COVID-19 21/1: Trăm người dương tính, một tỉnh lập tức lên kịch bản ứng phó nguy cơ dịch dịp Tết

K.T - Ngày 21/01/2022 12:14 PM (GMT+7)

Nghệ An ghi nhận thêm 121 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 21 ca cộng đồng. Tỉnh đã lên kịch bản ứng phó với nguy cơ dịch gia tăng trong dịp Tết.

11 diễn biến

Nghệ An lên kịch bản ứng phó nguy cơ COVID-19 tăng dịp Tết

Tối 20/1, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Nghệ An, trong 12 giờ qua (từ 06h00 đến 18h00 ngày 20/1/2022), tỉnh ghi nhận thêm 121 ca dương tính với COVID-19 tại 18 địa phương (Tp.Vinh 28 ca, Kỳ Sơn 12 ca, Diễn Châu 11ca, Nghi Lộc 10 ca, Tân Kỳ 10 ca, Nam Đàn 9 ca, Yên Thành 8 ca, Hoàng Mai 6 ca, Đô Lương 5 ca, Quế Phong 4 ca, Nghĩa Đàn 3 ca, Thanh Chương 3 ca, Quỳ Hợp 3 ca, Cửa Lò 3 ca, Hưng Nguyên 2 ca, Tương Dương 2 ca, Anh Sơn 1 ca, Quỳ Châu 1 ca).

Trong đó có 21 ca cộng đồng tại 6 địa phương (Tp.Vinh 9 ca, Diễn Châu 7 ca, Nam Đàn 2 ca, Cửa Lò 1 ca, Nghi Lộc 1 ca, Quế Phong 1 ca); 100 ca đã được cách ly từ trước (50 ca là F1, 48 ca từ ngoại tỉnh có dịch về, 2 ca từ Lào về). Ghi nhận 57 ca có triệu chứng, 64 ca không có triệu chứng.

Lũy tích từ đầu mùa dịch đến nay trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 11.133 ca mắc COVID-19 ở 21 địa phương. Lũy tích số bệnh nhân điều trị đã khỏi bệnh, ra viện là 9.308 bệnh nhân. Lũy tích số bệnh nhân tử vong là 39 bệnh nhân. Số bệnh nhân hiện đang điều trị là 1.786 bệnh nhân.

Lực lượng ngành y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân.

Lực lượng ngành y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân. 

Ngày 20/1, Sở Y tế Nghệ An có văn bản về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo công tác y tế dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 gửi các huyện, thành, thị và các đơn vị y tế trong và ngoài công lập,

Theo đó, Sở Y tế đề nghị UBND các huyện, thị xã và Tp.Vinh tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm, quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch theo đúng các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, UBND tỉnh và hướng dẫn của ngành Y tế; vừa thích ứng, linh hoạt trong tình hình mới, nhưng đảm bảo hiệu quả trong phòng, chống dịch; đặc biệt là tuân thủ các biện pháp "5K" và truyền thông nâng cao ý thức người dân tự bảo vệ sức khỏe cho chính mình, cho gia đình và cho cộng đồng, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác; khuyến khích người dân chủ động khai báo y tế và thực hiện xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 khi có dấu hiệu nghi ngờ như sốt, ho, khó thở... (đặc biệt người trở về từ các địa phương khác trên cả nước).

Đồng thời, phải xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh dịp Tết Nguyên đán 2022. Chú trọng công tác phòng, chống dịch tại các khu vực đông dân cư, đô thị lớn, khu công nghiệp; các thời điểm người dân, công nhân di chuyển về quê, trở lại thành phố lao động, sản xuất; giám sát, quản lý các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài để phát hiện sớm, không để lây lan ra cộng đồng, đặc biệt, phát huy tối đa vai trò tổ Covid cộng đồng trong giám sát di biến động dân cư. Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch trên địa bàn, đặc biệt tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Chỉ đạo cơ quan chức năng xử lý trách nhiệm người đứng đầu tại các đơn vị, cơ sở vi phạm, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định.

Sở Y tế còn yêu cầu giám đốc các đơn vị y tế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn nêu cao trách nhiệm người đứng đầu, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm, hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo công tác y tế dịp tết Nguyên đán 2022.

Các cơ sở khám, chữa bệnh trong và ngoài công lập có trách nhiệm rà soát, củng cố năng lực thu dung, điều trị của các cơ sở y tế trên địa bàn để thực hiện hiệu quả công tác khám, chữa bệnh thông thường và điều trị hồi sức tích cực COVID-19 (đặc biệt các cơ sở thu dung điều trị COVID-19 tuyến huyện). Sẵn sàng ứng phó với kịch bản biến chủng mới Omicron làm gia tăng các trường hợp phải nhập viện. Nâng cao hiệu quả công tác phân luồng, tiếp nhận, chuyển tuyến giữa các tầng điều trị, đẩy mạnh hỗ trợ chuyên môn của các đơn vị tuyến trên đối với các đơn vị tuyến dưới. Củng cố năng lực vận chuyển cấp cứu, chuyển tuyến người bệnh từ cộng đồng, bệnh viện tuyến dưới lên tuyến trên và giữa các bệnh viện trên địa bàn.

