COVID-19 11/1: 300 giáo viên và học sinh trở thành F0, nhiều trường học ra thông báo khẩn

K.T - Ngày 11/01/2022 12:14 PM (GMT+7)

Dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đang có những diễn biến phức tạp. Tính từ 26/12/2021 đến nay, hơn 60 trường học ở hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh đã phải cho học sinh tạm dừng việc học trực tiếp tại trường, chuyển sang hình thức học trự

12 diễn biến

Ninh Bình thêm ổ dịch mới, nhiều trường chuyển sang học trực tuyến

Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Ninh Bình, đến nay, toàn tỉnh Ninh Bình hiện có 26 ổ dịch, với 960 ca bệnh, nhiều ca ghi nhận ở những nơi tập trung đông người như trường học, công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh... và lây lan ra diện rộng ở nhiều địa phương trong tỉnh.

Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, số lượng ca F0 tăng nhanh, vượt quá số giường bệnh tại các cơ sở y tế dự kiến dành cho điều trị F0 thể nhẹ hoặc không triệu chứng. Cùng với đó, các cơ sở cách ly tập trung tại các huyện, thành phố trong tỉnh cũng đều quá tải. Lực lượng làm nhiệm vụ, nhất là ngành y tế trong công tác dự phòng, chăm sóc, điều trị chịu nhiều áp lực và quá tải tại nhiều địa phương...

Đến nay, toàn ngành giáo dục tỉnh Ninh Bình đã ghi nhận trên 300 trường hợp F0 là cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh các trường học trong tỉnh. Ảnh: Hạnh Chi

Đến nay, toàn ngành giáo dục tỉnh Ninh Bình đã ghi nhận trên 300 trường hợp F0 là cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh các trường học trong tỉnh. Ảnh: Hạnh Chi

Theo Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Bình, tính từ 26/12/2021 đến hết 9/1/2022, 60 trường học ở hầu hết cả địa phương trong tỉnh ra thông báo khẩn cho học sinh phải tạm dừng đến trường, chuyển sang hình thức học trực tuyến. Đến nay, toàn ngành giáo dục tỉnh Ninh Bình đã ghi nhận trên 300 trường hợp F0 là cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh các trường học trong tỉnh.

Về diễn biến tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, ngành y tế Ninh Bình dự báo sẽ xuất hiện thêm ổ dịch và số ca mắc mới, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Ninh Bình vừa yêu cầu các huyện, thành phố trên cơ sở thực tế của địa phương, thành lập thêm các khu cách ly, điều trị F0; phối hợp với ngành y tế để điều phối, tổ chức cách ly, điều trị kịp thời các ca F0 ghi nhận mới tại địa phương mình.

Bên cạnh đó, Sở Y tế tỉnh Ninh Bình khuyến khích người dân tự thực hiện xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 cho bản thân và gia đình và chỉ nên sử dụng các test xét nghiệm đã được Bộ Y tế công bố, cấp phép lưu hành.

Khi phát hiện kết quả xét nghiệm dương tính với test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2, người dân cần bình tĩnh, đeo khẩu trang y tế, không tiếp xúc với người khác, tự cách ly tại nhà và gọi điện ngay cho y tế địa phương, chính quyền tổ dân phố để được tư vấn, hỗ trợ và xử lý theo quy định. Tuyệt đối không tự ý di chuyển ra khỏi nơi cư trú khi chưa được các cơ quan chuyên môn thông báo, có hướng dẫn thực hiện.

Song song với đó, người dân vẫn thực hiện nghiêm các quy định về 5K; chủ động khai báo y tế với Trạm y tế, chính quyền địa phương; khi có các triệu chứng hoặc biểu hiện bất thường như ho, sốt, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác cần báo ngay cho y tế nơi gần nhất để được hướng dẫn và thực hiện các biện pháp cần thiết để sàng lọc dịch bệnh.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/ninh-binh-them-o-dich-moi-nhieu-truong-chuyen-sang-hoc-truc-t...

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế thông tin việc có hay không kit xét nghiệm phát hiện Omicron

Công văn nêu rõ, những ngày gần đây báo chí phản ánh tình trạng rao bán tràn lan " kit xét nghiệm phát hiện Omicron ".

Cụ thể, nhiều hội, nhóm trên các trang mạng xã hội gần đây liên tục rao bán các loại kit xét nghiệm được cho là có khả năng phát hiện biến chủng Omicron.

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, muốn xác định được một ca mắc thuộc biến chủng gì cần phải trải qua quy trình giải mã trình tự gene rất phức tạp. Hiện nay không có kit xét nghiệm thương mại nào được bán trên thị trường để kiểm tra ra biến chủng Omicron.

Trước tình trạng trên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế có văn bản thông báo chính thức về việc có hay không kit xét nghiệm phát hiện Omicron, công khai thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Theo Bộ Y tế, đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 31 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (14), TP. HCM (12), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2).

Bộ Y tế đánh giá nguy cơ xâm nhập và lây lan từ Omicron là rất lớn. Từ đầu tháng 12, các địa phương được yêu cầu tăng cường biện pháp phòng chống dịch; giám sát, xét nghiệm, cách ly người nhập cảnh, đặc biệt là trường hợp đến/đi về từ các quốc gia, khu vực đã ghi nhận và lây lan biến chủng mới. Mẫu bệnh phẩm nghi nhiễm Omicron được gửi đến Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur để xét nghiệm, giải trình tự gene virus.

