COVID-19 22/8: Phát hiện ổ dịch lây nhiễm sâu trong cộng đồng với 70 ca mắc, xét nghiệm 1.700 người

HÀ ANH - Ngày 22/08/2021 12:13 PM (GMT+7)

Từ 1 người đi bệnh viện tiếp xúc với 1 F0, ngành Y tế Đắk Lắk truy vết và phát hiện ổ dịch lây nhiễm sâu trong cộng đồng qua 3-4 chu kỳ với ít nhất gần 70 người mắc.

Sáng 22/8, ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk ghi nhận thêm 72 trường hợp mắc Covid-19, trong đó ổ dịch tại 2 buôn Drao và buôn Ktơng Run (xã Cư Né) có 67 ca mắc.

Ngành Y tế Đắk Lắk truy vết, xét nghiệm cho người dân buôn Drao và buôn Ktơng Run trong đêm 21-8

Ngành Y tế Đắk Lắk truy vết, xét nghiệm cho người dân buôn Drao và buôn Ktơng Run trong đêm 21-8

Ngoài ra, còn hàng chục mẫu xét nghiệm nhanh dương tính SARS-CoV-2 tại 2 buôn này đang chờ kết quả xét nghiệm RT-PCR.

Bác sĩ Trần Thuận, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Krông Búk, cho biết đến rạng sáng nay, ngành y tế đã lấy hơn 1.700 mẫu xét nghiệm tại 2 buôn Drao và buôn Ktơng Run và đang tiếp tục mở rộng.

Theo bác sĩ Thuận, ban đầu đơn vị được giao nhiệm vụ điều trị cho bệnh nhân Covid-19 với quy mô 100 giường bệnh. Tuy nhiên, do số lượng bệnh nhân tăng đột biến, đơn vị đã đề xuất với Sở Y tế và được bổ sung thêm 50 giường bệnh. Hiện khu cách ly tập trung các F1 với 190 giường đã đầy nên đang kích hoạt khu cách ly tập trung số 2 với quy mô 160 giường. "Sáng nay, đoàn công tác của UBND tỉnh sẽ xuống địa phương chỉ đạo, hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19", ông Thuận thông tin

Trước đó, anh Y.N.N. (SN 1995, trú tại buôn Drao) trong thời gian điều trị tại Bệnh viện Đa khoa thị xã Buôn Hồ nằm cùng phòng với một bệnh nhân mắc Covid-19. Ngày 17-8, anh này xuất viện về nhà và đến ngày 19-8 thì có kết quả xét nghiệm mắc Covid-19. Từ ca bệnh này, cơ quan chức năng tiến hành truy vết và phát hiện 1 ổ dịch đã lan rộng trong cộng đồng.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, nguồn lây nhiễm dịch bệnh ở 2 buôn có thể là do sự xâm nhập từ bên ngoài, có thể do người dân đi từ vùng dịch, hoặc liên quan đến việc vận chuyển trang thiết bị ngành điện của 1 công ty điện gió. Quá trình dịch bệnh có thể đã qua 3-4 chu kỳ.

Toàn xã Cư Né đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó nhiều thôn buôn được phong tỏa, cách ly để phòng chống dịch.

(Theo Người Lao Động)

Người dân ở TP HCM sẽ được đi chợ hộ 1 lần/tuần

UBND TP HCM vừa ban hành Kế hoạch khẩn số 2798 về đảm bảo cung ứng hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu trong giai đoạn TP HCM thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 theo Nghị quyết 86 của Chính phủ.

Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, nhằm đảm bảo an toàn nhất cho người dân, tình hình cung ứng, phân phối hàng hóa cho người dân sẽ được thực hiện thông qua các phương thức phù hợp, vừa kiểm soát việc di chuyển, lưu thông trên đường tiềm ẩn các nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, vừa đảm bảo mọi người dân đều được tiếp cận, cung ứng kịp thời hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu cho sinh hoạt hàng ngày của mỗi hộ dân trên địa bàn TP.

Người dân TP HCM xếp hàng mua thực phẩm tại siêu thị. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Người dân TP HCM xếp hàng mua thực phẩm tại siêu thị. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Theo đó, việc cung ứng, phân phối hàng hóa cho người dân được thực hiện qua phương thức "đi chợ hộ" do Tổ hậu cần địa phương, Tổ Covid-19 cộng đồng, các lực lượng tình nguyện tại địa phương (Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, MTTQ, Tổ dân phố...), các lực lượng công an, quân đội đang được tăng cường tại địa phương cùng tham gia hỗ trợ thực hiện với tần suất 1 lần/tuần và tổ chức phân phối trực tiếp đến người dân (hộ dân trả tiền).

Đối với người dân khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức phối hợp với Trung tâm tiếp nhận và hỗ trợ hàng hóa thiết yếu cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 tổ chức cấp phát các túi an sinh miễn phí cho người dân, đảm bảo nguyên tắc không bỏ sót những trường hợp khó khăn.

Để thực hiện việc "đi chợ hộ", UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện thành lập các Tổ hậu cần theo từng phường, xã, thị trấn; chịu trách nhiệm về công tác cung ứng hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân trên địa bàn, không để cho bất cứ người dân nào sinh sống trên địa bàn không có điều kiện tiếp cận, mua sắm hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu.

Bộ Tư lệnh TP HCM huy động nguồn lực tham gia hỗ trợ các phường, xã, thị trấn trong việc tổ chức vận chuyển, phân phối hàng hóa, lương thực thực phẩm đến từng hộ gia đình.