Đối với các địa phương triển khai công tác theo dõi, chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại nhà, nơi lưu trú, đề nghị tăng cường công tác giám sát, thường xuyên liên hệ, động viên bệnh nhân yên tâm duy trì theo dõi, điều trị. Thực hiện nghiệm công tác xử lý rác thải lây nhiễm theo quy định. Cung cấp số điện thoại đường dây nóng cho người bệnh, đảm bảo thường trực hỗ trợ kịp thời về y tế ngay cho bệnh nhân. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm điều kiện thiết bị, cơ sở vật chất cần thiết trong hội chẩn, tư vấn điều trị từ xa, hỗ trợ theo dõi và quản lý người bệnh tại cộng đồng, điều phối chuyển tuyến. Quán triệt các nhân viên y tế nêu cao tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ, đáp ứng các tiêu chuẩn về quy tắc giao tiếp, ứng xử, thái độ phục vụ của nhân viên y tế đối với người bệnh và người nhà người bệnh khi đến khám, điều trị tại cơ sở y tế.

Sở Y tế cũng yêu cầu phải có các chế độ, chính sách động viên cán bộ y tế, nhất là đối với các y, bác sĩ, người tham gia công tác phòng, chống dịch dài ngày, làm việc trong khu điều trị COVID-19... xây dựng kế hoạch tổ chức chăm sóc tốt, thăm hỏi, chúc Tết người bệnh điều trị nội trú, đặc biệt người có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo, người thuộc diện chính sách. Chuẩn bị đủ lượng ô xy y tế; có phương án dự trữ cơ số thuốc, máu, dịch truyền, vật tư, hóa chất, thiết bị, bố trí cơ số giường bệnh, phương tiện cấp cứu, sẵn sàng đáp ứng, phục vụ công tác điều trị, cấp cứu.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/nghe-an-len-kich-ban-ung-pho-nguy-co-covid-19-tang-dip-tet-a...

Đã có bao nhiêu nước công nhận hộ chiếu vắc-xin của Việt Nam?

Ngày 20-1, tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, cập nhật về hộ chiếu vắc-xin COVID-19, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết ngày 23-12, Bộ Y tế đã ban hành mẫu "hộ chiếu vắc-xin" của Việt Nam, sau đó Bộ Ngoại giao, Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) đã giới thiệu mẫu giấy tờ này với các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam để xem xét công nhận.

Các hãng hàng không Việt Nam đã phối hợp với IATA thử nghiệm thành công Hộ chiếu sức khỏe điện tử IATA Travel Pass và sẵn sàng triển khai áp dụng trên các chuyến bay quốc tế trong thời gian tới, có tích hợp với hộ chiếu vắc-xin của Việt Nam.

Các hãng hàng không Việt Nam đã phối hợp với IATA thử nghiệm thành công Hộ chiếu sức khỏe điện tử IATA Travel Pass và sẵn sàng triển khai áp dụng trên các chuyến bay quốc tế trong thời gian tới, có tích hợp với "hộ chiếu vắc-xin" của Việt Nam.

Trong khi đó, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã tích cực vận động các nước sở tại để chính thức công nhận "hộ chiếu vắc-xin" của Việt Nam.

Hiện nay, "hộ chiếu vắc-xin" của Việt Nam đã được 10 đối tác công nhận, bao gồm Nhật Bản, Mỹ, Anh, Úc, Ấn Độ, Belarus, Campuchia, Philippines, Palestine và Maldives.

Về phía Việt Nam, nước ta cũng đang công nhận "hộ chiếu vắc-xin", hay giấy chứng nhận tạm thời của 79 quốc gia và vùng lãnh thổ đã giới thiệu chính thức đến Bộ Ngoại giao.

Việc công nhận này sẽ là cơ sở để người ở nước ngoài nhập cảnh Việt Nam từ các nơi này có thể giảm bớt thời gian cách ly tập trung xuống còn 3 ngày và có thể rút ngắn thời gian cách ly cho người đã tiêm đủ liều vắc-xin COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19.

Về vấn đề mở cửa lại du lịch, "hộ chiếu vắc xin", Người phát ngôn cho biết đây cũng là ưu tiên hợp tác ASEAN trong thời gian tới, trong khi Việt Nam tạm thời chấp nhận "hộ chiếu vắc-xin" của các đối tác, thì Việt Nam cũng đang đàm phán các đối tác chấp nhận "hộ chiếu vắc-xin" của ta, nhất là theo hình thức điện tử. Những vị khách quốc tế đầu tiên đã đến Việt Nam theo hình thức này.

Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/da-co-bao-nhieu-nuoc-cong-nhan-ho-chieu-vac-xin-cua-viet-nam...

Khoanh vùng, truy vết các ca nhiễm biến thể Omicron

Tại buổi họp báo về công tác phòng chống dịch COVID-19 tại TP HCM vào chiều 20-1, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP HCM, cho biết đến ngày 19-1, thành phố có 68 ca nhiễm Omicron, trong đó có 65 ca nhập cảnh và 3 ca cộng đồng.