Nguồn: http://danviet.vn/thu-tuong-yeu-cau-bo-y-te-thong-tin-viec-co-hay-khong-kit-xet-nghiem-...

Hà Nội gia tăng F0 nặng, nguy kịch

Thống kê của Bộ Y tế, hiện có 450 bệnh nhân COVID-19 điều trị ở Hà Nội trong tình trạng nặng, nguy kịch, tăng hơn 40 ca so với 2 ngày trước (ngày 8/1). Trong các bệnh nhân nặng, nguy kịch có gần 400 ca thở ô xy qua mặt nạ, gọng kính (tăng 24%), số còn lại là bệnh nhân thở máy, lọc máu và đặt ECMO (hệ thống tim phổi ngoài màng cơ thể).

Bệnh nhân COVID-19 nặng điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương Ảnh: Thái Hà

Bệnh nhân COVID-19 nặng điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương Ảnh: Thái Hà

Tính đến hết ngày 9/1, toàn thành phố có hơn 46.600 bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị và cách li. Các bệnh viện của Hà Nội đang điều trị cho gần 3.000 bệnh nhân ở tầng 2 và 3. Hiện có hơn 43.300 F0 thuộc tầng 1, chiếm 93% tổng bệnh nhân đang điều trị tại Hà Nội. Từ 29/4 đến nay, Hà Nội có 260 bệnh nhân tử vong. Tỉ lệ tử vong trên tổng số mắc tăng từ 0,3% lên 0,4%.

PGS.TS Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), cho biết hiện có khoảng 200 bệnh nhân điều trị tại đây. Trong đó hơn 1 nửa là bệnh nhân nặng, nguy kịch, phải can thiệp ECMO, thở máy, HFNC, ô xy mask/gọng kính...

“Tổn thương nặng nhất trong COVID-19 là tổn thương phổi, hô hấp, đòi hỏi nhiều thời gian phục hồi của cơ thể, có thể ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, tuổi thọ của bệnh nhân. Thậm chí, những người bị tổn thương phổi lớn hai bên, không còn khoảng lành rất khó hồi phục”, PGS.TS Hoàng Bùi Hải cho biết.

Ngoài ra có những tổn thương khác như bệnh nhân nằm hồi sức lâu sẽ bị yếu cơ do bệnh lí hồi sức, dùng thuốc, thở máy, bị loét, tì đè. Trong quá trình điều trị COVID-19, bệnh nhân cũng có thể bị đột quỵ do tình trạng tăng đông máu, sự tương tác với bệnh lí nền như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu.

Tập trung phân tích số ca nặng và tử vong

Phân tích về tình hình dịch tại Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội, khẳng định: “Hiện chưa phải là đỉnh dịch vì số ca mắc tại Thủ đô sẽ còn tăng từ giờ đến Tết Nguyên đán do chủng Delta lây nhiễm nhanh, chưa kể biến thể mới Omicron với tốc độ lây lan nhanh đã được ghi nhận tại nước ta.

Thêm nữa dịch đã lan rộng ở cộng đồng, gần tết người dân giao thương, đi lại nhiều sẽ gia tăng F0. Dự kiến đỉnh dịch sẽ đến vào sau Tết Nguyên đán. Chúng ta không nên quan tâm nhiều đến số ca hôm nay bao nhiêu, tăng cao như thế nào, nên tập trung vào số ca nặng, ca tử vong. Chúng ta không khống chế được ca mắc, chỉ khống chế được ca tử vong”.

Theo PGS.TS Hùng, ngành y tế Hà Nội cần phân tích các ca tử vong thuộc đối tượng nào, đã tiêm vắc xin hay chưa và phân tích nguyên nhân tử vong. Trong đó phải nêu rõ nguyên nhân tử vong do tiếp cận y tế muộn, điều trị muộn hay không, để từ đó có những biện pháp điều chỉnh nhằm giảm tỉ lệ tử vong.

Cùng quan điểm, PGS.TS Hoàng Bùi Hải cho rằng nên tập trung vào số ca nặng, ca có nguy cơ chuyển nặng thay vì việc quan tâm ca nhiễm tăng từng ngày. Trong đó cần phát hiện sớm các ca nguy cơ để đưa vào bệnh viện điều trị, giảm ca chuyển nặng và giảm tỉ lệ tử vong.

Về vấn đề cách li và điều trị F0 tại nhà, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng đề xuất, Hà Nội nên mở rộng cách li, điều trị tại nhà đối với F1 và F0, mở rộng thêm các đối tượng trên 50 tuổi, không có bệnh nền và đủ các điều kiện cách li.

Theo TS. Hải, với những F0 nên cho ở nhà, người thân có thể chăm sóc, theo dõi sát, phát hiện nguy cơ trở nặng. “Nếu đưa đến các cơ sở thu dung sẽ là gánh nặng cho ngành y tế, nhân viên quá tải. Chúng ta hoàn toàn có thể cho người bệnh ở nhà tùy theo triệu chứng của người bệnh”, TS. Hải nói.

