Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố một số kết quả nghiên cứu sơ bộ về một biến thể mới của virus SARS-CoV-2, với bằng chứng ban đầu cho thấy khả năng lây lan nhanh hơn cả biến thể Omicron.
7 diễn biến
Xuất hiện đột biến COVID mới dễ lây hơn cả “Omicron tàng hình”
Trong một báo cáo được công bố trong tuần qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, một dạng đột biến mới của COVID-19 được gọi là XE có khả năng lây truyền cao hơn khoảng 10% so với biến thể phụ BA.2 của Omicron, còn gọi là “Omicron tàng hình”. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì cho đến nay, biến thể phụ BA.2 của Omicron vẫn được coi là dòng dễ lây lan nhất của COVID-19.
Hiện tại, “Omicron tàng hình” đang lan rộng ra các khu vực khác nhau trên toàn cầu. Nó thống trị hầu hết các ca nhiễm COVID-19 mới được báo cáo ở Mỹ và hầu hết các quốc gia trên thế giới.Đột biến XE mới là một dạng biến thể tái tổ hợp - kết hợp của chính các biến thể BA.1 và BA.2 của Omicron. Biến thể tái tổ hợp xuất hiện khi một người nhiễm cùng lúc 2 hoặc 3 biến thể của virus, tạo điều kiện cho các vật chất di truyền của các biến thể pha trộn trong cơ thể người bệnh. Đây không phải điều bất thường vì đã từng xảy ra một số lần trong thời gian đại dịch COVID-19 hoành hành. Tuy nhiên, hiện tại XE chỉ chiếm một số lượng nhỏ các trường hợp mắc COVID-19 được báo cáo trên khắp hành tinh.
Trong báo cáo, WHO lưu ý: “Đột biến tái tổ hợp XE (giữa BA.1-BA.2) lần đầu tiên được phát hiện ở Anh vào ngày 19/1 và có chưa đến 600 trình tự gien đã được báo cáo và xác nhận kể từ đó”. “Các ước tính ban đầu cho thấy XE có tỉ lệ lan truyền cộng đồng cao hơn 10% so với BA.2, tuy nhiên, phát hiện này cần được xác nhận thêm”, WHO cho biết về biến thể XE.
Hình ảnh do Cơ quan dược phẩm và thực phẩm Mỹ cung cấp về virus SARS-CoV-2 gây dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Theo cơ quan y tế toàn cầu, cho đến khi ghi nhận sự khác biệt đáng kể về các đặc điểm, như mức độ nghiêm trọng và khả năng lây truyền, trong đột biến XE, nó sẽ tiếp tục được phân loại là một biến thể phụ của Omicron, chứ chưa được coi là một biến thể mới hoàn toàn.
Trong khi đó, bà Susan Hopkins, cố vấn y tế chính của Cơ quan An ninh Y tế Anh (HSA) cho biết, đến nay vẫn chưa có đủ bằng chứng để đưa ra kết luận về khả năng lây truyền, mức độ nghiêm trọng hoặc hiệu quả của vaccine COVID-19 đối với biến thể XE. WHO tuyên bố sẽ tiếp tục theo dõi và đánh giá chặt chẽ nguy cơ sức khỏe cộng đồng liên quan đến các biến thể tái tổ hợp như XE, và sẽ cung cấp thông tin cập nhật khi có thêm bằng chứng.
Ngoài XE, WHO cũng đang theo dõi 2 chủng tái tổ hợp mới hiện đang lan rộng trên toàn thế giới là XD, XF. XD là sự lai tạo giữa dòng Delta với BA.1 của Omicron (Omicron gốc). Nó đã được phát hiện ở Pháp, Đan Mạch và Bỉ. Theo nhà virus học Tom Peacock tại Đại học Hoàng gia London, XD đã lan rộng đến nhiều quốc gia và mang trong mình tính chất của chủng Delta độc hại nhất khiến nó trở thành một đột biến cần chú ý. Còn XF là “đứa con lai” khác giữa dòng Delta và BA.1 của Omicron. XF đã được tìm thấy ở Anh, tuy nhiên, nó không được phát hiện kể từ ngày 15/2 đến nay.Mặc dù đã được nhắc tới từ vài tháng nay nhưng hai biến thể này chưa thực sự gây ra những thay đổi đáng kể trong diễn biến dịch bệnh thế giới.
