưng thực tế vẫn phải vay mượn thêm vì làm căn nhà đâu phải ít tiền”, người phụ nữ 68 tuổi bộc bạch.

Dù không có đôi lành lặn như bạn bè song bé Hiếu Thảo viết chữ vừa nhanh vừa đẹp.

Dù không có đôi lành lặn như bạn bè song bé Hiếu Thảo viết chữ vừa nhanh vừa đẹp.

Bà Cho vừa dứt lời, bé Hiếu Thảo vội dùng đôi bàn tay không lành lặn đẩy chiếc xe lăn ra ngoài sân. Cô bé có nhiều sự thay đổi so với trước kia: lớn hơn, già dặn – chín chắn hơn và giống như một thiếu nữ miền Tây. Điều này khiến chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi thoáng nhìn qua chẳng ai tin đó là một cô bé 12 tuổi.

“Giờ cuộc sống của con ổn lắm! Con đang học lớp 7, năm nào cũng đạt học sinh giỏi. Con không có tay như các bạn nhưng viết chữ nhanh viết chữ đẹp. Thầy giáo khen con, bảo con là tấm gương cho các bạn học tập theo”, cô bé “chim cánh cụt” vừa khoe vừa cầm chiếc bút viết lên trang giấy trắng hai chữ: Hiếu Thảo – tên thật của cô bé, đồng thời nhắc nhở bản thân phải luôn hiếu kính với ông bà ngoại – người đã nuôi dưỡng cô bé từ lúc đỏ hỏn đến giờ.

Hằng ngày, Hiếu Thảo được ông ngoại đưa đến trường rồi đón về nhà. Cô bé bảo có thể chạy bằng xe lăn nhưng ông bà sợ nguy hiểm, gặp tai nạn nên không muốn bé tự lập trong chuyện đó. Còn việc sử dụng đôi chân để đi lại, cô bé hiện rất hạn chế vì không còn khoẻ khoắn như trước, chỉ cần lết vài trăm mét là đầu gối đỏ ửng, hai chân mỏi nhừ.

Cô bé hiện rất hạn chế vì không còn khoẻ khoắn như trước, chỉ cần lết vài trăm mét là đầu gối đỏ ửng, hai chân mỏi nhừ.

Cô bé hiện rất hạn chế vì không còn khoẻ khoắn như trước, chỉ cần lết vài trăm mét là đầu gối đỏ ửng, hai chân mỏi nhừ.

“Xưa bé, con có thể tự đi ra ngoài chùa, cách nhà gần 1km mà chẳng thấy mệt mỏi gì cả. Giờ con chỉ cần ra đến đầu ngõ là hai đầu gối trầy xước và mệt mỏi. Vì thế đi đâu con toàn dùng xe lăn thôi. Song thi thoảng, con vẫn tự đi bằng đầu gối giúp ngoại quét sân, rửa bát hoặc phụ chăm sóc đàn heo mấy chục con”, cô bé 12 tuổi chia sẻ.

Nhắc đến chuyện mẹ có hay về thăm hay không, cô bé “chim cánh cụt” thật thà: “Một năm, mẹ về một lần thăm con với ông bà ngoại. Mẹ ở trên Bình Dương làm công nhân nhưng thất nghiệp rồi. Mẹ phải đi làm mướn kiếm tiền gửi về mua sữa cho hai em của con”.

Lúc này bà Cho trầm buồn: “Chồng thứ hai của mẹ con bé mới chết hơn 3 tháng nay. Mẹ nó lại thất nghiệp nên phải gửi 2 đứa em của nó về cho chúng tôi chăm sóc. Con gái tôi đoản mệnh, cưới 2 người chồng thì cả 2 đều bị tai nạn qua đời. Giờ nó còng lưng lo cho 3 đứa trẻ mà tội quá”.

Thi thoảng, Hiếu Thảo vẫn tự đi bằng đầu gối giúp ngoại quét sân, rửa bát phụ giúp bà ngoại.

Thi thoảng, Hiếu Thảo vẫn tự đi bằng đầu gối giúp ngoại quét sân, rửa bát phụ giúp bà ngoại.

Thấu hiểu sự khốn khổ của mẹ và vất vả của ngoại, Hiếu Thảo ước mơ có đôi chân giả để đi lại thuận lợi hơn và có nhiều tiền đi học, đỡ đần được gia đình. “Con sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành bác sĩ chữa bệnh cho bà ngoại và người nghèo”, cô bé 12 tuổi nói.

Đám cưới trăm tỷ của ái nữ đại gia Kiên Giang: Chị gái lớn từng gây choáng với đám cưới 11 tỷ đồng cách đây 6 năm
Trong đám cưới của ái nữ Ngọc Mai, đại gia miền Tây đã tặng con gái của hồi mồn bằng tài sản và quyền điều hoành các cụm công ty con tại Cà Mau của tập đoàn với tổng trị giá vào khoảng 300 tỷ đồng.

Đám cưới

NGỌC HÀ (Nguồn: Độc lạ Bình Dương)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Những câu chuyện cảm động