Thêm 3 ca nghi ngờ mắc biến chủng Omicron

Về chùm ca nhiễm biến thể Omicron mới được phát hiện, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết theo quy định của Bộ Y tế đối với người nhập cảnh tiêm đủ vắc-xin thì cách ly y tế tại nơi cư trú 3 ngày, sau đó theo dõi sức khỏe 14 ngày.

Liên quan đếm chùm Omicron cộng đồng, ngành y tế đã truy vết được 11 F1, trong đó có 3 trường hợp dương tính. Hiện nay, các ca trên chưa có kết quả giải trình tự gien. Khi xuất hiện biến chủng Omicron, ngay lập tức thành phố đã chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện đúng quy trình chuẩn bị từ trước. Việc phát hiện ca nhiễm Omicron, các cơ quan chức năng đã làm tròn chức trách, sớm phát hiện các ca nghi ngờ mắc biến chủng này. "Hiện các hoạt động phòng chống dịch tại TP HCM đã kích hoạt, sẵn sàng ứng phó với biến thể Omicron. Bên cạnh đó, khi phát hiện các chùm ca bệnh, chúng ta thực hiện tốt việc truy vết, khoanh vùng dập dịch. Đối với việc giám sát trong cộng đồng, các bệnh viện vẫn sàng lọc bệnh nhân khi vào bệnh viện. Khi có nghi ngờ người mắc bệnh, các chuyên gia sẽ giải mã trình tự gien nhằm phát hiện sớm biến chủng Omicron" - bà Mai nói.

Về việc cách ly phòng chống dịch ở giai đoạn hiện tại, bà Mai cho biết theo chỉ đạo của Bộ Y tế, chủng Delta hay Omicron cũng cần xác định lại định nghĩa F1 theo đúng quy định, cũng vẫn thực hiện cách ly tại nhà hoặc cách ly tập trung. Đối với chủng Delta trước đây, chúng ta thực hiện điều trị trong bệnh viện, không giải mã tình tự gien. Với biến chủng Omicron chỉ có Bệnh viện Dã chiến số 12 tiếp nhận và điều trị theo quy trình và xét nghiệm đúng quy định của Bộ Y tế.

Về biện pháp phòng chống dịch của TP HCM trong dịp Tết Nguyên đán 2022, bà Mai cho biết thêm các hoạt động phòng chống dịch COVID-19 cũng được duy trì và tăng cường. Đặc biệt dịp lễ hội, các hoạt động của các đơn vị như y tế dự phòng, điều trị luôn trong tâm thế kích hoạt, thực hiện chống dịch trong vòng 24 giờ.

Bác sĩ khám cho bệnh nhân mắc biến chủng Omicron tại Bệnh viện Dã chiến số 12 (TP Thủ Đức, TP HCM) Ảnh: HẢI YẾN

Bác sĩ khám cho bệnh nhân mắc biến chủng Omicron tại Bệnh viện Dã chiến số 12 (TP Thủ Đức, TP HCM) Ảnh: HẢI YẾN

Không thay đổi các hoạt động đón Tết

Tại buổi họp báo, ông Phạm Đức Hải, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy kiêm Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 và phục vụ hồi kinh tế TP HCM, lưu ý người dân không quá lo lắng. TP HCM đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp để ứng phó với biến chủng Omicron.

"Thành phố trân trọng đề nghị người dân hết sức bình tĩnh. Hiện tại, các hoạt động như đường hoa, đường sách, hội hoa xuân... chưa có gì thay đổi. Do đó, chúng ta cần nghiêm túc tiếp tục thực hiện tốt 5K và vắc-xin, ý thức người dân là điều quyết định giúp chúng ta kiểm soát được dịch bệnh" - ông Hải nhấn mạnh.

Ông Phạm Đức Hải cho biết về diễn biến của đại dịch, thành phố gần đây liên tục đạt cấp 1, song không vì vậy mà lơ là trong khai báo y tế. Qua khảo sát có thể thấy còn khá nhiều cơ quan, đơn vị chưa nghiêm trong việc thực hiện khai báo y tế. "Tôi mong muốn người dân đừng vì mất một ít thời gian mà không khai báo y tế. Bên cạnh đó, đề nghị các cơ quan, đơn vị tổ chức phải thực hiện nghiêm, đừng nghĩ mình là vùng xanh, tiêm đủ vắc-xin ngừa COVID-19, sợ phiền hà mà lơ là khai báo" - ông Hải nói.

Bộ Y tế cho biết ngày 20-1 cả nước ghi nhận 16.715 ca mắc COVID-19, trong đó có 11.796 ca ngoài cộng đồng. Trong ngày, có 5.736 ca bệnh nhân được công bố khỏi bệnh nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 1.794.924 ca. Đến nay, tại Việt Nam đã ghi nhận 108 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại Hà Nội (1), Quảng Nam (27), TP HCM (68), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (3), Khánh Hòa (2), Long An (1), Quảng Ninh (2). 

Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/khoanh-vung-truy-vet-cac-ca-nhiem-bien-the-omicron-202201202...