Công an TP HCM chỉ đạo các trạm, chốt tại địa phương và các lực lượng hỗ trợ, tạo điều kiện cho các phương tiện vẩn chuyển hàng hóa, lương thực, thực phẩm đảm bảo lưu thông thông suốt, kịp thời cung ứng hàng hóa đến người dân.

Ủy ban MTTQ TP HCM - Cơ quan Thường trực Trung tâm Tiếp nhận và Hỗ trợ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19 chủ động phối hợp UBND quận, huyện và TP Thủ Đức để điều phối, hỗ trợ các túi an sinh miễn phí đến các đối tượng khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Hệ thống phân phối chủ lực trên địa bàn TP HCM (Coop, Satra, Big c, Lotte, Vinmart, Bách hóa xanh...) chủ động phối hợp UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện rà soát, thống kê nhu cầu của người dân trên địa bàn để tổ chức phân phối hàng hóa thực phẩm cho người dân phù hợp nhu cầu tiêu dùng thực tế và tình hình kiểm soát dịch bệnh của TP.

Ưu tiên các giải pháp bán hàng trực tuyến, bán hàng đăng ký trước và bán theo giỏ hàng (combo); chủ động phối hợp Tổ hậu cần từng phường, xã, thị trấn để nắm số lượng, chủng loại giỏ hàng, lượng hàng của từng khu vực để chuẩn bị giỏ hàng hóa kịp thời để cung ứng cho người dân.

(Theo Người lao động)

Đêm khuya, người đàn ông trèo tường trốn khỏi khu cách ly tập trung

Chiều nay 22-8, thông tin từ Công an tỉnh Bắc Giang cho biết cơ quan chức năng huyện Việt Yên (Bắc Giang) đã tìm thấy ông Tạ Anh Tuấn (47 tuổi, quê huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên) sau khi người này bỏ trốn khu cách ly tập trung.

Ông Tạ Anh Tuấn quay lại khu cách ly - Ảnh: Công an cung cấp

Ông Tạ Anh Tuấn quay lại khu cách ly - Ảnh: Công an cung cấp

Theo cơ quan công an, ngày 13-8, ông Tuấn từ phường Tân Quý, quận Tân Phú, TP HCM, trở về địa phương nên bị đưa đi cách ly tập trung tại trường Mầm non Hoàng Ninh, huyện Việt Yên. Đến rạng sáng 20-8, ông Tuấn lợi dụng đêm khuya đã trèo tường trốn khỏi khu cách ly rồi lấy ôtô đi về một phòng trọ ở thị trấn Nếnh lấy đồ đạc. Sau đó, ông Tuấn tiếp tục lái xe đến xã Tiên Nha, huyện Lục Nam (Bắc Giang) để thuê một phòng nghỉ.

Tại khu vực này, ông Tuấn cho biết đã 2 lần ăn uống ở quán cơm đối diện nhà nghỉ và không tiếp xúc với ai, không đi đâu khác.

Ngày 21-8, Công an huyện Việt Yên phát thông báo truy tìm ông Tạ Anh Tuấn. Đến khoảng 23 giờ cùng ngày, lực lượng chức năng xác định được nơi ông Tuấn đang lẩn trốn và thuyết phục, vận động thành công ông ta tự lái xe trở về khu vực cách ly.

Sau đó, cơ quan y tế đã lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 đối với ông Tuấn và nhận kết quả âm tính.

Công an huyện Việt Yên đang phối hợp với khu cách ly hoàn thiện hồ sơ để xử lý hành vi vi phạm của ông Tạ Anh Tuấn theo quy định của pháp luật.

Mẹ cùng con nhỏ từ TPHCM trở về Quảng Trị lần lượt dương tính SARS – CoV 2

Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Trị cho biết, đầu giờ chiều ngày 22/8/2021 đã cập nhật thêm 3 trường hợp xét nghiệm RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2, đều trở về từ TPHCM trước đó. Cụ thể, chị P.T.T (1998, địa chỉ Q. Bình Tân, TPHCM; thường trú H.Hải Lăng, Quảng Trị) đi xe ô tô về đến Quảng Trị vào ngày 19-8-2021. Khai báo y tế tại Chốt kiểm tra Hải Lăng và được cách ly tại Khu cách ly Trung tâm GDNN-GDTX TX Quảng Trị cùng ngày.

Trường hợp thứ 2 là cháu bé V.N.T.A (nam, sinh năm 2019, thường trú H.Hải Lăng). Cháu A. cùng mẹ được tỉnh Quảng Trị hỗ trợ vận chuyển về quê (đợt 2) bằng tàu hỏa, đến ga Đông Hà vào chiều 15/8/2021 và được đưa đi cách ly tập trung tại Khu cách ly Trường THPT Nguyễn Du (cũ, thuộc xã Phong Bình, H.Gio Linh). Sau đó, mẹ cháu A. được xét nghiệm khẳng định nhiễm Covid-19 và chuyển đến Bệnh viện chuyên khoa Lao và bệnh phổi tỉnh Quảng Trị vào ngày 16-8, cháu A. được đi cùng mẹ. Mẹ cháu A. đã được Bộ Y tế công bố mã ca bệnh là 283705.

