COVID-19 22/1: Cận Tết phát hiện 5 người trong một gia đình dương tính, nguy cơ lây lan cộng đồng

H.A - Ngày 22/01/2022 12:14 PM (GMT+7)

Trung tâm phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Nghệ An thông báo ai đã tiếp xúc với các bệnh nhân nhiễm Covid-19 thì đến trạm y tế khai báo và thực hiện các biện pháp chống dịch.

9 diễn biến

Nghệ An: Gia đình 5 người nhiễm Covid-19 chưa rõ nguồn lây

Ngày 22/1, ông Nguyễn Văn Diễn, Phó Chủ tịch UBND xã Tây Hiếu, Tx. Thái Hòa, tỉnh Nghệ An xác nhận, chính quyền địa phương đã ra thông báo khẩn liên quan đến các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 trên địa bàn.

“Căn cứ vào khai báo y tế và quá trình test nhanh 2 lần cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2 thì trên địa bàn xã Tây Hiếu hiện nay có 5 bệnh nhân đều trong một gia đình”, ông Diễn nói.

Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân T.T.B.H, nữ, sinh 1970. Địa chỉ: xóm Hưng Nam, xã Tây Hiếu, Tx. Thái Hòa. Ngày 21/1, bệnh nhân có triệu chứng đau rát họng nên đến trung tâm y tế làm test nhanh 2 lần đều cho kết quả dương tính.

Bệnh nhân thứ hai là N.V.T, nam, sinh 1972. Địa chỉ: xóm Hưng Nam, xã Tây Hiếu, Tx. Thái Hòa. Ngày 21/1, bệnh nhân có triệu chứng đau rát họng nên đến TYT làm test nhanh 2 lần đều cho kết quả dương tính.

Bệnh nhân thứ ba là N.T.Q, nữ, sinh 1937. Địa chỉ: xóm Hưng Nam, xã Tây Hiếu, Tx. Thái Hòa. Ngày 21/1, bệnh nhân có triệu chứng đau rát họng nên đến TYT làm test nhanh 2 lần đều cho kết quả dương tính. 

Bệnh nhân thứ tư là N.V.S, nam, sinh 1997. Địa chỉ: xóm Hưng Nam, xã Tây Hiếu, Tx. Thái Hòa. Ngày 21/1, bệnh nhân có triệu chứng đau rát họng nên đến TYT làm test nhanh 2 lần đều cho kết quả dương tính.

Bệnh nhân thứ năm là N.V.N, nam, sinh 2005. Địa chỉ: Hưng Nam, Tây Hiếu, Tx. Thái Hòa. Ngày 21/1, bệnh nhân có triệu chứng đau rát họng nên đến TYT làm test nhanh 2 lần đều cho kết quả dương tính.

Chính quyền địa phương thực hiện truy vết Covid-19.

Chính quyền địa phương thực hiện truy vết Covid-19.

“Vậy Trung tâm chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 xã Tây Hiếu thông báo cho nhân dân trên địa bàn, những ai đã tiếp xúc với các trường hợp nêu trên từ ngày 18/1 đến nay thì khẩn trương đến trạm y tế để khai báo và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch”, Phó Chủ tịch xã nói.

Tại một diễn biến liên quan, ông Nguyễn Kim Hải, Chủ tịch UBND phường Hòa Hiếu, Tx. Thái Hòa cho biết, ngày 21/1, trạm y tế phường Hòa Hiếu đã test nhanh phát hiện 6 trường hợp nhiễm Covid-19.

“Trong 6 trường hợp này thì có một gia đình 3 mẹ con đi từ Hà Nội về. Trước khi về địa phương chị đã test nhanh cho kết quả âm tính, nhưng sau khi về nhà thì thấy mệt mỏi nên lên trạm y tế test lại cho ra kết quả dương tính. Chúng tôi sau khi nhận được tin đã tiến hành xét nghiệm cả nhà thì phát hiện thêm 2 trường hợp nữa cũng nhiễm Covid-19. Còn 3 trường hợp còn lại là F1”, ông Hải nói.