Gần 50% F0 ở Sơn La đang cách ly, điều trị tại nhà

Trong quá trình xét nghiệm phục vụ công tác giám sát dịch COVID-19 trên địa bàn, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Sơn La đã ghi nhận thêm 98 trường hợp có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, 46 trường hợp đi từ vùng dịch trở về địa phương, 4 trường hợp phát hiện tại cộng đồng, 4 trường hợp phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc, 36 trường hợp F1 và 8 trường hợp trong khu vực phong tỏa.

Đối với các trường hợp dương tính tại các huyện: Bắc Yên, Quỳnh Nhai, Mường La, Sông Mã, Sốp Cộp có nguy cơ lây nhiễm cộng đồng thấp, các địa phương còn lại có nguy cơ lây nhiễm cộng đồng cao.

Luỹ kế từ ngày 5/10/2021 đến nay, toàn tỉnh Sơn La ghi nhận 2.697 trường hợp F0. Trong đó, 1.889 bệnh nhân đã điều trị khỏi và ra viện; 2 bệnh nhân tử vong (Yên Châu và Mộc Châu, do suy kiệt tuổi già, bệnh lý nền); 806 bệnh nhân đang điều trị.

Do số ca mắc tăng cao nên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Sơn La đã mở rộng triển khai quản lý, điều trị người mắc COVID-19 theo mô hình trạm y tế lưu động với phương châm "4 tại chỗ"; bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí và các điều kiện khác cho trạm y tế lưu động có thể cung cấp dịch vụ y tế tại chỗ hoặc theo dõi điều trị F0 tại nhà. Hiện toàn tỉnh có 393 bệnh nhân F0 đang cách ly, điều trị tại nhà.

Theo CDC Sơn La, các F0 thực hiện cách ly y tế tại nhà sẽ áp dụng đúng quy định của Bộ Y tế; được hướng dẫn theo dõi sức khỏe, chế độ ăn uống, sinh hoạt đồng thời chăm sóc toàn diện về thể chất, tinh thần cũng như vật chất cho người bệnh.

Tặng quà cho bệnh nhân và lực lượng tham gia phòng chống dịch COVID-19 tại huyện Mường La (địa phương có 118 F0 đang điều trị tại nhà).

Tặng quà cho bệnh nhân và lực lượng tham gia phòng chống dịch COVID-19 tại huyện Mường La (địa phương có 118 F0 đang điều trị tại nhà).

Để triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch COVID-19 cũng như chăm sóc, điều trị F0 tại nhà hiệu quả, tỉnh Sơn La đã huy động cả hệ thống chinh trị và nhân dân chung sức, phát huy tính cộng đồng trách nhiệm và giá trị tốt đẹp của văn hóa "làng, xã" trong phòng, chống dịch.

Nòng cốt thực hiện nhiệm vụ này đó là các nhóm liên gia tự quản. Từng nhóm liên gia tự quản xác định công việc cụ thể của cộng đồng dân cư trong nhóm để đảm bảo phòng, chống dịch an toàn, bảo vệ sức khỏe cho dân cư trong nhóm. Đồng thời, đảm bảo các hoạt động thường xuyên gắn với phát triển kinh tế, xã hội.

Trong trường hợp xuất hiện ca bệnh trong nhóm dân cư, bình tĩnh triển khai các công việc để khống chế dịch nhanh, gọn, không để lây lan phát tán, kéo dài dịch bệnh trong nhóm dân cư. Phát huy tinh thần tương thân, tương ái, tính cộng đồng trách nhiệm của từng hộ dân, từng người dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh…

Theo đánh giá cấp độ dịch trong toàn tỉnh, hiện Sơn La có 167 xã, phường, thị trấn ở Cấp độ 1; 28 xã, phường, thị trấn ở Cấp độ 2.

Cấp độ 3 có các xã Mường Bang, xã Huy Bắc, huyện Phù Yên; xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu; phường Quyết Tâm, phường Chiềng Sinh, xã Hua La, thành phố Sơn La.

Cấp độ 4 gồm xã Mường Lang, huyện Phù Yên; xã Phiêng Cằm, huyện Mai Sơn và xã Chiềng Ân, huyện Mường La.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/gan-50-f0-o-son-la-dang-cach-ly-dieu-tri-tai-nha-169220120184...

Vụ nâng giá kit test Việt Á: Thêm 1 giám đốc CDC bị bắt

Ngày 21/1, Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an đang mở rộng điều tra vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng"; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ xảy ra tại Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á và các đơn vị, địa phương có liên quan.

Ông Lâm Văn Tuấn - Giám đốc CDC Bắc Giang

Ông Lâm Văn Tuấn - Giám đốc CDC Bắc Giang

Quá trình điều tra vụ án, C03 đã khởi tố bị can, bắt tạm giam thêm 3 bị can gồm Lâm Văn Tuấn - Giám đốc Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Bắc Giang; Phan Huy Văn - Giám đốc Công ty Phan Anh có trụ sở tại TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang; Phan Thị Khánh Vân, chị ruột của Phan Huy Văn.

Theo Bộ Công an, kết quả điều tra xác định ông Tuấn đã có hành vi thông đồng cấu kết với Phan Huy Văn, Phan Quốc Việt và các đối tượng liên quan vi phạm quy định của Luật đấu thầu khi tổ chức đấu thầu mua kit xét nghiệm COVID-19 do Công ty Việt Á sản xuất, trị giá hơn 148 tỷ đồng. Hai bị can Văn và Vân nhận trên 44 tỷ đồng tiền phần trăm ngoài hợp đồng từ Công ty Việt Á. Vân đã chi một phần tiền cho Lâm Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Bắc Giang.