Sau hai năm xảy ra đại dịch khiến gần 500 triệu người mắc bệnh và hàng tỷ người đã được tiêm chủng, các nghiên cứu mới đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm chủng đối với những người có khả năng miễn dịch tự nhiên sau khi khỏi bệnh COVID-19. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa về bệnh truyền nhiễm The Lancet đã phân tích dữ liệu y tế của hơn 200.000 người vào năm 2020 và 2021 ở Brazil - quốc gia có số ca tử vong vì COVID-19 nhiều thứ hai thế giới.
Kết quả nghiên cứu này cho thấy, đối với những người đã từng mắc COVID-19, vaccine Pfizer và AstraZeneca mang lại 90% hiệu quả ngăn ngừa bệnh trở nặng và tử vong. Trong khi đó, vaccine Sinovac của Trung Quốc và vaccine Johnson &Johnson có hiệu quả lần lượt là 81% và 58%.
Ông Julio Croda, tác giả nghiên cứu thuộc Đại học Liên bang Mato Grosso do Sul, cho biết: “Tất cả 4 loại vaccine này đã được chứng minh là cung cấp thêm khả năng bảo vệ bổ sung đáng kể cho những người bị nhiễm SARS-CoV-2 trước đó. Theo ông Pramod Kumar Garg từ Viện Khoa học và Công nghệ Sức khỏe của Ấn Độ, miễn dịch lai do tiếp xúc với nhiễm bệnh tự nhiên và tiêm chủng có thể là tiêu chuẩn trên toàn cầu và có thể bảo vệ lâu dài ngay cả khi chống lại các biến thể mới.
Trong khi đó, một nghiên cứu sử dụng dữ liệu toàn quốc của Thụy Điển tính đến tháng 10/2021 cho thấy những người đã hồi phục COVID-19 vẫn giữ được mức độ bảo vệ chống tái nhiễm cao trong tối đa 20 tháng. Những người có “miễn dịch lai” có nguy cơ tái nhiễm thấp hơn 66% so với những người chỉ có miễn dịch tự nhiên.
Giáo sư Paul Hunter tại Đại học East Anglia (Anh), người không tham gia nghiên cứu, chia sẻ với hãng tin AFP rằng khả năng bảo vệ 20 tháng từ miễn dịch tự nhiên tốt hơn nhiều so với những gì chúng tôi mong đợi. Tuy nhiên, ông cảnh báo cả hai nghiên cứu đã được hoàn thành trước khi biến thể Omicron thống trị trên toàn thế giới và nó đã “làm giảm đáng kể giá trị bảo vệ của việc lây nhiễm bệnh trước đó”.
Ngoài ra, một nghiên cứu ở Qatar, được đăng tải trên trang medRxiv vào tuần trước và chưa được đánh giá ngang hàng, đã đưa ra một cái nhìn sâu sắc về khả năng bảo vệ do “miễn dịch lai” trong ngăn ngừa chủng Omicron. Theo nghiên cứu này, 3 liều vaccine có hiệu quả 52% chống lại nhiễm bệnh có triệu chứng của dòng phụ BA.2 (Omicron), nhưng mức độ hiệu quả đã tăng lên 77% khi người tiêm từng mắc COVID-19. “Miễn dịch lai” nhờ mắc COVID-19 trước đó và tiêm mũi vaccine tăng cường mang lại sự bảo vệ mạnh mẽ nhất chống lại cả hai biến thể phụ Omicron BA.1 và BA.2.