Chủ tịch UBND phường Hòa Hiếu yêu cầu những ai liên quan hay tiếp xúc với các trường hợp trên thì đến trạm y tế gần nhất để khai báo y tế.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/nghe-an-gia-dinh-5-nguoi-nhiem-covid-19-chua-ro-nguon-lay-a5...

Giám đốc CDC Bắc Giang từng tuyên bố "không nhận đồng nào"

Như đã đưa tin, Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Lâm Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) tỉnh Bắc Giang về tội vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Ông Lâm Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm kiểm soát dịch bệnh tỉnh Bắc Giang

Ông Lâm Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm kiểm soát dịch bệnh tỉnh Bắc Giang

Ngoài ông Tuấn, hai bị can khác cũng bị khởi tố cùng tội danh, gồm: Phan Huy Văn (Giám đốc Công ty Cổ phần Dược vật tư y tế Phan Anh) và Phan Thị Khánh Vân (chị ruột của Phan Huy Văn).

Bước đầu, công an xác định ông Lâm Văn Tuấn đã có hành vi thông đồng, cấu kết với bị can Phan Huy Văn, Phan Quốc Việt (Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á) và những người liên quan trong việc tổ chức đấu thầu mua kit xét nghiệm do Công ty Việt Á sản xuất, với tổng giá trị hơn 148 tỉ đồng.

Đặc biệt, hai bị can Phan Huy Văn và Phan Thị Khánh Vân còn thỏa thuận, nhận trên 44 tỉ đồng tiền % ngoài hợp đồng do Công ty Việt Á chuyển. Số tiền này, Phan Thị Khánh Vân đã chi một phần tiền cho bị can Lâm Văn Tuấn.

Việc khởi tố và bắt tạm giam đối với ông Tuấn đã “kéo dài” danh sách lãnh đạo CDC các địa phương bị vướng lao lý trong vụ án chấn động dư luận nói trên.

Đáng chú ý, cũng giống với lãnh đạo một số CDC, trước khi bị áp dụng các biện pháp tố tụng, ông Tuấn từng khẳng định mình hoàn toàn trong sạch.

Theo đó, khi báo chí phản ánh về dấu hiệu bất thường trong một vài gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, ông Tuấn nói: “Tôi không nhận một đồng nào từ Việt Á hay Phan Anh. Còn quá trình đấu thầu thì chúng tôi thực hiện theo quy định, thuê đơn vị tư vấn”.

Hai bị can Phan Huy Văn và Phan Thị Khánh Vân

Hai bị can Phan Huy Văn và Phan Thị Khánh Vân

Trao đổi với báo chí hồi cuối tháng 12-2021, ông Từ Quốc Hiệu, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Giang cho biết, qua rà soát trong gần hai năm thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đều không ký hợp đồng mua máy móc, trang thiết bị, sinh phẩm, hóa chất, vật tư y tế với Công ty Việt Á.

Theo lý giải của ông Hiệu, vào tháng 5 và tháng 6 vừa qua, thời điểm Bắc Giang là “tâm dịch”, địa phương này nhận được sự hỗ trợ của cả nước để thực hiện nhiệm vụ chống dịch.

Nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân đã chung sức, đồng lòng hỗ trợ Bắc Giang máy móc, vật tư, trang thiết bị y tế. Vì vậy, tỉnh Bắc Giang đã chủ động được nguồn sinh phẩm và máy móc phục vụ xét nghiệm.

Cùng với đó, trước khi mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, ngành Y tế Bắc Giang đều tham khảo giá công khai tại Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và thực hiện đúng các quy định về đầu tư, mua sắm công. Các thiết bị, sinh phẩm đều mua với giá phù hợp, thấp hơn mức niêm yết.

Thế nhưng theo tìm hiểu, Bắc Giang không mua kit xét nghiệm trực tiếp từ Công ty Việt Á mà thông qua bên thứ ba là Công ty Phan Anh.

Tháng 11-2021, ông Lâm Văn Tuấn ký quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu mua sinh phẩm, vật tư lấy mẫu, tiêm chủng và xét nghiệm SARS-CoV-2. Theo quyết định này, Công ty Phan Anh là đơn vị được CDC Bắc Giang lựa chọn cung cấp trọn gói. Trong đó có 20.000 kit xét nghiệm do Công ty Việt Á sản xuất .