Các chuyên gia y tế cũng cho rằng Hà Nội nên có nhiều đội y tế lưu động, y tế phường, y tế khu phố để phát hiện chuyển nặng và đưa lên tuyến trên kịp thời.

Nguồn: https://tienphong.vn/ha-noi-gia-tang-f0-nang-nguy-kich-post1408571.tpo

Hơn 40.700 F0 ở Hà Nội đang được điều trị ra sao?

Trong bối cảnh này, sự góp sức của các đoàn viên thanh niên trong việc chăm sóc F0 điều trị tại nhà giúp ích rất lớn trong việc giảm tải cho tuyến trên.

Hỗ trợ tư vấn F0 sau giờ học, giờ làm

Nguyễn Khánh Linh (SV năm 3 Đại học Ngân hàng, trú tại phường Trần Phú, quận Hoàng Mai) là một trong hàng nghìn thanh niên tình nguyện tham gia hoạt động hỗ trợ F0 tại nhà ở Hà Nội, kể từ khi các ca mắc COVID-19 tăng đột biến.

Công việc chính của Linh trong tổ hỗ trợ là hàng ngày nhận danh sách các F0 đã được trạm y tế thống kê. Sau đó, rà soát, nếu có ca xuất hiện trên địa bàn được giao quản lý, Linh sẽ nhanh chóng liên lạc để kịp thời hỗ trợ, tư vấn.

Tổ hỗ trợ F0 tại nhà do Đoàn Thanh niên phường Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội đảm trách nhập dữ liệu và tư vấn cho bệnh nhân Covid-19 điều trị tại nhà.

Tổ hỗ trợ F0 tại nhà do Đoàn Thanh niên phường Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội đảm trách nhập dữ liệu và tư vấn cho bệnh nhân Covid-19 điều trị tại nhà.

Đều đặn ngày 2 lần, Linh hướng dẫn F0 cập nhật tình hình sức khỏe lên hệ thống để theo dõi, đồng thời là đầu mối kết nối, giải đáp những thắc mắc về bệnh tình giữa người bệnh và cán bộ y tế.

Không những vậy, mỗi ngày ngoài việc hỏi thăm sức khỏe, nếu gia đình F0 có nhu cầu nhu yếu phẩm cũng sẽ được Linh tiếp nhận và phối hợp với các thành viên trong tổ hỗ trợ.

“Công việc không quá nặng nề nhưng cũng ngốn khoảng thời gian nhất định; trong khi em vẫn theo học online tại trường và vẫn đang duy trì các lớp dạy thêm trực tuyến. Chính vì vậy, em luôn cố gắng bố trí thời gian hợp lý để hoàn thành công việc. Thông thường em dành khoảng thời gian đầu giờ sáng và buổi tối để trao đổi với các F0, hoặc tranh thủ bất kỳ thời gian nào rảnh rỗi”, Linh chia sẻ.

Linh cho biết, điều đáng mừng, hầu hết các bệnh nhân điều trị tại nhà trên địa bàn phụ trách đều đã tiêm đủ liều vaccine nên diễn tiến bệnh khá nhẹ nhàng.

Có nhiều ca không có triệu chứng hoặc chỉ ho, sốt, trung bình từ 5-7 ngày người bệnh đã âm tính.

Còn theo anh Nguyễn Đăng Mạnh (Trưởng nhóm Hỗ trợ F0 Đoàn Thanh niên phường Thịnh Liệt, Hoàng Mai), tính từ 29/11 đến nay, trên địa bàn phường có tổng số 500 F0 đang điều trị tại nhà, một số diễn biến xấu đã được chuyển vào cách ly tại khu tập trung của quận.

Thời gian cuối năm 2021, bình quân mỗi ngày có khoảng 20-30 ca F0 điều trị tại nhà, tuy nhiên sang những ngày đầu năm 2022 mỗi ngày khoảng 35 ca F0 và con số ngày càng tăng.

Hiện, ngoài việc thiết lập các tổ hỗ trợ, tư vấn F0 tới từng tổ dân phố, khu dân cư, Đoàn thanh niên phường còn tổ chức đội nhập dữ liệu F0 và đội phản ứng nhanh.

Theo ông Vũ Cao Cương, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, để theo dõi, điều trị hiệu quả, Hà Nội vừa sửa đổi quy trình phối hợp trong việc quản lý, theo dõi F0 tại nhà.

Theo đó, ngoài quy định chức năng nhiệm vụ của các trạm y tế, trạm y tế lưu động, quy trình quản lý F0 tại nhà sẽ có sự tham gia của Tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID-19, trong đó nòng cốt là lực lượng thanh niên.

Tổ này có nhiệm vụ nhập thông tin người mắc COVID-19 lên hệ thống phần mềm sau khi nhận được dữ liệu từ y tế cơ sở; hỗ trợ F0 tại nhà biết cách khai báo thông tin sức khỏe hàng ngày vào phần mềm…

Tổ sẽ thông báo ngay cho nhân viên y tế khi F0 có dấu hiệu chuyển nặng hoặc dấu hiệu bất thường để nhân viên y tế kịp thời vận chuyển F0 đến bệnh viện theo đúng phân tầng đã quy định.