Liên quan đến câu hỏi này, các chuyên gia cho biết, bên cạnh những biểu hiện lâm sàng có thể dễ dàng nhận biết như mệt mỏi, đau cơ, khó thở và ho dai dẳng, giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung, rối loạn giấc ngủ... bệnh nhân cần phải đến bệnh viện để thăm khám chuyên sâu hậu COVID nhằm phát hiện ra các triệu chứng cận lâm sàng như: dung tích phổi hạn chế, giãn phế quản, xơ phổi, cầu thận giảm khả năng lọc... và có phương pháp điều trị kịp thời. Ngoài ra, nhiều người sau khi mắc COVID-19 còn gặp phải triệu chứng rối loạn nội tiết, rối loạn huyết học… Điều này đặc biệt nghiêm trọng với những người bị tiểu đường, viêm phổi hay tim mạch, bởi vì triệu chứng hậu COVID sẽ làm cho cơ thể bị tổn thương và bệnh trở nên nặng hơn.
Việc tập trung nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch, phục hồi sức khỏe để trở lại cuộc sống bình thường là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, phụ thuộc vào mức độ, tình trạng của người bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Từ kinh nghiệm điều trị thực tiễn trong suốt thời gian qua, các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh nên đến bệnh viện kiểm tra, tầm soát sức khỏe, chẩn đoán hội chứng hậu COVID vào khoảng 6 - 8 tuần sau khi mắc bệnh. Bởi sau khi khỏi COVID-19, bệnh nhân vẫn còn tồn tại một số biểu hiện bất thường, có thể là dấu hiệu mới hoặc triệu chứng tái phát. Thời gian tối thiểu sau 4 tuần, các triệu chứng mới được gọi là tình trạng hậu COVID. Cũng theo khuyến cáo của các bác sĩ, người bệnh có thể tự thực hiện những phương pháp cải thiện sức khỏe tại nhà để hạn chế hội chứng hậu COVID.
Để các tế bào miễn dịch có nhiều năng lượng để hoạt động, người bệnh nên bổ sung chất dinh dưỡng bằng cách ăn uống đầy đủ. Có 3 nhóm thực phẩm cần phải đặc biệt chú trọng là: thực phẩm giàu đạm, chất béo và vitamin. Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên ăn nhiều rau xanh đậm, trái cây có màu đỏ vàng để nạp vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
Bên cạnh việc tăng sức đề khác, những loại thực phẩm này còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và hấp thu lượng Cholesterol xấu, dư thừa. Ngoài ra, người bệnh nên kết hợp ăn những thực phẩm giàu protein, acid amin thiết yếu nhằm phục vụ cho các hoạt động duy trì của cơ thể. Để gia tăng cảm giác ngon miệng và tránh tình trạng khó tiêu, người bệnh có thể chế biến các món ăn đa dạng như: nấu kỹ, thái nhỏ, hầm mềm…
Hiện tại, nguy cơ của hội chứng hậu COVID vẫn còn tiềm tàng rất nhiều nguy hiểm.WHO vẫn tiếp tục triển khai các nghiên cứu để đánh giá toàn diện mức độ ảnh hưởng của hội chứng hậu COVID tới sức khỏe. Vì vậy, người bệnh từng mắc COVID-19 cần nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe, theo sát các hướng dẫn của đội ngũ y tế và có kế hoạch thăm khám, chẩn đoán hội chứng hậu COVID hợp lý để giảm thiểu tối đa những hậu quả không mong muốn.