Ngoài ra, tháng 9-2020, CDC Bắc Giang lựa chọn Công ty Phan Anh cung cấp trọn gói gói thầu mua sinh phẩm xét nghiệm phục vụ phòng chống dịch bệnh COVID-19 (lần 4 năm 2020). Hàng hóa là 60 bộ kít xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR do Công ty Việt Á sản xuất.

Nguồn: https://plo.vn/thoi-su/giam-doc-cdc-bac-giang-tung-tuyen-bo-khong-nhan-dong-nao-1040318...

Hà Nội chỉ còn 4 quận, huyện cấp độ dịch vùng cam

Chiều 21/1, UBND TP Hà Nội vừa phát đi thông báo đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP Hà Nội.

Hà Nội chỉ còn 4 quận vùng cam

Hà Nội chỉ còn 4 quận vùng cam

Với 2 tiêu chí gồm tỉ lệ mắc mới tại cộng đồng/dân số/thời gian) và độ bao phủ vắc xin, cấp độ dịch của TP Hà Nội là cấp độ 2.

Ở cấp quận, huyện, thị xã, Hà Nội có 4 địa phương ở cấp độ 3 (vùng cam), 26 địa phương cấp độ 2 (vùng vàng), không có quận, huyện, thị xã nào cấp độ dịch 1 (vùng xanh) và 4 (vùng đỏ).

Các quận, huyện vùng cam gồm Gia Lâm, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai, Chương Mỹ. Như vậy, so với thông báo cách đây 1 tuần, Hà Nội giảm 3 quận vùng cam.

Về cấp độ xã, phường, thị trấn, Hà Nội hiện có 43 địa phương vùng xanh, 377 địa phương vùng vàng, 159 địa phương vùng cam, chưa có vùng đỏ.

Trong tối 21/1, Sở Y tế Hà Nội cho biết từ 18h ngày 20-1đến 18h ngày 21/1, Hà Nội ghi nhận 2.805 ca Covid-19. Trong đợt dịch thứ 4, thủ đô ghi nhận tổng 105.861 ca bệnh.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/ha-noi-chi-con-3-quan-cap-do-dich-vung-cam-d540106.html

Người dân về Thanh Hóa và Ninh Bình ăn Tết cần những điều kiện nào?

Hiện nay, các chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 trên các tuyến đường ở Ninh Bình và Thanh Hóa đã được tháo gỡ nhằm tạo điều kiện cho nhân dân đi lại, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán 2022. Song, khi người dân về quê ăn Tết cũng cần phải thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

Ninh Bình và Thanh Hóa yêu cầu quản lý chặt người từ vùng dịch về quê ăn Tết Nguyên đán 2022 (Ảnh minh họa)

Ninh Bình và Thanh Hóa yêu cầu quản lý chặt người từ vùng dịch về quê ăn Tết Nguyên đán 2022 (Ảnh minh họa)

Theo đó, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Ninh Bình cho rằng không cấm và không hạn chế người dân đến Ninh Bình công tác, làm việc, về quê ăn Tết, sum họp gia đình.

Tuy nhiên, người dân khi đến, về địa phương cần phải thực hiện khai báo y tế tại cơ sở y tế và được lấy mẫu xét nghiệm để sàng lọc SARS-CoV-2 ngay từ ban đầu (bằng test nhanh kháng nguyên hoặc xét nghiệm PCR và có thể dùng kết quả xét nghiệm còn hiệu lực mà người dân đã thực hiện xét nghiệm trong vòng 48h trước) để được hướng dẫn cụ thể các biện pháp phòng, chống dịch.

Sau khi hoàn thành việc khai báo y tế và nếu có kết quả xét nghiệm dương tính với Sars-CoV-2 dù là trở về từ vùng dịch cấp độ nào cũng đều phải được đưa đi cách ly, điều trị theo quy định. Nếu có kết quả xét nghiệm âm tính, đối với người trở về từ vùng có cấp độ dịch 1, 2 thì người dân có thể về nhà tự theo dõi sức khỏe ít nhất 14 ngày và thực hiện 5K.

