Bí ẩn ngôi mộ cổ ở Đà Nẵng, liên quan đến nàng công chúa Việt xinh đẹp bị đưa lên giàn hỏa thiêu

NGỌC HÀ - Ngày 02/12/2022 14:10 PM (GMT+7)

"Làng có một ngôi mộ cổ tồn tại 700 năm. Chúng tôi vẫn truyền tai nhau rằng đó là mộ của "vị tiền hiền" tức vị tướng dưới trướng Trần Khắc Chung hi sinh trong cuộc giải cứu công chúa Huyền Trân thoát khỏi lửa thiêu của người Chiêm Thành", người đàn ông nói.

Làng Nam Ô (Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) vốn được mệnh danh là vùng đất "huyền sử" với di tích lịch sử gắn liền với những huyền thoại của dân làng thuở mở cõi, xây dựng đất nước, như: miếu Âm linh, giếng vuông của người Chăm Pa cổ... Trong đó chúng ta không thể không nhắc đến câu chuyện về công chúa Huyền Trân và cuộc giải cứu công chúa do tướng Trần Khắc Chung chỉ huy 5.000 quân lính tiến hành vượt biển đến kinh đô của vương quốc Chăm.

"Làng có một ngôi mộ cổ tồn tại 700 năm. Chúng tôi vẫn truyền tai nhau rằng đó là mộ của "vị tiền hiền" tức vị tướng dưới trướng Trần Khắc Chung hi sinh trong cuộc giải cứu công chúa Huyền Trân thoát khỏi lửa thiêu của người Chiêm Thành.

Xưa dân làng để tưởng nhớ công ơn mở bờ cõi của công chúa và vị tướng này đã quyên góp tiền, công sức xây dựng ngôi miếu như muốn "nhắc nhở" con cháu đời sau nhớ công ơn của bà và các vị "tiền hiện triệu cơ"", anh Tuấn Vũ (40 tuổi) - người dân làng Nam Ô cho biết.

Một góc của làng chài Nam Ô.

Một góc của làng chài Nam Ô.

Sử sách ghi rằng, năm 1301 nhận được lời mời từ vua Chế Mân, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông mặc trang phục tăng lữ bắt đầu cuộc hành trình du ngoạn từ núi Yên Tử vào đất Chiêm Thành làm chính khách. Thái thượng hoàng say mê trược vẻ đẹp hoang sơ với tháp vàng, tháp bạc nguy nga và cảnh sông núi hữu tình nên đã ở lại nơi đây đến 9 tháng.

Đến ngày về, cảm động trước tấm lòng hiếu khách của Chế Mân, Thái thượng hoàng đã hứa gả công chúa xinh đẹp của mình là công chúa Huyền Trân. Vua Chế Mân lòng vui như mở cờ bởi bấy lâu đã nghe danh tiếng công chúa xinh đẹp, dù đã có chính thất là hoàng hậu Tapasi.

Sau đó nhiều lần vua Chế Mân đã phái sứ giả sang kinh thành Thăng Long dâng lễ xin cưới công chúa. Song khi ấy  Huyền Trân mới 13 tuổi nên vua Trần Nhân Tông chưa quyết định.

Năm 1306, khi hoàng hậu Tasipa qua đời, vua Chế Mân dâng hai Châu - Lý, từ bờ Nam sông Hiếu (Đông Hà, Quảng Trị) đến bờ Bắc sông Thu Bồn, (Quảng Nam) cho triều đình Đại Việt làm quà cưới. Vua Trần Nhân Tông đồng ý gả công chúa cho Chế Mân.

"Người dân trong làng, từ người già cho đến trẻ nhỏ giờ vẫn nhớ câu ca dao tả nỗi lòng của công chúa Huyền Trân khi ở mảnh đất này, chờ đợi ngày trở về cố hương: “Chiều chiều ra ngó Hải Vân/ Chim kêu gành đá, ngẫm thân lại buồn”, anh Tuấn Vũ nói.