Trong bối cảnh ca mắc ngày càng tăng cao, hoạt động của tổ hỗ trợ này giúp giảm tải rất nhiều cho lực lượng y tế tuyến trên.

Phân luồng từ tuyến dưới, tránh quá tải cơ sở điều trị

Tính đến thời điểm này, Hà Nội đang điều trị cho hơn 40.700 F0, trong đó gần 79% đang điều trị tại nhà (hơn 31.300 người), 6.736 bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở thu dung của thành phố, quận/huyện (tầng 1); gần 2.700 bệnh nhân điều trị tại các bệnh viện (gồm tầng 2 và 5 bệnh viện tầng 3 của thành phố); gần 340 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Theo bà Trần Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, 3 giải pháp chính để phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay đang được Hà Nội tập trung thực hiện là tăng cường tiêm vaccine; cung cấp thuốc đầy đủ kịp thời cho người bệnh và quản lý chặt chẽ bệnh nhân điều trị tại nhà, hạn chế tối đa bệnh nhân chuyển tầng.

Bà Hà cho biết, Hà Nội không thiếu thuốc điều trị COVID-19 và sắp tới thành phố sẽ được bổ sung thêm 200.000 liều Molnupiravir; các quận, huyện sẽ nhanh chóng phân bổ thuốc cho các F0 điều trị tại nhà, không để bệnh nhân chuyển tầng...

Trao đổi với Báo Giao thông, PGS. TS. Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Bộ Y tế nhận định, mặc dù ca mắc mới tại Hà Nội vẫn tiếp tục tăng cao nhưng tình hình vẫn được kiểm soát bởi phần lớn các ca mắc mới nhẹ, phù hợp với điều trị tại nhà.

Hơn nữa với mô hình điều trị tại nhà như hiện nay, việc san sẻ trách nhiệm công việc như nhập liệu F0 tại nhà lên hệ thống, tiếp xúc hỗ trợ, tư vấn F0… của các đoàn viên thanh niên sẽ giúp lực lượng y tế tập trung vào công tác chuyên môn, tránh quá tải cơ sở điều trị tuyến trên.

“Hà Nội cần đẩy mạnh mô hình điều trị tại nhà, giảm bớt tập trung bệnh nhân COVID-19 nhẹ, không triệu chứng tại các trạm y tế lưu động, tránh quá tải, dẫn đến việc chăm sóc điều trị kém hiệu quả”, ông Phu nói.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/hon-40700-f0-o-ha-noi-dang-duoc-dieu-tri-ra-sao-d538811.htm...

Đà Nẵng: Ghi nhận thêm 543 ca Covid-19

Trong tổng 543 ca nêu trên có 478 ca có khả năng lây lan cho cộng đồng, 65 ca khó có khả năng lây lan.

478 ca có khả năng lây lan ra cộng đồng này được ghi nhận ở 7 quận, huyện là quận Sơn Trà (85 ca), quận Liên Chiểu (84 ca), quận Ngũ Hành Sơn (78 ca), quận Cẩm Lệ (76 ca), quận Hải Châu (64 ca), quận Thanh Khê (61 ca), huyện Hòa Vang (30).

Nếu phân theo tình trạng, trong 543 ca trên có 8 ca cách ly tập trung, 136 ca cách ly tại nhà, 53 ca trong khu phong tỏa và 346 ca chưa được cách ly (ca cộng đồng).

Theo ghi nhận của Người Đưa Tin, 346 ca bệnh chưa được cách ly của Tp.Đà Nẵng phần đông là những trường hợp được lấy mẫu định kỳ, tự đi xét nghiệm khi có triệu chứng hoặc được xét nghiệm khi đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh, cụ thể: 149 ca phát hiện khi đến các cơ sở y tế khám bệnh, 12 ca là bệnh nhân đến chạy thận định kỳ tại Bệnh viện Đà Nẵng, 14 ca có triệu chứng được các trạm y tế lấy mẫu, 56 ca tự test nhanh dương tính, 20 ca test nhanh dương tính tại công ty 28, 6 ca làm Công ty Thủy sản Đà Nẵng xét nghiệm định kỳ, 1 ca làm Công ty TNHH Vina Foods Kyoei được Phòng khám Thiện Nhân xét nghiệm định kỳ.

Ba ca làm Công ty Tư vấn Điện miền Trung xét nghiệm định kỳ, 1 ca lấy mẫu tại Công ty Fujikura - KCN Hòa Cầm, 14 ca lấy mẫu tại Công ty Hữu Nghị, 7 ca lấy mẫu tại Công ty Matrix Cẩm Lệ, 1 ca lấy mẫu tại Công ty PIVINA, 3 ca lấy mẫu tại Công ty Thuỷ sản Miền Trung.