Đối với vùng cấp độ 3 (màu cam), thực hiện cách ly tại nhà tối thiểu 7 ngày tính từ ngày áp dụng biện pháp cách ly (nếu đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 trở lên) hoặc 14 ngày (nếu chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19). Riêng đối với vùng 4 (màu đỏ), người dân phải thực hiện cách ly y tế tập trung và tùy vào số mũi vaccine đã tiêm trước đó để thực hiện cách ly theo quy định.

Theo ngành Y tế tỉnh Ninh Bình, người dân có thể được cách ly tại nhà nếu gia đình có đủ điều kiện về quy định cách ly y tế tại nhà, không cần phải cách ly tập trung.Trong quá trình cách ly hoặc theo dõi sức khỏe, nếu người dân có xuất hiện các triệu chứng bất thường như sốt, ho, khó thở, đau người, mất khứu giác...thì phải liên hệ ngay với cơ sở y tế để được trợ giúp.

Còn tại tỉnh Thanh Hóa, người đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 2 khi về quê phải tự theo dõi sức khỏe 7 ngày kể từ ngày về và thực hiện thông điệp 5K. Đối với người đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3, người đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương tự cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày.

Người tiêm chưa đủ liều vaccine tự cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày và thực hiện xét nghiệm nhanh vào ngày đầu tiên. Những người chưa tiêm vaccine khi về địa phương phải cách ly tại nhà 14 ngày và thực hiện test nhanh vào ngày đầu và tự theo dõi sức khỏe thêm 14 ngày tiếp theo.

Người đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc vùng cách ly y tế nếu đã tiêm đủ 2 liều vaccine phòng COVID-19 thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày và test nhanh vào ngày 1 và 7, tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo.

Những người tiêm chưa đủ liều vaccine thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày, xét nghiệm vào ngày 1 và 7 (bằng phương pháp RT-PCR) và tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo. Những người chưa tiêm vaccine thực hiện cách ly 14 ngày, xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất và 14 (bằng phương pháp RT-PCR), tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/nguoi-dan-ve-thanh-hoa-va-ninh-binh-an-tet-can-nhung-dieu-k...

Đại biểu Quốc hội: Việt Á có mua kit test rẻ về "đội lốt" hàng tự sản xuất?

Kit test "siêu rẻ" dùng làm gì, đang ở đâu?

Vừa qua, Tổng cục Hải quan đã thông tin về hoạt động nhập khẩu của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á trong thời gian từ năm 2017-2021.

Theo đó, trong số các mặt hàng nhập khẩu chính của Công ty Việt Á trong 5 năm từ 2017-2021, có bộ thành phẩm que thử test nhanh xét nghiệm định tính kháng nguyên virus SARS-CoV-2. Từ tháng 9 đến tháng 12/2021, Việt Á nhập 3 triệu que test loại Novel Coronavirus 2019-nCoV Antigen Test (Colloidal Gold), mới 100% từ Trung Quốc, giá khai báo 0,955 USD/test (khoảng 21,56 nghìn đồng/test), với tổng trị giá 64,68 tỷ đồng.

Đại biểu Quốc hội: Việt Á có mua kit test rẻ về 

Bộ Công an đã khởi tố nhiều bị can liên quan đến vụ Công ty Việt Á thổi giá kit test Covid-19

Trong khi đó, khi chào hàng các sản phẩm của mình, Việt Á luôn khẳng định "hàng Việt Nam" và cho biết, do chi phí sản xuất bộ kit đã được tài trợ nên giá 400.000-600.000 đồng/test.

Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty Việt Á nêu quan điểm: "Doanh nghiệp sản xuất trong nước phục vụ cho chính người dân của mình, vậy tại sao phải tăng giá lên cắt cổ người dân?".