Trường hợp thứ 3 là cháu H.T.P (nam, sinh năm 2018, thường trú H.Gio Linh, Quảng Trị). P. cùng bố, mẹ di chuyển từ Q.Bình Tân (TPHCM) về Quảng Trị vào ngày 15-8-2021 bằng phương tiện ô tô. Sau khi khai báo tại Chốt kiểm tra y tế Hải Lăng và được cách ly tại Khu cách ly Khách sạn Vườn Sài Gòn (H.Gio Linh). Một ngày sau, bố mẹ P. có kết quả xét nghiệm dương tính Covid-19 được chuyển đến Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh điều trị, P. được đi cùng. 

Theo Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 tỉnh, tính đến sáng 22/8/2021, Bệnh viện chuyên khoa Lao và bệnh Phổi tỉnh đang tiến hành điều trị cho 64 ca nhiễm Covid-19, sức khoẻ các bệnh nhân diễn tiến tích cực. Trước đó 1 ngày, đã có 3 ca điều trị tại bệnh viện trên được công bố chữa khỏi bệnh.

(Theo Công an Nhân dân)

Tạm đình chỉ chức vụ bí thư xã tự ý rời khỏi địa phương khi đang giãn cách

Tối 22/8, ông Lê Thái Dũng, Bí thư Huyện ủy Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã có thông báo ý kiến của Ban Thường vụ Huyện ủy về việc kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy trong công tác phòng chống dịch Covid-19.

Theo đó, Ban Thường vụ Huyện ủy Cư Kuin đã thống nhất tạm đình chỉ chức vụ Bí thư Đảng ủy xã Dray Bhăng, huyện Cư Kuin đối với ông Vũ Duy Tấn.

Nội dung thông báo của Huyện ủy Cư Kuin cho biết, ông Vũ Duy Tấn đã đi giải quyết việc gia đình tại huyện Krông Ana (tỉnh Đắk Lắk) trong lúc huyện Cư Kuin đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ nhưng không báo cáo, xin phép và có tiếp xúc với người từ vùng dịch trở về nhưng không khai báo y tế và thực hiện cách ly theo quy định.

Theo ông Dũng, thời điểm ông Tấn đi giải quyết việc riêng thì còn 2 ngày nữa là huyện Cư Kuin mới thực hiện xong Chỉ thị 16. Quá trình giải quyết việc riêng tại huyện Krông Ana, ông Tấn có tiếp xúc với 1 người sau đó được xác định là F0.

“Khi về, ông Tấn không khai báo y tế và không cách ly tại nhà mà vẫn đi làm. Sau khi người tiếp xúc với ông Tấn ở Krông Ana dương tính với SARS-CoV-2, huyện đã đưa ông Tấn đi cách ly tập trung. Đến nay, sau 2 lần xét nghiệm RT-PCR đều khẳng định, ông Tấn có kết quả âm tính. Tuy nhiên, ban thường vụ xét thấy cần phải xử lý nghiêm” – ông Dũng thông tin.

Chính vì vậy, Ban thường vụ Huyện Cư Kuin đã tạm thời đình chỉ chức vụ Bí thư Đảng ủy xã Dray Bhăng đối với ông Vũ Duy Tấn kể từ ngày 21/8. Đồng thời, giao cho ông Mai Văn Tào, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Dray Bhăng phụ trách Đảng ủy xã kể từ ngày 21/8 cho đến khi Ban thường vụ Huyện ủy kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân trong việc người đứng đầu cấp ủy không gương mẫu trong công tác phòng chống dịch.

Mặt khác, Ban Thường vụ Huyện ủy Cư Kuin cũng giao Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy tham mưu tiến hành kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tập thể Đảng ủy xã Dray Bhăng và cá nhân ông Vũ Duy Tấn sau khi ông Tấn hoàn thành thời gian cách ly tập trung theo quy định.

(Theo Người Đưa Tin)

Ổ dịch liên quan công ty bưu chính thêm nhiều ca Covid-19

Ngày 22-8, toàn tỉnh Bắc Ninh ghi nhận 13 ca mắc Covid-19 mới tại các huyện Lương Tài, Quế Võ và Thuận Thành, trong đó có 2 ca có nguy cơ lây nhiễm cộng đồng tại xóm Ba, xã Mão Điền, huyện Thuận Thành.

Các ca còn lại đều được cách ly tập trung, trong đó, chủ yếu tại huyện Lương Tài với 9 ca gồm: thôn Đông Hương, thị trấn Thứa (1 ca); thôn Thanh Hà, xã An Thịnh (2 ca); thôn An Trụ, xã An Thịnh (1 ca); thôn Hương La, xã Tân Lãng (1 ca); thôn Phương Thanh, xã Phú Hòa (1 ca); thôn Đan Quế, xã Trung Chính (1 ca); thôn An Cường, xã Minh Tân (2 ca). Huyện Quế Võ ghi nhận 2 ca tại thôn Giang Liễu, xã Phương Liễu.

Trước đó, sau 21 ngày liên tiếp không phát sinh ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, ngày 14-8, tỉnh Bắc Ninh ghi nhận 9 ca mắc Covid-19 mới tại huyện Lương Tài, đều là nhân viên Công ty Viettel Post Lương Tài.

Tính đến 18 giờ ngày 22-8, toàn tỉnh Bắc Ninh có 1.819 ca mắc Covid-19.

(Theo Người Lao Động)

Nghệ An: Người dân thành phố Vinh không ra khỏi nhà từ 0h ngày 23/8

Tại phiên họp Thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh Nghệ An vào chiều 22/8, Chủ tịch Nguyễn Đức Trung đã quyết định nâng cao biện pháp cách ly xã hội đối với địa bàn thành phố Vinh trên một mức so với Chỉ thị 16, với tinh thần yêu cầu người dân không ra khỏi nhà, “ai ở đâu ở yên đó”. Thời gian thực hiện trước mắt là 7 ngày, tính từ 0h ngày 23/8.