12 ca đại diện hộ gia đình phường Hòa Hải, 43 ca lấy mẫu tiểu thương chợ Bắc Mỹ An, 1 ca là lực lượng phòng chống dịch phường Thuận Phước, 1 ca là nhân viên Viện 199 xét nghiệm định kỳ, 1 ca là nhân viên Viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng xét nghiệm định kỳ, 1 ca xét nghiệm tại sân bay Đà Nẵng.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/da-nang-ghi-nhan-them-ca-covid-19-a539690.html

Đà Lạt thành vùng cam, lập khu điều trị COVID-19 ở ký túc xá sinh viên

Do số ca nhiễm COVID-19 tăng cao trong những ngày gần đây, hai thành phố ở tỉnh Lâm Đồng là Đà Lạt và Bảo Lộc nâng cấp độ dịch lên nguy cơ cao (cấp 3, vùng cam). Hiện đã có 9/16 xã, phường trên địa bàn TP Đà Lạt là vùng cam, bao gồm phường 1-phường 6, phường 8, phường 10 và xã Tà Nung.

Trước tình hình đó, ngoài Tổ COVID-19 tại cộng đồng đã hoạt động lâu nay, tất cả các phường, xã ở Đà Lạt cấp tốc lập thêm các Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng. Các tổ này hỗ trợ cho các Trạm Y tế lưu động phường, xã trong công tác phòng, chống dịch; quản lý, chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại địa phương.

Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng chịu sự điều hành, chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn y tế của Trạm Y tế hoặc Trạm Y tế lưu động các phường, xã.

Trung tâm Y tế Đà Lạt phối hợp với Phòng Y tế và các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn về chuyên môn y tế cho UBND các phường, xã thực hiện Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng.

Những người tham gia Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng cần được tiêm đủ 2 mũi vắc xin, trừ những trường hợp đã mắc COVID-19.

Hiện, TP Đà Lạt đã có hơn 500 bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ điều trị tại nhà.

Khu điều trị COVID-19 tại ký túc xá sinh viên có 520 giường bệnh.

Khu điều trị COVID-19 tại ký túc xá sinh viên có 520 giường bệnh.

Vì số ca dương tính với SARS-CoV-2 tăng cao nên TP.Đà Lạt đã chuyển công năng ký túc xá sinh viên tập trung (đường Nguyễn Hoàng, phường 7, Đà Lạt) từ khu cách ly phòng COVID-19 thành cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 với quy mô 520 giường bệnh.

Nguồn: https://tienphong.vn/da-lat-thanh-vung-cam-lap-khu-dieu-tri-covid-19-o-ky-tuc-xa-sinh-v...

TP HCM: Mở dịch vụ chăm sóc bệnh nhân Covid-19

Sáng 11-1, Bệnh viện Lê Văn Thịnh hợp tác Công ty CP Wecare 247 triển khai dịch vụ nuôi bệnh bệnh nhân Covid-19 theo yêu cầu.

BS.CK2 Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh, cho biết trong đợt dịch vừa qua (từ ngày 7-7), bệnh viện tiếp nhận vận hành 4 bệnh viện dã chiến quản lý 7.000 F0, số ca nặng cần thở ôxy, thở máy rất nhiều dẫn đến quá tải chăm sóc y tế. 

Giai đoạn này bệnh viện kêu gọi các tình nguyện viên, những người F0 chăm sóc F0. Đến nay trở lại bình thường mới, lực lượng này không còn nữa nên rất cần đội ngũ chăm sóc, hỗ trợ F0.

Nhu cầu có người thay thế người thân gia đình chăm sóc sức khỏe người bệnh là hết sức cần thiết, đặc biệt giai đoạn cần kề Tết. Các gia đình có điều kiện cần nhu cầu chăm sóc sức khỏe thì dịch vụ này rất ý nghĩa. Mô hình mới mang tính chất chuyên nghiệp, bên cạnh chăm sóc người bệnh người chăm sóc bệnh còn là cầu nối liên lạc với nhân viên y tế. 

Ông Nguyễn Minh Tâm, Giám đốc Công ty CP Wecare 247, cho hay để triển khai dịch vụ công ty phải tuyển hơn 1.200 người có ít nhất 2 năm kinh nghiệm nuôi bệnh thực tế tại các bệnh viện và nhà riêng. 

Sau khi tuyển dụng, số người này được đào tạo bài bản tại Bệnh viện Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp, Viện Y Dược học dân tộc TP HCM để nâng cao kỹ năng chăm sóc bệnh nhân chuyên nghiệp, kỹ năng giao tiếp, kiến thức y khoa. Ngoài dịch vụ chăm sóc bệnh nhân Covid-19, công ty còn dịch vụ chăm sóc bệnh nhân thông thường khác có nhu cầu

Được biết, trong số 1.200 nhân sự nuôi bệnh của Wecare 247, có khoảng 70% nhân sự đã tiêm ngừa Covid-19 theo quy định hoặc là F0 khỏi bệnh. 

Về chi phí nuôi bệnh, hiện Wecare 247 áp dụng 2 mức giá: 350.000- 400.000 đồng cho 24 giờ nuôi bệnh thông thường tại bệnh viện hoặc tại nhà riêng; 1 triệu đồng cho 24 giờ nuôi bệnh Covid-19 cũng tại bệnh viện hoặc tại nhà riêng.

Nguồn: https://nld.com.vn/suc-khoe/tp-hcm-mo-dich-vu-cham-soc-benh-nhan-covid-19-2022011111115...