Sản phẩm kit test của Việt Á được Công ty này tham gia cùng nhóm nghiên cứu của Học viện Quân y ngay từ những ngày đầu (năm 2020). Việc chuyển giao kit gần như đồng thời giữa nhóm nghiên cứu và đơn vị sản xuất để cùng nhau thẩm định kết quả, kịp cho việc sản xuất kit phục vụ phòng chống dịch.

Sau đó, Việt Á cũng được Hội đồng tư vấn lựa chọn là đối tác nghiên cứu phát triển sản phẩm bởi đơn vị này có năng lực sản xuất kit test.

Tuy nhiên, sau khi Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) - Bộ Công An, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam ban lãnh đạo Công ty Việt Á, nhiều phóng viên báo chí đã tiếp cận phòng sản xuất của Công ty Việt Á chỉ có 10 người; hệ thống thiết bị, máy móc chỉ là vài chiếc tủ cấp đông và vài chiếc máy tách chiết cũ kỹ.

Sau khi Tổng cục Hải quan thông tin về 3 triệu kit test Việt Á nhập khẩu với giá chỉ hơn 21 nghìn đồng/kit test, dư luận băn khoăn ngoài hành vi "nâng khống giá", có hay không việc Việt Á nhập khẩu kit test Trung Quốc về bán dưới mác "made in Việt Nam", với giá 400.000-600.000 đồng/test?

Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phạm Văn Hòa

Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phạm Văn Hòa

Luận bàn về sự việc này, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phạm Văn Hòa cho rằng, các cơ quan chức năng cần làm rõ, 3 triệu test mà Công ty Việt Á nhập từ Trung Quốc với giá hơn 21 nghìn đồng này về để làm gì và đã được sử dụng ra sao?

“Theo công bố thì Việt Á là công ty sản xuất được kit test, nhưng công ty này lại nhập khẩu hơn 3 triệu test về thì cần phải được làm rõ, việc nhập kit này để sử dụng mục đích gì? Nếu chưa được sử dụng thì số test này hiện đang ở đâu? Liệu có sự trà trộn giữ sản phẩm này với những sản phẩm được gắn mác là Công ty Việt Á sản xuất hay không?”, ông Hòa đặt câu hỏi.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa cũng cho rằng, nếu đúng có sự hàng Trung Quốc đội "lốt" hàng Việt Á sản xuất để trục lợi bất chính thì cần phải xử lý nghiêm minh.

“Vụ án nâng khống kit xét nghiệm xảy ra tại Công ty Việt Á đã được đưa vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo. Tôi tin rằng, mọi sự dối trá, góc khuất của Công ty Việt Á sẽ được phơi bày và xử lý nghiêm mình. Tôi tin nếu có hiện tượng nhập khẩu kit test nước ngoài giá rẻ về “đội lốt” hàng Việt để nâng khống giá thì chắc chắn bị xử lý”, ông Hòa nói.

Xem xét trách nhiệm liên quan

Cùng bàn về nội dung này, ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội thì cho rằng, nếu quả thật có hiện tượng mua hàng Trung Quốc rồi "phù phép" thành hàng Công ty mình sản xuất thì không chỉ xử lý nghiêm những người liên quan đến Việt Á mà cần phải xem xét trách nhiệm của các cơ quan hữu quan.

"Nếu đúng là mua hàng Trung Quốc giá rẻ sau đó gắn mác "Việt Nam" bán giá cao thì không chỉ xử phạt nghiêm Công ty Việt Á, mà cũng cần phải xem xét trách nhiệm của ngành khoa học và công nghệ; y tế... bởi quá trình cấp phép sản xuất một sản phẩm y khoa cần chặt chẽ, phải có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên.

"Cấp phép sản xuất thì phải gắn liền với thanh, kiểm tra, đặc biệt là sản phẩm ở lĩnh vực y tế thì càng cần phải có sự giám sát chặt chẽ. Không phải cấp phép cho rồi thì Công ty đó muốn làm gì thì làm", ông Tiến nêu quan điểm.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/dai-bieu-quoc-hoi-qua-nhieu-bat-thuong-vu-viet-a-mua-kit-te...