Sau khi được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 3) phê chuẩn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các Quyết định và Lệnh nêu trên theo đúng quy định của pháp luật.

Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang điều tra mở rộng, làm rõ bản chất vụ án, xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật; rà soát, thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước.

Nguồn: http://danviet.vn/vu-nang-gia-kit-test-viet-a-them-1-giam-doc-cdc-bi-bat-50202221118116...

TP.HCM: Tham quan đường hoa Nguyễn Huệ, khách không được tháo khẩu trang chụp ảnh

Với chủ đề “Xuân quê hương, ấm tình nhân ái”, Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Nhâm Dần 2022 sẽ mở cửa từ tối ngày 29/1 (27 Tết) đến ngày 4/2 (Mùng 4 Tết) tại đường đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1, TP.HCM.

Theo Ban tổ chức Đường hoa Nguyễn Huệ 2022, vì mục tiêu an toàn phòng chống dịch, mang đến những ngày tết an vui cho tất cả mọi người, khách vào tham quan đường hoa sẽ thực hiện các quy trình sau.

Các công nhân, nghệ nhân thi công đường hoa Nguyễn Huệ Tết Nhâm Dần 2022.

Các công nhân, nghệ nhân thi công đường hoa Nguyễn Huệ Tết Nhâm Dần 2022.

Đường hoa có hai cổng vào tại đầu đường hoa (giao lộ Nguyễn Huệ -Lê Lợi). Khách tham quan di chuyển một chiều trong đường hoa từ cổng chính hướng về sông Sài Gòn. Ban tổ chức bố trí 6 cổng ra dọc hai bên đường tại giao lộ giữa đường Nguyễn Huệ và các đường nhánh.

Khách tham quan đường hoa phải xếp hàng và thực hiện các biện pháp phòng dịch trước khi vào như: khai báo y tế qua app PC Covid, sát khuẩn tay, kiểm tra nhiệt độ.

Trong suốt thời gian tham quan, người dân phải đeo khẩu trang đúng quy định, kể cả khi chụp ảnh.

Ban tổ chức đường hoa khuyến nghị, vì sức khỏe của bản thân và cộng đồng, ban tổ chức rất mong khách tham quan thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang. Các lực lượng chức năng sẽ kiểm tra việc thực hiện đeo khẩu trang trong đường hoa.

Theo ban tổ chức đường hoa, tùy theo tình hình dịch bệnh, thời gian hoạt động, thời gian đóng cửa, thời gian tạm ngừng đón khách tham quan của đường hoa sẽ thay đổi theo sự chỉ đạo của lãnh đạo thành phố, kiến nghị của Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM mà không cần báo trước. Vì thế, ban tổ chức đường hoa rất mong nhận được sự đồng hành, thấu hiểu và thông cảm của khách tham quan. 

Đường hoa Nguyễn Huệ 2022 là Đường hoa thứ 19 được thực hiện trong dịp Tết cổ truyền tại trung tâm TP.HCM, kể từ lần đầu tiên vào năm 2004. Đường hoa Nguyễn Huệ đã trở thành một trong những sự kiện chào mừng Tết Nguyên đán được mong chờ nhất tại TP.HCM. Công trình đường hoa là một trong những sự kiện văn hóa và thể thao tiêu biểu của TP.HCM giai đoạn 2020-2030, được lãnh đạo thành phố chỉ đạo Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) phối hợp các Sở, Ban ngành tổ chức thực hiện, với sự đồng hành của các doanh nghiệp.

Nguồn: http://danviet.vn/tphcm-tham-quan-duong-hoa-nguyen-hue-khach-khong-duoc-thao-khau-trang...

Bình Thuận: Thành viên Tổ giám sát Covid-19 cộng đồng được hỗ trợ 100.000 đồng/tháng

Ngày 21/1, Văn phòng Tỉnh uỷ Bình Thuận vừa có thông báo kết luận của thường trực Tỉnh uỷ về tiếp tục hỗ trợ cho các thành viên của Tổ giám sát Covid-19 cộng đồng.

Theo đó, thống nhất chế độ hỗ trợ cho các thành viên Tổ giám sát Covid-19 100.000 đồng/người/tháng với số lượng 14.631 thành viên thuộc 5.668 tổ giám sát trong toàn tỉnh.

Thời gian hỗ trợ 5 tháng, từ tháng 8/2021 đến hết tháng 12/2021. Kinh phí từ nguồn vận động ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 do Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh quản lý.

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Thuận cho biết, tính từ ngày 27/4/2021 đến 18h ngày 20/1/2022, tỉnh Bình Thuận ghi nhận 28.611 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

Số trường hợp cách ly là 61.416 người, trong đó cách ly tại cơ sở y tế có 26.619 người (đang cách ly 598, hoàn thành cách ly 26.021), cách ly tập trung của địa phương có 34.480 trường hợp (đang cách ly 1, hoàn thành cách ly 34.479), cách ly tập trung có thu phí 317 trường hợp.