Nguồn: https://cand.com.vn/the-gioi-24h/xuat-hien-dot-bien-covid-moi-de-lay-hon-ca-omicron-tan... Nguồn: https://cand.com.vn/the-gioi-24h/xuat-hien-dot-bien-covid-moi-de-lay-hon-ca-omicron-tang-hinh-i649946/
Thượng Hải lập thêm kỷ lục buồn Covid-19
Theo Reuters, Thượng Hải ngày 10-4 báo cáo 26.087 ca mắc Covid-19, cao nhất từ trước đến nay. Số ca mắc Covid-19 của Thượng Hải tăng liên tục sau ngày 3-4, thời điểm chỉ ghi nhận 9.006 ca mắc dù lệnh phong tỏa được áp đặt chặt chẽ ở khu vực phía Đông vào ngày 28-3 và khu vực phía Tây vào ngày 1-4.
Kỷ lục số ca mắc Covid-19 trước đó của Thượng Hải là 23.600 ca vào ngày 9-4.
Hiện chưa rõ khi nào nhà chức trách Thượng Hải dỡ bỏ các hạn chế Coid-19 trong bối cảnh cư dân địa phương than phiền về việc khó tiếp cận thực phẩm và dịch vụ chăm sóc y tế.
Cư dân Thượng Hải xếp hàng chờ xét nghiệm Covid-19 ngày 7-4. Ảnh: Reuters
Bà Tôn Minh, Phó Thị trưởng TP Thượng Hải, đã thừa nhận những thiếu sót trong việc xử lý đợt bùng phát Covid-19 mới nhất. Bà Tôn cũng ca ngợi sự hỗ trợ của công chúng và nhân viên y tế tuyến đầu song song với việc nhấn mạnh cần cải thiện các biện pháp xử lý dịch.
Một vấn đề quan trọng mà Thượng Hải đang phải đối mặt, đó là phân phối thực phẩm. Ủy ban Thương mại Thượng Hải kêu gọi cho phép các trung tâm phân phối, siêu thị và nhà thuốc hoạt động trực tuyến càng nhiều càng tốt. Công ty thương mại điện tử JD.com Inc. ngày 9-4 thông báo họ đã được cấp phép giao hàng tới Thượng Hải và tổ chức một buổi bán hàng trực tuyến thu hút hơn 3,5 triệu người tham gia.
Ở những khu vực khác của Trung Quốc, cuộc chiến với đợt bùng phát Covid-19 mới vẫn tiếp diễn. TP Quảng Châu đang thực hiện một loạt hạn chế sau khi phát hiện 20 ca mắc Covid-19 hồi tuần trước, đồng thời cảnh báo biến thể Omicron có thể đã lây lan trong các khu dân cư. Tất cả trường học ở Quảng Châu bị đóng cửa cho đến ngày 17-4 và thành phố sẽ tiến hành xét nghiệm hàng loạt.
Tại thủ đô Bắc Kinh, một khu vực nguy cơ cao bị phong tỏa sau khi ghi nhận 8 ca mắc Covid-19 trong 2 tuần qua, theo Phó Giám đốc Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh Bắc Kinh.
Tính đến ngày 11-4, Trung Quốc báo cáo tổng cộng 165.577 ca mắc Covid-19, 4.638 ca tử vong và 138.544 trường hợp phục hồi.
Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/thuong-hai-lap-them-ky-luc-buon-covid-19-20220411125... Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/thuong-hai-lap-them-ky-luc-buon-covid-19-20220411125139514.htm
Phát hiện thêm 2 dòng phụ mới của biến thể Omicron, WHO nói đang theo dõi
Theo Reuters, hai dòng phụ mới được đặt tên BA.4 và BA.5. Trước đó WHO đã theo dõi các dòng BA.1 (dòng gốc của Omicron), BA.2 (dòng trội trên toàn cầu), cũng như BA.3 và BA.1.1 (dòng phụ của BA.1).
WHO cho biết cơ quan này bắt đầu theo dõi BA.4 và BA.5 vì “các đột biến bổ sung cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để hiểu tác động của chúng đối với khả năng thoát miễn dịch”.