Bộ Y tế cảnh báo thận trọng khi dùng thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19

Vừa qua, một số báo có đăng tải thông tin về việc Hội đồng nghiên cứu y khoa Ấn Độ (ICMR) "loại thuốc Molnupiravir khỏi danh mục thuốc điều trị COVID-19 do lo ngại tác dụng phụ".

Ngày 5/1, trang tin India.com có trích dẫn ý kiến của Tiến sĩ Bhargava, Tổng Giám đốc của ICMR - là Cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng phác đồ điều trị Covid-19 tại Ấn Độ.

Theo đó, đến nay ICMR vẫn chưa cập nhật thuốc Molnupiravir vào danh sách các thuốc điều trị COVID-19 theo phác đồ của ICMR do quan ngại về một số phản ứng phụ như đột biến gen, tổn hại đến cơ và xương có thể dẫn tới các nguy cơ cho việc mang thai và cho trẻ em. 

Thuốc điều trị COVID-19. (Ảnh minh họa).

Thuốc điều trị COVID-19. (Ảnh minh họa).

Tại Ấn Độ, tháng 12/2021, Cơ quan quản lý Dược Ấn Độ (CDSCO) đã cấp phép sản xuất và lưu hành cho thuốc Molnupiravir cho một số nhà sản xuất của Ấn Độ và các thông tin về các phản ứng phụ nêu trên đã được ghi rõ trong giấy phép lưu hành.

Tối 1/11, Bộ Y tế đã lên tiếng về thông tin này.

Theo Bộ Y tế, cho đến nay, chưa có thông tin về một quyết định chính thức được ban hành từ ICMR hoặc Cơ quan quản lý Dược Ấn Độ về nội dung trên.

Đối với tác dụng phụ và các khuyến cáo quan trọng đối với việc sử dụng thuốc Molnupiravir, Hội đồng Tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc của Bộ Y tế đã họp vào ngày 8/1.

Cụ thể, thuốc Molnupiravir đã được cấp phép lưu hành có điều kiện tại Anh (ngày 4/11/2021), phê duyệt sử dụng khẩn cấp tại Mỹ (ngày 23/12/2021), tại Nhật Bản (ngày 25/12/2021) và phê duyệt sử dụng tại một số quốc gia khác để điều trị COVID-19.

Căn cứ các chỉ định, các khuyến cáo của thuốc Molnupiravir được phê duyệt bởi Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Cơ quan Quản lý Dược và Sản phẩm Y tế của Anh (MHRA), các nội dung quan trọng cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc Molnupiravir để điều trị COVID-19 như sau:

Chỉ định

Molnupiravir được sử dụng để điều trị COVID-19 mức độ nhẹ đến trung bình ở người trưởng thành dương tính với xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng.

Giới hạn sử dụng thuốc:

- Molnupiravir dùng trên bệnh nhân có thời gian khởi phát triệu trứng dưới 5 ngày.

- Molnupiravir không được sử dụng quá 5 ngày liên tiếp.

- Molnupiravir không được sử dụng để dự phòng sau hay trước phơi nhiễm để phòng COVID-19.

Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc

Đối với phụ nữ có thai và cho con bú

- Molnupiravir không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ có khả năng mang thai nên sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng.

- Dựa trên khả năng xảy ra các phản ứng có hại cho trẻ sơ sinh từ Molnupiravir, không khuyến cáo cho con bú trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng.

Đối với trẻ em và thanh thiếu niên

Molnupiravir không được phép sử dụng cho bệnh nhân dưới 18 tuổi vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và sụn.

Đối với nam giới

Molnupiravir có thể ảnh hưởng đến tinh trùng, mặc dù rủi ro được coi là thấp. Vì vậy, nam giới hoạt động tình dục với phụ nữ có khả năng sinh đẻ nên sử dụng một phương pháp tránh thai tin cậy trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều Molnupiravir cuối cùng.

Để đảm bảo an toàn, hiệu quả, Bộ Y tế khuyến cáo chỉ sử dụng thuốc Molnupiravir khi có đơn của bác sĩ theo đúng chỉ định, các giới hạn sử dụng và các cảnh báo, thận trọng của thuốc. Không tự ý mua, sử dụng thuốc Molnupiravir trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên thị trường. Trong quá trình sử dụng thuốc Molnupiravir, nếu gặp phải bất kỳ phản ứng có hại nào của thuốc, cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn và xử trí kịp thời.

Nguồn: http://danviet.vn/bo-y-te-canh-bao-than-trong-khi-dung-thuoc-molnupiravir-dieu-tri-covi...

Đà Nẵng ghi nhận 3 trường hợp nhập cảnh mắc biến chủng Omicron

Ngày 11/1, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Đà Nẵng cho biết, thành phố vừa ghi nhận 4 ca mắc Covid-19 nhập cảnh từ Malaysia, trong đó có 3 ca nhiễm biến chủng Omicron.

Theo đó, 4 ca mắc Covid-19 đi trên hai chuyến bay từ Malaysia nhập cảnh vào Đà Nẵng cuối tháng 12/2021.

Những ca bệnh này được đưa đến Bệnh viện Hòa Vang để điều trị riêng biệt theo yêu cầu của lãnh đạo TP.Đà Nẵng do nghi ngờ có thể mắc biến chủng Omicron.

Những mẫu xét nghiệm này được gửi đến Viện Pasteur Nha Trang để giải trình tự gen.