Ngoài ra, có 92.241 trường hợp cách ly tại nhà, trong đó đang cách ly là 3.349 trường hợp, hoàn thành cách ly 88.892 trường hợp.

Về công tác xét nghiệm, số mẫu đã thực hiện xét nghiệm 1.744 mẫu, trong đó số mẫu xét nghiệm liên quan đến các ca mắc Covid-19 có 65 mẫu, số mẫu xét nghiệm sàng lọc tại cơ sở y tế có 501 mẫu, số mẫu xét nghiệm sàng lọc trong cộng đồng có 1.178 mẫu.

Số người đã tiêm vắc-xin phòng Covid-19 trên địa bàn toàn tỉnh từ 14h ngày 19/1 đến 14h ngày 20/1 là 10.096 người, trong đó tiêm mũi 2 có 1.300 người, tiêm mũi 3 có 2.674 người.

Tổng số người ≥18 tuổi tiêm mũi 1 có 902.470/902.470, đạt tỉ lệ 100%; tiêm mũi 2 có 874.605/902.470, đạt tỉ lệ 96,9%; tiêm mũi 3 có 42.088/902.470, đạt tỉ lệ 4,7%.

Tổng số trẻ từ 12 tuổi đến 17 tuổi tiêm mũi 1 có 118.986/122.289, đạt tỉ lệ 97,3%; tiêm mũi 2 có 86.156/122.289, đạt tỉ lệ 70,4%.

Số trường hợp tử vong 3 ca, trong đó Tp.Phan Thiết có 2 ca (1 bệnh nhân nữ, 72 tuổi, phường Lạc Đạo; 1 bệnh nhân nữ, 82 tuổi, phường Phú Tài); huyện Tánh Linh có 1 ca bệnh nhân nam, 91 tuổi, thị trấn Lạc Tánh.

Tính từ ngày 27/4/2021 đến 18h ngày 20/1/2022, tỉnh Bình Thuận ghi nhận 352 trường hợp tử vong, trong đó tử vong ngoài tỉnh là 23 trường hợp.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/binh-thuan-ho-tro-hon-14-600-thanh-vien-to-giam-sat-covid-19...

Đề xuất trẻ em dưới 12 tuổi không phải xét nghiệm khi đi máy bay

Bộ GTVT vừa có công văn gửi Bộ Y tế đề nghị hướng dẫn quy định xét nghiệm Covid-19 đối với phi công, tiếp viên khi làm nhiệm vụ trên các chuyến bay nội địa và đối với trẻ em dưới 12 tuổi khi đi máy bay.

Văn bản do Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn ký nêu rõ: "Bộ GTVT đã ban hành các Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải của 5 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, đường sắt, hàng không) đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid- 19".

Đối với lĩnh vực hàng không, Bộ GTVT ban hành Quyết định số 1840 ngày 20/10/2021 Quy định tạm thời về tiếp tục triển khai các đường bay nội địa chở khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan.

Theo quy định trên, với hành khách đi máy bay là trẻ em dưới 12 tuổi chưa tiêm đủ liều vắc-xin phòng Covid-19, chưa có chứng nhận khỏi Covid-19 trong vòng 6 tháng khi đi máy bay vẫn cần kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 theo phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên.

Theo quy định hiện hành, người đi máy bay chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin, không có chứng nhận khỏi bệnh COVID-19, dù ở vùng nguy cơ dịch bệnh nào đều phải có xét nghiệm âm tính với SASR-CoV-2 còn hiệu lực. Quy định này không phân biệt người lớn hay trẻ em.

Trong khi đó, giai đoạn cuối năm, nhu cầu đi lại tăng cao, nhiều gia đình về quê có trẻ em đi cùng do nghĩ chỉ áp dụng xét nghiệm với người lớn chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin, trong khi trẻ em dưới 12 tuổi chưa tiêm vắc xin, trẻ từ 12-18 tuổi nhiều em tiêm chưa đủ liều. Thực tế có nhiều trẻ đi cùng gia đình thiếu xét nghiệm khi làm thủ tục lên máy bay, nhiều trường hợp phải huỷ vé, bỏ chuyến vì không kịp làm xét nghiệm.

Cũng theo nội dung công văn, trước đó ngày 13/1, Bộ GTVT nhận được Công văn của Tổng công ty Hàng không Việt Nam về đề xuất xem xét không áp dụng quy định về lấy mẫu xét nghiệm đối với phi công, tiếp viên khi làm nhiệm vụ trên các chuyến bay nội địa và phản ánh của báo chí về đề nghị xem xét việc bỏ quy định xét nghiệm đối với trẻ dưới 12 tuổi khi đi máy bay.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại Thông báo số 281/TB-VPCP ngày 26/10/2021, trong đó giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT và các cơ quan liên quan rà soát, điều chỉnh quy định về tiêu chuẩn, điều kiện hành khách để đáp ứng nhu cầu đi lại chính đáng của nhân dân trên nguyên tắc bảo đảm an toàn, thích ứng, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Vì vậy, Bộ GTVT đề nghị Bộ Y tế có ý kiến và hướng dẫn cụ thể về quy định xét nghiệm đối với tổ bay trên các chuyến bay nội địa và đối với trẻ dưới 12 tuổi khi tham gia giao thông.