Từ 0h ngày 23/8, người dân toàn TP Vinh không được ra khỏi nhà kể cả có thẻ đi chợ.

Từ 0h ngày 23/8, người dân toàn TP Vinh không được ra khỏi nhà kể cả có thẻ đi chợ.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, biện pháp này là bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho người dân trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Ưu tiên số 1 là xét nghiệm tầm soát để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng. Thành phố Vinh thực hiện theo sự hướng dẫn của ngành Y tế, đảm bảo an toàn, chặt chẽ, nhanh nhất, hiệu quả nhất. Trong đó, ưu tiên những vùng có nguy cơ rất cao và nguy cơ cao đối với toàn bộ 100% người dân trong vùng; đối với những khu vực có nguy cơ và chưa có nguy cơ thì xét nghiệm mẫu gộp, miễn phí đối với người dân và thành phố Vinh sử dụng kinh phí ở mức tối đa, tỉnh sẽ xem xét hỗ trợ khi thành phố gặp khó khăn.

Trong thời gian thực hiện biện pháp cao hơn một mức với Chỉ thị 16, tỉnh Nghệ An yêu cầu thành phố Vinh phải đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm, hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu đến tận nhà cho người dân, không để đứt gãy chuỗi cung ứng. Chủ tịch UBND tỉnh giao UBND thành phố Vinh phối hợp với Sở Công thương thực hiện tốt nhiệm vụ này. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh sẽ cử lực lượng hỗ trợ thành phố Vinh.

Đối với những người dân khó khăn, gia đình nghèo, gia đình chính sách, người có công, người yếu thế trong xã hội. Chính quyền sẽ cung cấp miễn phí. Đồng thời, tổ chức các phương án đảm bảo công tác chăm sóc y tế, thuốc men… để người dân yên tâm không ra khỏi nhà.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung đề nghị Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh quy định rõ những hoạt động được phép hoạt động trong thời gian này, nhưng phải ưu tiên cao nhất cho công tác phòng, chống dịch. Trong đó, các lực lượng công an, quân sự và các lực lượng cung cấp hàng hóa cho người dân thì phải đảm bảo đầy đủ. Những lực lượng khác thì hạn chế tập trung tối đa tại các cơ quan công sở, số lượng không vượt quá 20%. Những ngành do tính chất công việc cần số lượng trên 20% thì phải báo cáo xin phép UBND tỉnh, nhưng tối đa không quá 50%.

Việc bố trí làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng phải hạn chế tối đa, các cơ sở đảm bảo được điều kiện làm việc “3 tại chỗ” thì được hoạt động. Các trường hợp đặc biệt phải báo cáo UBND TP Vinh xem xét, quyết định.

Trong thời gian này, Công an tỉnh Nghệ An được yêu cầu tăng cường thêm các chốt kiểm soát, tăng cường thực hiện công tác tuần tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Theo thống kê từ ngành y tế Nghệ An, tính đến 8h ngày 22/8, tỉnh đã ghi nhận 876 ca nhiễm tại 21 địa phương. Tính riêng từ ngày 14/8 đến nay, đã có 408 ca nhiễm, trong đó có 189 ca nhiễm trong cộng đồng, riêng TP. Vinh có 71 ca nhiễm trong cộng đồng. Đáng nói, các chùm ca bệnh bùng phát nhanh và mất dấu F0.

(Theo Báo Giao Thông)

Hơn 2.576 tỉ đồng hỗ trợ khẩn cấp người lao động khó khăn ở TP HCM

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong vừa ký văn bản khẩn, chấp thuận bổ sung số hộ lao động nghèo đang sinh sống trong các khu nhà trọ, khu lưu trú công nhân, khu vực lao động nghèo, xóm nghèo, khu vực bị phong tỏa… và lao động tự do đang gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 để tiếp tục thực hiện hỗ trợ theo Công văn 2627 theo đề xuất của Sở Lao động, Thương binh và xã hội TP HCM.

Theo đó, UBND TP HCM đồng ý chi hơn 2.576 tỉ đồng để hỗ trợ các đối tượng sau:

- 1.048.496 hộ lao động nghèo với tổng kinh phí 1.572.744 triệu đồng.

- 669.170 lượt người (là số lần lao động tự do được hỗ trợ, mức hỗ trợ một lần là 1,5 triệu đồng) với tổng kinh phí là 1.003.755 triệu đồng. Đây là số lao động tự do dự kiến bổ sung đợt 2 và phát sinh từ đợt 1.

UBND TP HCM giao Chủ tịch UBND quận, huyện và TP Thủ Đức chỉ đạo Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn, Trưởng ban Ban điều hành khu phố, ấp, Tổ trưởng tổ dân phố, tổ nhân dân khẩn trương rà soát kỹ, bổ sung hộ lao động nghèo và lao động tự do đang gặp khó khăn do thời gian giãn cách xã hội kéo dài để kịp thời chi hỗ trợ theo Công văn 2627 ngày 6-8-2021 của UBND TP HCM

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong tặng quà cho người dân khó khăn trên địa bàn quận Phú Nhuận

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong tặng quà cho người dân khó khăn trên địa bàn quận Phú Nhuận

Lưu ý việc chi hỗ trợ được thực hiện theo quan điểm:

- Không phân biệt hộ thường trú hay tạm trú, số nhân khẩu trong hộ, thành phần nghề nghiệp (công nhân, lao động nghèo, sinh viên học sinh) ở khu nhà trọ, khu lưu trú công nhân, khu vực lao động nghèo, xóm nghèo, khu vực bị phong tỏa...; đảm bảo không trùng lắp, không bỏ sót đối tượng, không để người dân bị thiếu đói, không để hộ đang có khó khăn mà không được hỗ trợ.