Quy định mới về xét nghiệm với hành khách đi máy bay nội địa

Bộ GTVT ngày 21-1 vừa ban hành hướng dẫn về tổ chức vận tải hành khách trên các chuyến bay nội địa nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người dân di chuyển nhân dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần.

Theo quy định mới, chỉ yêu cầu xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với hành khách xuất phát khi lưu trú, cư trú trước chuyến bay tại địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc vùng cách ly y tế (phong toả); hoặc hành khách trên chuyến bay xuất phát từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc vùng phong tỏa.

Những hành khách này cần có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 theo phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên có giá trị trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu xét nghiệm đến trước thời điểm khởi hành chuyến bay.

Đối với thành viên phi hành đoàn, huỷ quy định phải xét nghiệm SARS-CoV-2 định kỳ 7 ngày/lần.

Cụ thể, bỏ điều kiện thành viên phi hành đoàn cần có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên có giá trị trong vòng 7 ngày kể từ thời điểm lấy mẫu xét nghiệm đến trước khi làm nhiệm vụ trên máy bay).

Theo Bộ GTVT, quy định trên được áp dụng trong điều kiện hiện nay, ở Việt Nam tình hình dịch Covid-19 đã cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc và tỷ lệ tiêm chủng cao. Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến ngày 19-1-2022, cả nước đã tiêm: 172.714.400 liều vắc-xin, số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 157.402.956 liều; số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 15.311.444 liều; tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc-xin là 100%.

Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/quy-dinh-moi-ve-xet-nghiem-voi-hanh-khach-di-may-bay-noi-dia...

Sơn La ghi nhận thêm hàng chục F0, có nguy cơ lây nhiễm cộng đồng cao

Trong quá trình xét nghiệm phục vụ công tác giám sát dịch COVID-19 trên địa bàn, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Sơn La đã ghi nhận thêm 99 trường hợp có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó có 36 trường hợp dương tính mới, nguy cơ lây nhiễm cộng đồng cao, chủ yếu tại huyện Phù Yên, thành phố Sơn La và một số trường hợp rải rác ở các huyện Mộc Châu, Mai Sơn, Bắc Yên, Yên Châu...

Hiện, các địa phương đang khẩn trương truy vết những trường hợp tiếp xúc gần, quản lý, cách ly và triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo quy định. Tổ chức khoanh vùng các địa điểm có nguy cơ cao, đồng thời thông báo để người dân chủ động khai báo y tế và truyền thông để người dân thực hiện tốt các quy định về phòng, chống dịch, đặc biệt nhóm các công dân đi làm ăn xa trở về địa phương.

Để chủ động kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn, tỉnh Sơn La tăng cường giám sát kiểm dịch tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở và đối với các trường hợp nhập cảnh về Việt Nam; thực hiện nghiêm các quy định về kiểm dịch y tế quốc tế tại các cửa khẩu, đặc biệt tăng cường kiểm soát chặt chẽ tuyến biên giới; siết chặt kiểm soát, ngăn chặn tình trạng vượt biên trái phép; tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

Ngành y tế tỉnh Sơn La xây dựng phương án ứng phó với dịch bệnh COVID-19 cao điểm cuối năm.

Ngành y tế tỉnh Sơn La xây dựng phương án ứng phó với dịch bệnh COVID-19 cao điểm cuối năm.

Cùng với đó, tỉnh Sơn La tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc biến thể Omicron tại địa bàn dân cư, cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp; tổ chức giám sát bằng xét nghiệm nhằm phát hiện sớm nhất các trường hợp nhiễm biến thể Omicron.

Ngoài ra, tỉnh đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 liều bổ sung, liều nhắc lại; tiếp tục triển khai đầy đủ và hiệu quả các Trạm Y tế lưu động, Tổ chăm sóc người mắc COVID-19 tại cộng đồng; tiếp tục duy trì các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo 5K của Bộ Y tế; đảm bảo an toàn cho các cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở kinh doanh sản xuất và khu vực tập trung đông người…

Từ ngày 5/10/2021 đến ngày 21/1/2022, Sơn La đã phát hiện 2.796 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 là công dân trở về từ các tỉnh đang có dịch, lây nhiễm thứ phát và tại cộng đồng. Hiện toàn tỉnh có 14.873 người đang theo dõi, cách ly tại cơ sở y tế, cách ly tập trung, cách ly tại nhà và theo dõi sức khỏe cộng đồng.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/son-la-ghi-nhan-them-hang-chuc-f0-co-nguy-co-lay-nhiem-cong-d...