Do thời gian gấp, Bộ GTVT mong sớm nhận được trả lời của Bộ Y tế trước ngày 22/1/2022 để triển khai, thực hiện.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/de-xuat-tre-em-duoi-12-tuoi-khong-phai-xet-nghiem-khi-di-may...

Lưu ý khi tiêm liều thứ ba với người đã tiêm vắc-xin Moderna

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi chi nhánh Công ty TNHH Zuellig Pharma Việt Nam về việc tiêm liều vắc-xin Spikevax (tên khác: Covid-19 vắc-xin Moderna).

Theo đó, Cục Quản lý Dược thông tin đã nhận được văn bản và hồ sơ, tài liệu kèm theo của chi nhánh Công ty TNHH Zuellig Pharm Việt Nam về việc đề nghị tiêm liều tăng cường (liều thứ 3) của vắc-xin Spikevax.

Căn cứ kết luận của Hội đồng tư vấn cấp Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, Cục Quản lý Dược có ý kiến đồng ý với đề nghị của chi nhánh Công ty TNHH Zuellig Pharm Việt Nam về việc đề nghị tiêm liều tăng cường (liều thứ 3) của vắc-xin Spikevax theo hướng dẫn của cơ sở sản xuất vắc-xin.

Cục Quản lý Dược đồng ý tiêm liều thứ 3 của vắc-xin Moderna bằng nửa liều cơ bản.

Cục Quản lý Dược đồng ý tiêm liều thứ 3 của vắc-xin Moderna bằng nửa liều cơ bản.

Hướng dẫn của nhà sản xuất vắc-xin Spikevax cho biết, đối với liều cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên, vắc-xin này được sử dụng theo liệu trình gồm 2 liều 100mcg (mỗi liều 0,5ml), khuyến cáo tiêm liều thứ hai, 28 ngày sau liều đầu tiên.

Đối với liều thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, một liều bổ sung (0,25ml, chứa 50mcg mNRA, bằng một nửa liều cơ bản) của Spikevax.

Tại văn bản này, Cục Quản lý Dược nêu rõ chi nhánh Công ty TNHH Zuellig Pharm Việt Nam phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng, an toàn đối với vắc-xin Spikevax lưu hành trên thị trường và có trách nhiệm thông báo ngay sự thay đổi đến Cục Quản lý Dược và các đơn vị có liên quan

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/luu-y-khi-tiem-lieu-thu-ba-voi-nguoi-da-tiem-vac-xin-moderna...

Bình Thuận khẩn tìm người đến khu xây dựng khách sạn Mũi Né

Sáng 21/1, UBND Tp.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận vừa có thông báo khẩn liên quan đến địa điểm có ca nghi nhiễm Covid-19.

Trước đó, trên địa bàn Tp.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận ghi nhận một số nghi nhiễm gồm: N.M.C, năm sinh 1973, nam, kỹ sư, khu phố 1, phường Hàm Tiến; N.V.T, năm sinh 1958, nam, buôn bán, khu phố 4, phường Phú Trinh.

Để bảo đảm công tác phòng, chống dịch trên địa bàn Tp.Phan Thiết được triển khai có hiệu quả, UBND Tp.Phan Thiết yêu cầu người dân đến các địa điểm dưới đây liên hệ ngay với cơ quan y tế gần nhất để thực hiện khai báo vì có liên quan đến ca nghi nhiễm Covid-19, cụ thể:

Công trình xây dựng dự án khách sạn Boton Mũi Né, số 29A đường Nguyễn Đình Chiểu, khu phố 1, phường Hàm Tiến từ 7h-19h ngày 6/1-13/1.

Cửa hàng tạp hóa Mỹ Anh, số 83 đường Lê Hồng Phong, khu phố 4, phường Phú Trinh từ ngày 5/1-19/1.

UBND Tp.Phan Thiết đề nghị UBND các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh, các cơ quan truyền thông, các cơ quan, đơn vị và UBND các phường, xã trên địa bàn Tp.Phan Thiết thông báo thông tin trên qua các phương tiện thông tin đại chúng cho người dân biết.

Đồng thời, yêu cầu những người đến địa điểm và thời gian nêu trên liên hệ ngay với trạm y tế xã, phường, thị trấn; phòng khám đa khoa khu vực; trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố; Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh thực hiện khai báo y tế để được hướng dẫn giám sát, xét nghiệm, cách ly y tế theo quy định.

Tối ngày 20/1, tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Thuận cho biết, tỉnh này ghi nhận 138 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 68 ca tại khu cách ly tập trung, 70 ca cộng đồng.

Các trường hợp nhiễm bệnh theo địa phương gồm: Tp.Phan Thiết 21 ca; các huyện Tánh Linh 22 ca, Đức Linh 6 ca, Bắc Bình 1 ca, Hàm Thuận Nam 23 ca, Hàm Thuận Bắc 44 ca, Tuy Phong 3 ca, thị xã La Gi 5 ca, Hàm Tân 8 ca, Phú Quý 5 ca.