Virus corona luôn đột biến, nhưng không phải đột biến nào cũng ảnh hưởng đến khả năng lây lan, khả năng né miễn dịch hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Ví dụ, BA.2 hiện chiếm gần 94% số ca bệnh được giải trình tự gien virus, và được đánh giá là dễ lây lan hơn các dòng phụ khác của biến thể Omicron. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng cho thấy dòng BA.2 tăng khả năng gây bệnh nặng.
Đến thời điểm hiện tại, có hàng chục trường hợp nhiễm BA.4 và BA.5 được báo cáo lên cơ sở dữ liệu GISAID toàn cầu.
Cơ quan An ninh Y tế Anh cho biết dòng BA.4 đã được tìm thấy ở Nam Phi, Đan Mạch, Botswana, Scotland và Anh từ ngày 10/1 đến ngày 30/3.
Tuần trước, tất cả các trường hợp nhiễm BA.5 đều tập trung ở Nam Phi. Nhưng ngày 11/4, Bộ Y tế Botswana, cho biết nước này đã xác định được bốn trường hợp nhiễm BA.4 và BA.5, tất cả đều ở những người từ 30 đến 50 tuổi đã được tiêm chủng đầy đủ. Những bệnh nhân này đều chỉ có các triệu chứng nhẹ.
Nguồn: https://tienphong.vn/phat-hien-them-2-dong-phu-moi-cua-bien-the-omicron-who-noi-dang-th... Nguồn: https://tienphong.vn/phat-hien-them-2-dong-phu-moi-cua-bien-the-omicron-who-noi-dang-theo-doi-post1430096.tpo
Ca mắc COVID-19 ở trẻ gia tăng, Bình Dương 'ngóng' nguồn vắc xin phân bổ
Kể từ đầu tháng 3, Bình Dương tạm ngưng công bố số ca mắc COVID-19 trong bối cảnh thích ứng, sống chung an toàn với dịch bệnh. Dù vậy, số liệu liên quan đến dịch COVID-19 vẫn được thống kê đầy đủ để làm cơ sở đánh giá, áp dụng biện pháp phòng chống dịch hiệu quả nhất.
Theo thống kê, thời gian qua, ca mắc COVID-19 ở Bình Dương có xu hướng gia tăng nhất là ở trẻ em. Trung bình mỗi ngày địa phương này ghi nhận một ca tử vong nhưng rơi vào các trường hợp có bệnh lý nền, người lớn tuổi và chưa tiêm vắc xin.
Trong số các ca tử vong được ghi nhận ở tuần trước có một trường hợp bé 8 tuổi chưa tiêm vắc xin, bị xuất huyết dưới màng não nghi do vỡ dị dạng mạch máu não. Trước việc ghi nhận ca mắc COVID-19 ở trẻ tăng, Bình Dương đang trông ngóng nguồn phân bổ vắc xin, xem đây là lá chắn an toàn cho trẻ từ 5 - 11 tuổi.
TS.BS Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết, xác định việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ không đơn giản như ở người lớn nên ngành y tế đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Ngoài việc tập huấn cho cán bộ, nhân viên y tế tham gia tiêm chủng, ngành y tế bố trí lực lượng, phương tiện chuyên môn để đề phòng, xử lý kịp thời biến chứng sau tiêm ở trẻ. Theo BS Chương, công tác chuẩn bị đã sẵn sàng, chỉ còn chờ nguồn vắc xin được phân bổ, khi nào có sẽ triển khai ngay.
Bình Dương sẽ bố trí điểm tiêm cố định và lưu động để tiêm cho trẻ dưới 11 tuổi
Lãnh đạo Sở Y tế Bình Dương thông tin, từ cơ sở đánh giá, phân tích cho thấy những phản ứng trầm trọng, bất thường sau tiêm ở trẻ 5 - 11 tuổi ít hơn so với người lớn. Dù vậy, ngành y tế vẫn đặc biệt quan tâm đến tính an toàn tuyệt đối khi tiêm cho trẻ.