- Việc thực hiện chính sách hỗ trợ phải đảm bảo đúng đối tượng, đúng chính sách và thực hiện thanh quyết toán kinh phí theo thực tế chi hỗ trợ.

- Trường hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ lao động nghèo có thành viên trong hộ đã hưởng chính sách hỗ trợ lao động tự do theo Nghị quyết 09/2021 của HĐND TP HCM thì không hưởng tiếp chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ lao động nghèo.

- Việc phê duyệt danh sách hỗ trợ lao động tự do phải đảm bảo đủ các điều kiện hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết 09 của HĐND TP HCM và Mục IV Công văn 2209/2021 của UBND TP HCM.

UBND TP HCM giao Chủ tịch UBND quận, huyện và TP Thủ Đức chủ động tạm ứng ngân sách của địa phương để kịp thời chi hỗ trợ, góp phần ổn định cuộc sống người dân. Trường hợp ngân sách của của địa phương có khó khăn thì lập dự toán gửi Sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo UBND TP HCM bổ sung kịp thời.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi, tổng hợp và thường xuyên báo cáo tình hình và kết quả thực hiện cho UBND TP HCM.

Trước đó, nhiều trường hợp công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn, người lao động lao động nghèo đang sinh sống ở các khu lưu trú, nhà trọ, xóm nghèo phản ảnh tình trạng không được lập danh sách hỗ trợ theo Nghị quyết 09; hoặc lập danh sách từ đợt hỗ trợ lần thứ nhất nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được nhận hỗ trợ khiến cuộc sống thêm khó khăn nên nhiều người có ý định về quê...

Từ thực tiễn này, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội đã tổng hợp ý kiến của UBND 22 địa phương và ghi nhận phát sinh nhiều đối tượng hơn so với dự kiến ban đầu cần được hỗ trợ do ảnh hưởng dịch Covid-19 phức tạp và kéo dài.

Trong đó, phần nhiều là công nhân, lao động, sinh viên học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn đang sinh sống trong các khu nhà trọ, khu lưu trú công nhân, khu vực lao động nghèo, xóm nghèo, khu vực bị phong tỏa và lao động tự do không có giao kết hợp đồng lao động có hoàn cảnh thật sự khó khăn do dịch bệnh phải ngừng việc, mất việc....

(Theo Người lao động)

Quảng Bình phát hiện xe khách chở 39 người từ TP. HCM về quê tránh Covid-19

Sáng 22/8, thông tin từ Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa phát hiện xe khách bất chấp quy định phòng chống dịch Covid-19, chở 39 người từ thành phố Hồ Chí Minh về các tỉnh như: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Phú Thọ qua địa bàn.

Chiếc xe khách chở 39 người về quê bị Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình phát hiện, xử lý.

Chiếc xe khách chở 39 người về quê bị Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình phát hiện, xử lý.

Cụ thể, vào khoảng 21h30’, ngày 21/8, tại Chốt kiểm soát phòng chống dịch số 2 tỉnh Quảng Bình đóng tại xã Sen Thủy, huyện Lệ Thủy.

Trong khi lực lượng đang làm nhiệm vụ phát hiện xe khách trên 30 chỗ, mang BKS: 29B-417.34, do Phạm Quốc Quân (SN 1979, trú tại thị trấn Hát Lot, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) điều khiển lưu thông theo hướng Nam – Bắc. Qua kiểm tra trên xe chở 39 người (trong đó 35 người lớn, 04 trẻ em).

Qua bản tường trình của lái xe ô tô khách và theo khai bảo y tế của các hành khách trên xe, xác định xe ô tô khách BKS: 29B - 417.34 đón khách từ TP.HCM về các tỉnh Quảng Bình 23 người, Hà Tĩnh 03 người, Phú Thọ 10 người và nhà xe 03 người.

Qua đó, xác định tài xế Quân đã có hành vi vận chuyển hành khách trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đang áp dụng chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với tài xế Phạm Quốc Quân, đồng thời, phối hợp với Ngành y tế Quảng Bình tổ chức đưa 39 người trên xe khách đi theo dõi, cách ly tập trung theo quy định trên địa bàn tỉnh.

(Theo Báo Giao Thông)

Tiểu thương bán cá nhiễm COVID-19, phong toả khu chợ, lấy hơn 400 mẫu xét nghiệm

Chiều 21/8, UBND phường Hưng Dũng đã chỉ đạo lực lượng chức năng phong tỏa chợ Hưng Dũng, lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ tiểu thương nơi đây do xuất hiện ca nhiễm COVID-19.

Trường hợp nhiễm COVID-19 ở chợ Hưng Dũng là bà N.T.H, sinh năm 1969, buôn bán cá tại chợ, thường trú tại phường Nghi Thủy, T.X Cửa Lò. Theo điều tra dịch tễ ban đầu, bà H. hàng ngày lấy cá tại Cửa Lò lên bán tại chợ Hưng Dũng vào buổi sáng từ 7 - 10 giờ.