Liên quan đến các ca bệnh mới, ngày 20/1, tỉnh Bình Thuận truy vết được 154 F1 và 21 F2. Tính từ ngày 27/4/2021 đến 18h ngày 20/1/2022, tỉnh Bình Thuận ghi nhận 28.611 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. 

Trong đó, Tp.Phan Thiết có số ca nhiễm cao với 8.176 trường hợp; thị xã La Gi 2.844 trường hợp; các huyện Tuy Phong 4.054 trường hợp, Hàm Thuận Bắc 2.926 trường hợp, Tánh Linh 2.418 trường hợp, Đức Linh 2.344 trường hợp, Hàm Thuận Nam 2.171 trường hợp, Bắc Bình 1.939 trường hợp, Hàm Tân 1.169 trường hợp, Phú Quý 570 trường hợp.

Toàn tỉnh truy vết 44.071 trường hợp F1 và 27.682 trường hợp F2. Số mẫu đã thực hiện xét nghiệm là 1.744 mẫu.

Số ca mắc Covid-19 được điều trị khỏi và xuất viện là 160 trường hợp. Trong đó, các huyện Tánh Linh 76 trường hợp, Tuy Phong 20 trường hợp, Hàm Thuận Nam 18 trường hợp, Hàm Thuận Bắc 10 trường hợp, Hàm Tân 2 trường hợp, Phú Quý 1 trường hợp, Tp.Phan Thiết 32 trường hợp, thị xã La Gi 1 trường hợp.

Hiện, tổng số ca đã điều trị khỏi và xuất viện là 26.251 trường hợp.

Số ca mắc Covid-19 đang điều trị có diễn tiến nặng là 64 ca, trong đó Tp.Phan Thiết 36 ca, huyện Bắc Bình 6 ca, huyện Đức Linh 8 ca, thị xã La Gi 14 ca.

Về công tác cách ly, tỉnh Bình Thuận đang có 295 trường hợp được cách ly. Trong đó, cách ly tại cơ sở y tế có 93 trường hợp, cách ly tại nhà là 202 trường hợp.

Số người đã tiêm vắc-xin phòng Covid-19 trên địa bàn toàn tỉnh từ 14h ngày 19/1 đến 14h ngày 20/1 là 10.096 người.

Số người từ các địa phương khác về tỉnh Bình Thuận từ 14h ngày 19/1 đến 14h ngày 20/1 là 97 người, cụ thể: Tp.Hồ Chí Minh có 47 người, tỉnh Bình Dương có 12 người, tỉnh Đồng Nai có 14 người, tỉnh Long An có 14 người, các tỉnh khác có 10 người.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/binh-thuan-khan-tim-nguoi-den-khu-xay-dung-khach-san-mui-ne-...

Đà Nẵng: Thêm 964 ca Covid-19, có 101 ca cộng đồng là tiểu thương

Chiều 21-1, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng, cho biết trên địa bàn vừa ghi nhận 964 ca Covid-19. Trong đó có 611 ca cộng đồng, 333 ca cách ly tại nhà, 16 ca trong khu phong tỏa và 4 ca đã cách ly tập trung.

Cụ thể, 611 ca cộng đồng gồm: 331 ca tự đến các cơ sở y tế khám bệnh, xét nghiệm; 124 ca tự test nhanh dương tính được các trạm y tế lấy mẫu; 31 ca có triệu chứng được trạm y tế lấy mẫu; 11 ca xét nghiệm định kỳ tại các cơ sở sản xuất kinh doanh; 13 ca về từ các tỉnh.

Đáng chú ý, qua lấy mẫu tiểu thương các chợ trên địa bàn gồm: chợ Cẩm Lệ, chợ Mới, chợ đầu mối Hòa Cường, chợ Miếu Bông, chợ Quang Thành - phát hiện tổng cộng 101 ca cộng đồng. Trong đó, chợ Cẩm Lệ có 58 ca, chợ Hàn 15 ca, chợ đầu mối Hòa Cường 10 ca. 

Quận Cẩm Lệ là địa phương ghi nhận số ca Covid-19 nhiều nhất với 244 ca, tiếp đó là quận Liên Chiểu 194 ca. Quận Sơn Trà 151 ca, quận Thanh Khê 137 ca, quận Hải Châu 119 ca, quận Ngũ Hành Sơn 58 ca, huyện Hòa Vang 47 ca. Ngành y tế nhận định, 835/964 ca có khả năng lây lan cho cộng đồng.

Cộng dồn từ ngày 1-1 đến nay, TP Đà Nẵng ghi nhận 12.039 ca Covid-19.

Nguồn: https://nld.com.vn/suc-khoe/da-nang-them-964-ca-covid-19-co-101-ca-cong-dong-la-tieu-th...

COVID-19 20/1: Phát hiện 9 nhân viên một quán karaoke dương tính, khẩn trương truy vết người liên quan
Trong 24 ca Covid-19 cộng đồng ghi nhận tại Nghệ An sáng 20/1 có nhiều nhân viên quán karaoke. Hiện lực lượng chức năng đang tích cực truy vết và lấy...

Dịch COVID-19

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h