Bình Dương sẽ triển khai chiến dịch tiêm chủng cho trẻ theo hình thức cuốn chiếu từng trường, địa bàn, các cơ sở bảo trợ xã hội với điểm cố định và lưu động. Có 2 loại vắc xin phòng COVID-19 sẽ tiêm cho trẻ em từ 5 - 11 tuổi là vắc xin Pfizer và Moderna.
Không giống như người từ 18 tuổi trở lên, với trẻ em 5 - 11 tuổi chỉ tiêm 2 mũi duy nhất cùng loại vắc xin, không tiêm trộn vắc xin khác.Ngoài ra, ngành y tế sẽ sử dụng kim tiêm ngắn hơn, liều tiêm 0,2ml, tiêm 2 mũi cách nhau 4 tuần. Thực hiện tiêm cho trẻ bắt đầu từ cao đến thấp, hạ dần độ tuổi.
Được biết, toàn tỉnh Bình Dương có hơn 288.000 trẻ trong độ tuổi từ 5 - 11 tuổi. Để mỗi trẻ được tiêm 2 liều vắc xin phòng COVID-19, Bình Dương cần hơn 517.000 liều vắc xin.
Nguồn: https://tienphong.vn/ca-mac-covid-19-o-tre-gia-tang-binh-duong-ngong-nguon-vac-xin-phan... Nguồn: https://tienphong.vn/ca-mac-covid-19-o-tre-gia-tang-binh-duong-ngong-nguon-vac-xin-phan-bo-post1430159.tpo
Ca nhiễm COVID-19 trên cả nước giảm mạnh, Hà Nội có hơn 2.000 F0 mới
Nguồn: https://tienphong.vn/ca-nhiem-covid-19-tren-ca-nuoc-giam-manh-ha-noi-co-hon-2-000-f0-mo... Nguồn: https://tienphong.vn/ca-nhiem-covid-19-tren-ca-nuoc-giam-manh-ha-noi-co-hon-2-000-f0-moi-post1429981.tpo
Trung Quốc: Quảng Châu siết chặt chống COVID-19
Rút kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch COVID-19 của thành phố Thượng Hải, nơi dịch bệnh đang hoành hành dữ dội, chính quyền thành phố Quảng Châu ở miền Nam Trung Quốc đang gấp rút triển khai sớm hàng loạt biện pháp quyết liệt nhằm kiểm soát virus SARS-CoV-2 không để dịch bệnh lan rộng. Mới đây nhất, chính quyền Quảng Châu đã phong tỏa hoàn toàn đối với người từ bên ngoài thành phố, trong bối cảnh số ca nhiễm cộng đồng ở đây đang tăng nhanh.
Số liệu do chính quyền Quảng Châu cung cấp tối 11/4 cho thấy tính từ 14h chiều 10/4 đến 18h chiều 11/4, thành phố đã ghi nhận 27 ca mắc COVID-19 được xác nhận lây nhiễm trong cộng đồng và 11 ca nhiễm không triệu chứng.
Toàn bộ 11 quận của Quảng Châu - một thành phố lớn với dân số khoảng 19 triệu người, đã bắt đầu đợt xét nghiệm trên diện rộng từ tuần trước. Tính từ ngày 8-11/4, Quảng Châu ghi nhận tổng số 61 ca lây nhiễm cộng đồng trong đợt bùng phát mới nhất. Những ca nhiễm này chủ yếu ở quận Bạch Vân và hầu hết các ca nhiễm được phát hiện thông qua việc xét nghiệm các nhóm chủ chốt và những người trong khu vực được kiểm soát.
Chính quyền thành phố Quảng Châu đã nhanh chóng siết chặt các biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Người dân từ bên ngoài hiện không thể vào trong thành phố, trong khi chỉ những cư dân Quảng Châu có lý do đặc biệt mới được phép rời khỏi đây, với điều kiện có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 48 giờ. Các trường tiểu học và trung học của thành phố đã tạm đóng cửa và áp dụng dạy học trực tuyến cho đến ngày 17/4.