Sau khi phong tỏa, toàn bộ lối ra vào chợ bị đóng lại và đều có lực lượng chức năng túc trực nghiêm ngặt. Người dân và tiểu thương dừng mọi hoạt động mua bán tại khu chợ này.

Lấy mẫu xét nghiệm cho tiểu thương ở chợ

Lấy mẫu xét nghiệm cho tiểu thương ở chợ

Trung tâm Y tế TP.Vinh tiến hành test nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 cho 430 tiểu thương ở chợ. Kết quả ban đầu cho thấy, toàn bộ tiểu thương có kết quả âm tính lần 1 với COVID-19.

Sau khi hoàn tất việc test nhanh, các tiểu thương thu dọn hàng hóa và trở về nhà. Trong thời gian ở nhà hạn chế tối đa tiếp xúc với người khác và khi có các biểu hiện như sốt, ho, khó thở phải nhanh chóng báo ngay với cơ sở y tế gần nhất.

Tính từ ngày 13/6 đến nay trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 828 BN mắc COVID-19 ở 21 địa phương.

(Theo Tiền Phong)

Nhiều bệnh nhân tại Viện pháp y tâm thần Trung ương dương tính với SARS-CoV-2

Ngày 22/8, Trung tâm chỉ huy phòng, chống COVID-19 tỉnh Đồng Nai cho biết trong 24 giờ qua đã ghi nhận thêm 959 ca dương tnh với SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm lên 17.855 ca. Trong đó, đã có 6.612 ca khỏi bệnh, 131 ca tử vong.

Trong số /959 dương tính mới ghi nhận ca bệnh mới ghi nhận có 23 ca phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc, 248 ca trong khu cách ly và 688 ca trong khu phong tỏa. Riêng TP Biên Hòa có 616 ca.

Ngành chức ghi nhận ổ dịch mới tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương (TP Biên Hòa). CDC Đồng Nai đã phối hợp xử lý, ghi nhận tại khoa Nam 1, có 99 bệnh nhân qua test nhanh có 62 ca dương tính với SARS- CoV-2 và đã chuyển cách ly riêng trong Viện. Đồng thời cách ly riêng 37 F1, F2 còn lại, lấy mẫu đơn PCR toàn bộ.

Hiện Viện Pháp y tâm thần có 601 bệnh nhân, CDC đã test nhanh số còn lại ở 6 khoa cho kết quả âm tính và lấy mẫu PCR gộp. Toàn Viện có trên 280 nhân viên và lực lượng công an.

Cơ quan y tế đã test nhanh cho khoảng 1/2 nhân viên ở lại theo tua "3 tại chỗ" cho kết quả âm tính và lấy mẫu PCR gộp. Số nhân viên ở nhà đã và đang test nhanh chưa phát hiện dương tính. Tiếp tục lấy mẫu PCR cho số nhân viên ở nhà.

Ngành y tế Đồng Nai đang trao đổi phương án cho cách ly điều trị F0 tại Viện Pháp y tâm thần để tiện việc quản lý do đối tượng là phạm nhân. Đến nay chưa xác định được nguồn lây.

(Theo Tiền Phong)

Bắt chủ tài khoản Kim Zunf cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin 2-4 triệu đồng

Ngày 22-8, Công an TP HCM cho biết vừa khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam Lê Thị Kim Dung (SN 1989, ngụ quận 4, TP HCM) về tội "Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi".

Đồng thời, Công an TP HCM đang mở rộng điều tra, xác minh trong vụ án này xem Lê Thị Kim Dung phạm tội có tổ chức, có đồng phạm hay không.

Lê Thị Kim Dung

Lê Thị Kim Dung

Theo thông tin ban đầu, từ nguồn tin tố giác của quần chúng, các phòng nghiệp vụ của Công an TP HCM lần ra một tài khoản facebook cá nhân tên “Kim Zunf” đăng tin cung cấp “dịch vụ tiêm vắc-xin Covid-19” tại TP HCM.

Qua công tác nắm tình hình trên không gian mạng, lực lượng nghiệp vụ Công an TP HCM phát hiện tài khoản facebook “Kim Zunf” đăng tin cung cấp “dịch vụ tiêm vắc-xin Covid-19” tại TP HCM.

Công an TP HCM xác định Lê Thị Kim Dung là chủ tài khoản nên đã theo dõi. Khi Dung đang tổ chức cho 2 người đến một trường mầm non ở quận 11 tiêm vắc-xin thì bị bắt quả tang.

Tại cơ quan công an, Dung khai nhờ mối quan hệ rộng nên Dung có thể sắp xếp, dẫn người đi tiêm vắc-xin với giá từ 2 triệu đến 4 triệu đồng mỗi liều.

Sau khi có nguồn vắc-xin, Dung đăng thông tin lên mạng để tìm khách; ai có nhu cầu tiêm thì nhắn rồi chuyển tiền qua tài khoản.

Tổng cộng, Dung thừa nhận đã tổ chức tiêm vắc-xin thành công cho 21 người và thu lợi bất chính hơn 60 triệu đồng.

(Theo Dân Việt)

Đeo khăn tang giả để 'thông chốt' kiểm dịch COVID-19

Tối 21-8, lực lượng chức năng huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang vừa lập biên bản vi phạm hành chính đối với tài xế NVT (64 tuổi, ngụ TP.HCM) về hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch truyền nhiễm.