Hải Dương: Mỗi ngày ghi nhận hàng trăm ca mắc COVID-19, thêm một bệnh nhân 80 tuổi tử vong

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Hải Dương ghi nhận hàng trăm ca mắc COVID-19 mỗi ngày ở các huyện, thị xã, thành phố và chưa có dấu hiệu giảm. Tại mỗi địa phương đều có các ổ dịch, ca mắc trong cộng đồng và sàng lọc cộng đồng.

Riêng ngày hôm nay (21/1), Hải Dương tiếp tục có  341  ca mắc mới ở 9 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố. Trong đó, 203 trường hợp là F1, 44 bệnh nhân ho sốt cộng đồng, 79 trường hợp cộng đồng và 15 ca về từ các tỉnh khác.

Đáng chú ý, trong ngày trên địa bàn có thêm 1 bệnh nhân mắc COVID-19 tử vong. Trường hợp này là cụ già 80 tuổi, trú tại Trần Hưng Đạo, phường Sao Đỏ (TP. Chí Linh), là F1 của bệnh nhân V.T.G và được phát hiện mắc COVID-19 vào ngày  8/1/2022.

Nhân viên y tế Trạm Y tế xã Đồng Tâm (huyện Ninh Giang) lấy mẫu xét nghiệm cho học sinh trường tiểu học. Ảnh: Đ.Tùy

Nhân viên y tế Trạm Y tế xã Đồng Tâm (huyện Ninh Giang) lấy mẫu xét nghiệm cho học sinh trường tiểu học. Ảnh: Đ.Tùy

Sau đó, trường hợp này được điều trị tại Trung tâm Y tế TP. Chí Linh. Đến 14/1, ca bệnh nói trên chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Phổi Hải Dương và vào lúc 12h36 hôm nay, bệnh nhân tử vong tại  viện.

Như vậy, đến ngày hôm nay, tỉnh Hải Dương đã có 9 trường hợp mắc COVID-19 tử vong. Gồm: huyện Bình Giang 1 ca, TP. Chí Linh 2 ca, huyện Nam Sách 1 trường hợp, huyện Gia Lộc 3 bệnh nhân và 2 ca tại huyện Thanh Miện.

Cũng theo ngành Y tế Hải Dương, trong số những ca mắc được ghi nhận trong ngày 21/1, TP. Hải Dương có bệnh nhân nhiều nhất với 75 trường hợp. Cụ thể: 10 ca ho sốt cộng đồng, 19 trường hợp cộng đồng, 4 ca vùng dịch và 42 trường hợp là F1.

Đối với các ổ dịch trên địa bàn: Công ty TNHH thiết bị Liên Đại, KCN Đại An (phường Tứ Minh), công ty Nam Yang Delta – KCN Đại An (phường  Tứ Minh), công TNHH PNG Việt Nam – KCN Cẩm Thượng đều ghi nhận ca mắc mới và trong ngày có thêm ổ dịch mới phát sinh tại công ty TNHH may Phương Oanh (xã Ngọc Sơn) với 5 ca mắc.

Tại huyện Bình Giang, ngày hôm nay có thêm 64 ca mắc ở 8 xã và 1 thị trấn. Trong đó có 9 ca ho sốt cộng đồng, 38 bệnh nhân cộng đồng và 17 trường hợp là F1. Riêng ổ dịch Công ty TNHH Vietstar - Bình Minh ghi nhận 43 bệnh nhân và ổ dịch thị trấn Kẻ Sặt có thêm 7 ca mắc mới.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/hai-duong-moi-ngay-ghi-nhan-hang-tram-ca-mac-covid-19-them-mo...