Trung Quốc hiện đang trải qua đợt bùng phát dịch COVID-19 tồi tệ nhất từ sau làn sóng dịch tại Vũ Hán đầu năm 2020. Đến nay, Thượng Hải vẫn đang là nơi dịch bệnh hoành hành dữ dội nhất, với 26.087 ca nhiễm được ghi nhận trong ngày 11/4, trong đó chủ yếu là những trường hợp không có triệu chứng.
Thành phố này hiện đã bước vào tuần lễ phong tỏa thứ 3. Một số phương tiện truyền thông Trung Quốc thừa nhận các biện pháp phòng chống dịch tại Thượng Hải "không hoàn hảo". Tuy vậy, chính quyền Thượng Hải khẳng định vẫn đảm bảo nguồn cung nhu yếu phẩm thường nhật cho người dân.
Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/trung-quoc-quang-chau-siet-chat-chong-covid-19-16922041208372... Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/trung-quoc-quang-chau-siet-chat-chong-covid-19-169220412083726336.htm
Làm giả hàng trăm giấy xét nghiệm COVID-19, giấy khám sức khỏe bán cho người đi xin việc
Thông tin từ Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh vừa điều tra, làm rõ đường dây làm giả hàng trăm giấy xét nghiệm COVID-19, giấy khám sức khỏe để bán cho người lao động có nhu cầu xin việc tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Vĩnh Phúc.
Cơ quan Công an làm việc với một đối tượng trong đường dây làm giả giấy xét nghiệm COVID-19, giấy khám sức khỏe.
Theo Cơ quan Công an, do nắm bắt được tâm lý "ngại" đến các trung tâm y tế, bệnh viện để khám sức khỏe vì sợ lây nhiễm dịch COVID-19 của nhiều người lao động đi xin việc, cặp vợ chồng Nguyễn T.H (SN 1996) và Nguyễn T.B (SN 1997), cùng trú tại xã Đồng Quế, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc đã nảy sinh ý định làm giấy tờ giả để bán kiếm lời.
Trong thời gian từ cuối tháng 1 đến tháng 3/2022, cặp vợ chồng này đã đặt mua qua mạng internet dấu tròn của các bệnh viện, trung tâm y tế. Sau đó làm giả hàng nghìn giấy khám sức khỏe của các cơ sở y tế như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên; Trung tâm y tế huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên; Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh; Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc… Số giấy tờ giả này đã được bán cho nhiều người ở trong và ngoài địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nhằm thu lời bất chính.
Cơ quan Công an đã tiến hành khám xét khẩn cấp chỗ ở của cặp đôi này, qua đó thu giữ nhiều dấu đỏ giả của các cơ quan, tổ chức có liên quan; hàng trăm phôi giấy khám sức khỏe chưa điền thông tin của người khám bệnh đã được ký sẵn và đóng dấu giả của bệnh viện.
Mở rộng điều tra, Cơ quan An ninh điều tra – Công an tỉnh Vĩnh Phúc còn làm rõ đối tượng Đinh Xuân T. (SN 2000, trú tại huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang) làm nghề tuyển dụng người lao động vào làm việc tại các công ty, doanh nghiệp. Ngoài việc mua giấy khám sức khỏe giả của vợ chồng H, B để bán kiếm lời, Đinh Xuân T. còn làm giả nhiều giấy xét nghiệm COVID-19 có kết quả âm tính, bán cho những người có nhu cầu.
Hiện vụ việc đang được Công an tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục điều tra, làm rõ các đối tượng liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/lam-gia-hang-tram-giay-xet-nghiem-covid-19-giay-kham-suc-khoe... Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/lam-gia-hang-tram-giay-xet-nghiem-covid-19-giay-kham-suc-khoe-ban-cho-nguoi-di-xin-viec-169220411170858723.htm