Gần 1 năm công chúa sang Chế Mân làm hoàng hậu, tháng 5/1307, vua bạo bệnh qua đời. Từ đó Huyền Trân công chúa gọa bụa. Theo tục lệ của người Chăm Pa lúc bấy giờ “vua chết, hậu phải chết theo”. Song công chúa đang mang thái thái tử nên việc thỏa thiêu được lùi lại. 5 tháng sau công chúa chuẩn bị lên giàn hỏa thiêu theo như dự đinh.

Ngôi mộ cổ.

Ngôi mộ cổ.

Ở Đại Việt, vua Trần Anh Tông nghe tin công chúa lên giàn hỏa thiêu không khỏi xót xa. Nhiều cuộc bàn cách giữa các quân thần nhà Trần diễn ra nhằm giải cứu công chúa hồi quốc. Cuối cùng vua Trần Anh Tông đã cử Trần Khắc Chung và Đặng Thiệu sang Chiêm Thành phúng điếu tang lễ rồi tìm cách cướp công chúa về nước.

Tuân lệnh, tướng võ Trần Khắc Chung đã đưa 5000 quân sĩ, lương thảo và một số thuyền lớn vượt biển. Lợi dụng quân lính gác sơ sài, khi làm lễ xong ở bờ biển Thị Nài (Quy Nhơn), theo mưu kế đã định sẵn, tướng Trần Khắc Chung đã dong thuyền nhẹ đưa công chúa lên thuyền lớn rồi căng buồng ra Bắc. Thấy vậy, quân Chiêm thành đuổi theo, được quân Việt phục binh tiêu diệt. Đoàn thuyền đưa công chúa hồi Bắc, từ Bình Đinh ra Thăng Hoa, vào Cửa Đại rồi theo sông Cổ Cò. Đến đây, đoàn quân giải cứu công chúa đi bằng đường bộ đến Xuân Sơn Hoa (Nam Ô) thì dừng lại tìm cách vượt Hải Vân Quan.

Khi biết Công chúa Huyền Trân cùng đoàn quân Trần Khắc Chung đang dừng chân ở đó, quân Chiêm Thành liền kéo quân ra, bao vây tứ phía. Cuộc chiến giữa quân Đại Việt và quân Chăm giao tranh khốc liệt mấy ngày liền. Lúc này, vị tướng “tiền quân oai” tuân lệnh tướng Trần Khắc Chung đã chỉ huy 200 quân lính chốn chặn hậu để công chúa từ mõm Hạc, xuống thuyền nhẹ ra đến thuyền lớn đợi ở ngoài khơi, giong thuyền theo gió thuận đưa về cố quốc.Còn quân sĩ ở lại anh dũng chiến đấu đến khi cái thuyền của công chúa cùng Trần Khắc Chung khuất xa sau dãy núi.

Vì cuộc chiến không cân sức nên vị tướng quân chỉ huy và toán quân đánh chặn đã anh dũng hy sinh trong trận đánh đó. Sau đó, nhân dân hỗn cư Chàm - Việt nơi đây đã chôn cất tử tế vị tướng dưới chân Tháp Chàm Trà Bì.

Quay trở về ngôi mộ cổ, anh Tuấn Vũ cho biết, dân làng Nam Ô không biết danh tính, gốc tích của vị tướng kia nên đã đặt tên cho ngôi mộ là “Tiền hiền triệu cơ” (tạm dịch là “ tiền hiền mở cõi”) ghi công và tri ân các tiền nhân đã mở cõi đất phương Nam.

Cứ đến ngày 24/6 âm lịch hằng năm, đình làng Nam Ô lại tổ chức cúng tế “lễ Tiền hiền”. Ông Đặng Dùng - Người ghi chép sử của làng Nam Ô từng cho biết, câu chuyện tương truyền ở làng phù hợp với hoàn cảnh các vị tướng đã có đã hy sinh cho sứ mệnh cao cả nhưng tiếc rằng công lao của các vị tướng không được ghi chép trong lịch sử.

Ngôi mộ cổ nổi tiếng ở công viên Tao Đàn, xuất hiện nhiều đồn đoán ma quỷ và lý giải đầy thuyết phục
Ai đi ngang qua công viên Tao Đàn đều có thể nhìn thấy nhưng thông tin về chủ nhân của ngôi mộ từng là một ẩn số.

Độc lạ Việt Nam

NGỌC HÀ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h