Đến ngày 10/1, Viện Pasteur Nha Trang đã có kết quả khẳng định 3/4 mẫu dương tính với SARS-CoV-2 nói trên nhiễm biến chủng Omicron.

Hiện, các trường hợp này đã có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 và đã được xuất viện, theo dõi sức khỏe tại nhà.

Được biết, ngày 11/1, Đà Nẵng ghi nhận 543 ca mắc Covid-19, 346 ca chưa cách ly.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/da-nang-ghi-nhan-3-truong-hop-nhap-canh-mac-bien-chung-omic...

Vì sao Bạc Liêu dừng xét nghiệm tầm soát Covid-19 tại cơ quan cấp tỉnh?

Ngày 11/1, theo thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Bạc Liêu, kể từ ngày hôm nay (11/1), tỉnh Bạc Liêu chính thức dừng xét nghiệm tầm soát Covid-19 tại các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh.

Theo UBND tỉnh Bạc Liêu, hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 cơ bản được kiểm soát, số ca bệnh trong tuần giảm; tỷ lệ bao phủ vaccine trên địa bàn tỉnh cao (tỷ lệ trẻ em từ 12 tuổi đến 17 tuổi đã tiêm mũi 1 là 88,2%, mũi 2 là 84,6%; người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi 1 là 98,8%, mũi 2 là 96,4%).

Lấy mẫu xét nghiệm tầm soát ngừa Covid-19 ở Bạc Liêu.

Lấy mẫu xét nghiệm tầm soát ngừa Covid-19 ở Bạc Liêu.

Do đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu dừng xét nghiệm tầm soát Covid-19 tại các cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh.

Đối với việc lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại các hội nghị quan trọng, có đông đại biểu tham dự, thì Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực UBND tỉnh sẽ có chỉ đạo riêng.

Còn đối với các nội dung khác có liên quan đến việc lấy mẫu, tần suất và phương pháp xét nghiệm Covid-19 cho các đối tượng thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/vi-sao-bac-lieu-dung-xet-nghiem-tam-soat-covid-19-tai-co-qu...

Đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19

Ngày 11/1, Bộ Y tế ra công điện số 55 về việc tăng cường công tác tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19, công điện được Bộ Y tế gửi đến Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố.

Công điện nêu rõ, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác tiêm chủng vắc-xin và đảm bảo sử dụng vắc-xin nhanh chóng, hiệu quả, Bộ Y tế (cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia phòng ch22ống dịch Covid-19) trân trọng đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo việc đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm chủng và chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện các nội dung:

Hoàn thành tiêm đủ liều cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên trong tháng 01/2022 và liều bổ sung, liều nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên theo Công văn 10722 ngày 17/12/2021 về việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 liều cơ bản và liều nhắc lại trong Quý I năm 2022; rà soát không để bỏ sót đối tượng chưa được tiêm chủng và đối tượng chưa được tiêm đủ liều vắc-xin; sau khi rà soát, khẩn trương tiêm đủ liều cho các đối tượng từ 12 tuổi trở lên; bảo đảm an toàn trong tiêm chủng.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương quản lý, bảo vệ tối đa các đối tượng nguy cơ cao (người già, người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai) đảm bảo được tiêm chủng đủ liều, được tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh nhất, tốt nhất ngay tại địa phương (xã/phường/thị trấn); tổ chức các điểm tiêm chủng lưu động, bố trí tiêm tại nhà cho những người đi lại khó khăn...

Tiếp tục tập trung, huy động mọi nguồn lực cho công tác tiêm chủng; bố trí kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và vật tư tiêm chủng để triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19; đẩy mạnh việc sử dụng ứng dụng quản lý tiêm chủng Covid-19 và cập nhật thường xuyên số liệu về đối tượng tiêm chủng, số liều vắc-xin sử dụng; tăng cường chỉ đạo, tuyên truyền về lợi ích của tiêm vắc-xin để người dân tham gia tiêm chủng đầy đủ, không chờ đợi, lựa chọn vắc-xin, đảm bảo sử dụng vắc-xin hiệu quả

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/day-nhanh-tien-do-tiem-chung-vac-xin-phong-covid-19-a539745....

Nghệ An: Công ty hơn 3.000 công nhân tạm dừng sản xuất khi có 80 F0

Ngày 11/1, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Nghệ An, trong 12 giờ qua (từ 18h00 ngày 10/1 đến 6h00 ngày 11/01/2022), tỉnh ghi nhận 41 ca dương tính mới với Covid-19 tại 9 địa phương (Tp.Vinh 12 ca, Quỳnh Lưu 11 ca, Tx.Hoàng Mai 4 ca, Yên Thành 4 ca, Nghi Lộc 3 ca, Quỳ Hợp 3 ca, Diễn Châu 2 ca, Nam Đàn 1 ca, Tx.Thái Hòa 1 ca).

Trong đó có 9 ca cộng đồng tại 6 địa phương (Quỳnh Lưu 4 ca, Quỳ Hợp 1 ca, Tx.Thái Hòa 1 ca, Tp.Vinh 1 ca, Yên Thành 1 ca, Nghi Lộc 1 ca), 32 ca đã được cách ly từ trước (23 ca là F1, 7 ca từ ngoại tỉnh có dịch về, 1 ca trong khu cách ly, 1 ca từ Lào về). Ghi nhận 10 ca có triệu chứng, 31 ca không có triệu chứng.