Thông tin ban đầu, chiều cùng ngày, tại chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 trên quốc lộ 61C (đoạn thuộc xã Vị Bình, huyện Vị Thủy) lực lượng làm nhiệm vụ phát hiện xe ô tô khách BKS 50F-007.20 do tài xế T. điều khiển hướng từ huyện Châu Thành A về TP Vị Thanh.

Ngành y tế địa phương đã đưa cả bốn người đi cách ly tập trung theo quy định. Ảnh: NHẬT TÂN

Ngành y tế địa phương đã đưa cả bốn người đi cách ly tập trung theo quy định. Ảnh: NHẬT TÂN

Lực lượng trực chốt đã dừng xe để kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và phát hiện trên xe có ba người (2 nữ, 1 nam, cùng ngụ huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang) đều đeo khăn tang.

Qua đấu tranh, khai thác, cả ba người đi trên xe khai nhận là công nhân ở TP.HCM. Thời gian gần đây, nhóm người này thất nghiệp do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên về quê để tránh dịch và cả ba đã đeo khăn tang giả để khi lưu thông qua các chốt sẽ được lực lượng chức năng cho qua vì có tang.

Sau khi phát hiện vụ việc, ngành y tế địa phương đã đưa cả ba người nói trên và tài xế đi cách ly tập trung theo quy định. 

(Theo Pháp luật TPHCM)

Bình Định xuất hiện 2 ổ dịch chưa rõ nguồn lây trong khu dân cư và Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Sáng 22-8, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Định đã thông tin về 18 ca Covid-19 mới ghi nhận trên địa bàn. Trong đó có 10 ca được ghi nhận tại 2 ổ dịch mới phát hiện trong cộng đồng nhưng chưa rõ nguồn lây là xã Cát Hưng, huyện Phù Cát và Khoa Nội thận - Lọc máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định.

Người dân xã Cát Hưng đang chờ lấy mẫu test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2

Người dân xã Cát Hưng đang chờ lấy mẫu test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2

Cụ thể, tại xã Cát Hưng, huyện Phù Cát đã ghi nhận 6 ca Covid-19 chưa rõ nguồn lây, là những người sống tại địa phương này, không đi đâu xa trong 14 ngày gần đây. Cụ thể, gia đình nữ bệnh nhân 336897 (SN 1965) có 6 người mắc Covid-19, được phát hiện sau khi làm xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 vào ngày 19-8 và 1 người nữa là nữ bệnh nhân 336902 (SN 1962), hàng xóm của bệnh nhân 336897.

Liên quan đến ổ dịch chưa rõ nguồn lây tại Khoa Nội thận - Lọc máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, ngành y tế địa phương đã ghi nhận 4 ca, gồm 1 người nhà bệnh nhân và 3 bệnh nhân đang điều trị tại nơi này.

Cụ thể, nữ bệnh nhân 336892 (SN 1978; ngụ xã Tây Giang, huyện Tây Sơn) là người nhà của bệnh nhân đang điều trị tại Khoa Nội thận - Lọc máu, đang ở tại khu nhà lưu trú dành cho người bệnh, người nhà người bệnh của khoa này. 

Ba ca còn lại, gồm bệnh nhân 336893 (nam; SN 1993; ngụ xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ), bệnh nhân 336895 (nữ; SN 1966; ngụ xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn) và bệnh nhân 336894 (nam; SN 1977; ngụ phường Đống Đa, TP Quy Nhơn) đang được điều trị tại Khoa Nội thận - Lọc máu.

Ngày 20-8, 4 bệnh nhân trên được làm xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2, kết quả dương tính. Cùng ngày, tất cả được lấy mẫu xét nghiệm lại, kết quả xét nghiệm RT-PCR đều dương tính SARS-CoV-2.

Tính đến sáng 22-8, Bình Định đã ghi nhận 562 ca Covid-19. Trong đó, 309 ca đã khỏi bệnh được xuất viện, 5 ca tử vong và 248 ca đang điều trị tại các cơ sở y tế trong tỉnh này.

(Theo Người Lao Động)

Đánh bạc khi đang giãn cách xã hội, 6 thanh niên bị phạt 105 triệu đồng

Chiều 22/8, ông Trương Thanh Liêm, Chủ tịch UBND huyện Tân Trụ, tỉnh Long An ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính 6 đối tượng với số tiền 105 triệu đồng, do tụ tập đánh bạc ăn tiền trong thời gian địa phương giãn cách xã hội.

Cụ thể, 3 đối tượng ở xã Bình Tịnh gồm: Nguyễn Văn Sang (24 tuổi) bị phạt 22,5 triệu đồng, Tô Văn Lý (41 tuổi), bị phạt 16,6 triệu đồng; Trương Công Tâm (42 tuổi) bị phạt 16,5 triệu đồng.

Sáu đối tượng đánh bạc bị xử phạt 105 triệu đồng

Sáu đối tượng đánh bạc bị xử phạt 105 triệu đồng

Có 2 đối tượng ngụ xã Tân Phước Tây gồm: Đặng Phương Thịnh (30 tuổi) bị phạt 18 triệu đồng, Nguyễn Văn Tửng (55 tuổi) bị phạt 16,5 triệu đồng và Lưu Quang Liêu (45 tuổi, ngụ xã Quê Mỹ Thạnh) bị phạt 15 triệu đồng.

Theo ông Liêm, 6 đối tượng đã vi phạm, không thực hiện quyết định hạn chế tụ tập đông người, đánh bạc, sử dụng công cụ hỗ trợ trái phép và tội rủ rê, lôi kéo người khác tụ tập đánh bạc.