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Hà Nội dừng tất cả các lễ hội dịp Tết Nhâm Dần

Không gây khó khăn cho người dân về quê ăn Tết

Chỉ thị nêu rõ, thực hiện chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy, để tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo công tác y tế dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Thủ trưởng, Giám đốc các sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã xác định mục tiêu là tập trung cao điểm, triển khai các nhiệm vụ phục vụ Nhân dân đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Cụ thể, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong công tác phòng, chống dịch; nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu các ngành, chính quyền các cấp trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Thành phố về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo ngành, lĩnh vực, địa bàn và đơn vị quản lý.

Thực hiện nghiêm Nghị quyết số 128/NQ-CP, ngày 11/10/2021, của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế trong việc quy định và tổ chức thực hiện các biện pháp y tế, hành chính (như xét nghiệm, cách ly…) liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh, đi lại của người dân bảo đảm tính khoa học, hiệu quả, thống nhất trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.; không đặt ra những quy định về phòng, chống dịch trái với hướng dẫn, quy định của Chính phủ, Bộ Y tế, gây khó khăn cho người dân nhất là trong dịp về quê ăn Tết.

Hà Nội tạm dừng tất cả các loại hình lễ hội dịp Tết cổ truyền 2022.

Hà Nội tạm dừng tất cả các loại hình lễ hội dịp Tết cổ truyền 2022.

Tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022; dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết; tăng cường giám sát dịch bệnh tại các địa bàn, khu vực có nguy cơ cao; tổ chức lực lượng phòng, chống dịch bảo đảm xử lý kịp thời các tình huống xảy ra; đánh giá, cập nhật cấp độ dịch trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế và Thành phố để có các biện pháp tăng cường đối với công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.

Bên cạnh đó, chủ động thực hiện phương án, kịch bản cấp độ cao; phân công lực lượng, tổ chức diễn tập, ứng trực, sẵn sàng trong mọi tình huống phát sinh theo nguyên tắc "4 tại chỗ", không để bị động, bất ngờ; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; kiên quyết kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn, nhất là dịp trước, trong và sau Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Chiến dịch cao điểm tiêm chủng "xuyên" Tết

Chỉ thị cũng nêu rõ, đối với người dân, tiếp tục nâng cao ý thức của bản thân đối với cộng đồng; chấp hành nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, trong đó, thực hiện nghiêm thông điệp 5K; khuyến cáo người cao tuổi, người có bệnh nền, người có nguy cơ cao hạn chế tham gia các hoạt động tập trung đông người khi không cần thiết.

UBND, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các quận, huyện, thị xã bám sát các nguyên tắc nêu tại Chỉ thị này, tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn; thực hiện hiệu quả nguyên tắc "5K+ vaccine, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức người dân"; khẩn trương rà soát việc thực hiện các nội dung tại các văn bản chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố.

Chỉ đạo lực lượng ứng trực 24/24 giờ; tăng cường kiểm tra, giám sát, di biến động dân cư, quản lý việc điều trị F0, cách ly F1 tại nhà; phát huy hiệu quả phần mềm quản lý người nhiễm COVID-19; hoạt động tổ COVID-19 cộng đồng; tăng cường các hình thức tiếp nhận, xử lý thông tin (tổng đài, nhóm zalo, facebook…), huy động các lực lượng tham gia tổng đài tiếp nhận thông tin, phản ánh của người dân liên quan đến phòng, chống dịch, an sinh xã hội, hỗ trợ, giúp đỡ, phát thuốc cho các trường hợp F0 điều trị tại nhà… đảm bảo kịp thời, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán, giúp người dân yên tâm điều trị.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/dich-covid-19-dien-bien-phuc-tap-ha-noi-dung-tat-ca-cac-le-ho...

Lưu ý đặc biệt khi cúng ông Công ông Táo, trong đó có một sai lầm nhiều người gặp phải
Tục lệ cúng ông Công ông Táo đã có từ lâu đời nhưng quá trình thực hiện người dân vẫn cần có một số lưu ý để không thiếu sót hoặc phạm vào đại kỵ.

Ngày ông Công ông Táo

H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19