Trưa 11/1 , Sở Y tế tổ chức họp khẩn với Tp.Vinh và Công ty M.A. để bàn giải pháp dập dịch và điều trị F0 tại nhà. 

Theo báo cáo của Tp.Vinh, từ ngày 13/6/2021 đến nay, thành phố ghi nhận 1.330 F0, trong đó 1.143 ca đã khỏi bệnh, 173 ca đang được điều trị và 17 F0 tử vong.

Đặc biệt, từ ngày 1/1/2022 cho đến nay, Tp.Vinh xuất hiện 175 F0, trong đó, đáng quan tâm 2 ổ dịch ở Công ty M.A. và Trường Dạy nghề số 1. Tại Công ty M.A., sau khi phát hiện F0 vào ngày 5/1 đến nay đã có tới 80 F0, ổ dịch Trường Dạy nghề số 1 hiện có 14 F0. 

Sau khi nghe các ý kiến phát biểu, PGS.TS Dương Đình Chỉnh – Giám đốc Sở Y tế ghi nhận sự vào cuộc tích cực của Tp.Vinh trong việc triển khai phòng chống dịch và điều trị F0 tại nhà. Ông Chỉnh nhận định, dự báo tình hình dịch đang diễn biến khá phức tạp, đặc biệt, vừa rồi xuất hiện ổ dịch tại Công ty M.A. với số F0 rất lớn, nếu không có giải pháp kịp thời, điều này tiềm ẩn bùng phát dịch.

Người đứng đầu Sở Y tế đồng tình phương án của Công ty M.A., tạm dừng hoạt động trong thời gian 3 ngày để tiếp tục điều tra, truy vết, tiêu trùng, khử độc các địa điểm liên quan. Phân luồng các nhóm nguy cơ, nguy cơ cao, nhóm an toàn để tiến hành sản xuất trở lại. Phối kết hợp tốt với các địa phương để theo dõi các F0, F1 liên quan khống chế dịch triệt để, không để dịch lây lan ra diện rộng. 

Xây dựng kịch bản hoạt động của nhà máy phù hợp với tình hình thực tế để chủ động trong chống dịch, không để “đứt gãy” chuỗi sản xuất của nhà máy. Tiếp tục tổ chức tiêm vắc-xin mũi 3 cho công nhân nhà máy. Tiếp tục tuyên truyền cho công nhân và cán bộ hiểu, tránh hoang mang và tích cực tham gia, sớm khống chế dịch tại đơn vị.

Theo báo cáo về công tác điều trị F0 tại nhà sau khi có chỉ đạo của tỉnh, Tp.Vinh đã triển khai, đến nay đã có 9 F0 được điều trị tại nhà (Nghi Phú 4 ca, Hưng Đông 2 ca, Hưng Dũng 1 ca, Lê Mao 1 ca và Nghi Đức 1 ca). PGS.TS. Dương Đình Chỉnh đề nghị Tp.Vinh khẩn trương chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, cơ sở vật chất cần thiết để triển khai điều trị F0 tại nhà nơi địa phương xuất hiện F0. Trong quá trình triển khai cần linh hoạt, chủ động và phù hợp tình hình. Tiếp tục tuyên truyền cho người nhà và các F0 hiểu, thực hiện đúng các quy định và kịp thời phản ánh những vấn đề bất thường xảy ra.

Về nhân lực, Sở Y tế sẽ xem xét, giao cho Bệnh viện Đa khoa Tp.Vinh tăng cường lực lượng, hỗ trợ thành phố triển khai điều trị F0 tại nhà. Sở Y tế sẽ cung cấp đầy đủ thuốc để điều trị F0 tại nhà. Đồng chí Phó Chỉ huy phòng chống dịch bệnh tỉnh đề nghị Tp.Vinh xem xét, thành lập thêm cơ sở thu dung, điều trị F0 để kích hoạt khi cần thiết.

Lũy tích từ đầu mùa dịch đến nay trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 9.247 ca mắc Covid-19 ở 21 địa phương. Lũy tích số bệnh nhân điều trị đã khỏi bệnh, ra viện 7.951. Lũy tích số bệnh nhân tử vong 36. Số bệnh nhân hiện đang điều trị 1.260.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/nghe-an-cong-ty-hon-3000-cong-nhan-tam-dung-san-xuat-khi-co-...

COVID-19 10/1: Một công ty bất ngờ phát hiện 70 F0, thành điểm nóng nguy cơ lây nhiễm cộng đồng
Sau khi xuất hiện chùm ca mắc tại Công ty Cổ phần may Minh Anh Kim Liên (xã Hưng Đông, TP Vinh, Nghệ An), ngành y tế đã họp khẩn, đưa ra nhiều phương...

Dịch COVID-19

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Sáng nay (26/12), giá vàng miếng và vàng nhẫn trong nước đứng im và gần như ngang nhau. Tuy nhiên, có doanh nghiệp niêm yết giá vàng nhẫn...

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h