Trước đó, khoảng 16h30 ngày 8/8, lực lượng Cảnh sát hình sự Công an huyện Tân Trụ ập vào căn chòi bỏ hoang tại ấp Bình Thạnh bắt quả tang các đối tượng đang đánh bạc ăn thua bằng tiền. Công an lập biên bản thu giữ 1 máy tính bảng, 3 xe máy, 2 ô tô, 4 điện thoại di động, 1 bình xịt hơi cay và 2,8 triệu đồng.

(Báo Giao thông)

Trốn khai báo y tế, bí thư xã bị đình chỉ công tác

Tối 22/8, ông Lê Thái Dũng, Bí thư Huyện ủy Cư Kuin (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, Ban Thường vụ Huyện ủy vừa tạm thời đình chỉ chức vụ Bí thư Đảng ủy xã Dray Bhăng đối với ông Vũ Duy Tấn kể từ ngày 21/8. Ban Thường vụ Huyện ủy giao Ủy ban Kiểm tra huyện ủy tham mưu, tiến hành kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tập thể Đảng ủy xã Dray Bhăng và cá nhân ông Tấn sau khi ông này hoàn thành thời gian cách ly tập trung theo quy định.

Vi phạm quy định về phòng chống dịch Covid-19, Bí thư xã bị đình chỉ công tác.

Vi phạm quy định về phòng chống dịch Covid-19, Bí thư xã bị đình chỉ công tác.

Theo Huyện ủy Cư Kuin, trong lúc huyện đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, ông Vũ Duy Tấn, đã đi giải quyết việc gia đình tại huyện Krông Ana (tỉnh Đắk Lắk) nhưng không báo cáo, xin phép và có tiếp xúc với người từ vùng dịch trở về, sau đó không khai báo y tế và thực hiện cách ly theo quy định.

Ông Lê Thái Dũng thông tin, thời điểm ông Tấn đi giải quyết việc riêng thì còn 2 ngày nữa huyện Cư Kuin thực hiện xong Chỉ thị 16. Quá trình giải quyết việc riêng tại huyện Krông Ana, ông Tấn có tiếp xúc với 1 người sau đó được xác định là F0. Sau khi về, ông Tấn không khai báo y tế và không cách ly tại nhà mà vẫn đi làm, tham gia họp.

Đến khi người tiếp xúc với ông Tấn ở Krông Ana mắc Covid-19, huyện đã đưa ông Tấn đi cách ly tập trung. Đến nay, sau 2 lần xét nghiệm RT-PCR đều khẳng định, ông Tấn có kết quả âm tính.

Theo Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, tính đến 16h ngày 22/8, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận thêm 90 trường hợp mắc Covid-19, nâng tổng số trường hợp mắc bệnh ghi nhận trên địa bàn tỉnh lên 739 trường hợp. Trong đó, đang điều trị 513 trường hợp, 223 bệnh nhân điều trị khỏi bệnh và 3 trường hợp tử vong.

(Theo Báo Giao Thông)

Đà Nẵng cho 1.000 shipper hoạt động lại, Chủ tịch TP yêu cầu giám sát chặt

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Đà Nẵng ngày 22/8, ông Nguyễn Văn Quảng - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đề nghị các quận huyện nghiên cứu kỹ báo cáo 6 ngày phong tỏa của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố. Từ đó, đánh giá đúng nguy cơ từng khu vực xã, phường, khu dân cư trên địa bàn.

Đà Nẵng sẽ giám sát chặt các shipper khi hoạt động trở lại

Đà Nẵng sẽ giám sát chặt các shipper khi hoạt động trở lại

Theo ông Quảng, số liệu cho thấy 6 ngày vừa qua trên địa bàn thành phố phát hiện 969 ca mắc Covid-19. Trong đó, 173 ca mắc phát hiện qua xét nghiệm hộ gia đình và 107 ca trong khu vực phong tỏa.

"Phong tỏa vẫn là nằm trong cộng đồng. Hiện nay quận Hải Châu có số lượng ca cộng đồng cao nhất trong tất cả các quận, huyện, là tâm dịch mới của thành phố", Bí thư Đà Nẵng nói.

Bí thư Đà Nẵng cũng đề nghị nghiên cứu kỹ để đánh giá đúng và có chiến lược về mặt xét nghiệm trong thời gian tới. Nhất là trong việc tổ chức xét nghiệm lần thứ 3.

Ông Quảng yêu cầu Sở Y tế và CDC phải làm việc với quận Hải Châu, Cẩm Lệ, Thanh Khê để bàn chiến lược về việc xét nghiệm. Cần phải có thay đổi đặc biệt với quận Hải Châu, nhất là phường Hòa Cường Nam.

"Ở đây có chợ đầu mối Hòa Cường nên người dân đi chợ này rất nhiều, số ca dương tính ở phường này cao. Tôi đề nghị ngành y tế có hướng dẫn đối với quận Hải Châu để sớm ngăn ngừa và cắt giảm số ca dương tính trên địa bàn này”, ông Quảng yêu cầu.

Theo Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh, ngày 23/8 thành phố cho hoạt động shipper trở lại. Mọi công tác chuẩn bị như xét nghiệm, cấp thẻ, đồ bảo hộ… đã hoàn tất.

Ông Chinh đề nghị các địa phương và lực lượng phòng chống dịch giám sát chặt chẽ hoạt động của các shipper

"Trong 3 ngày tới, thành phố tập trung cho việc xét nghiệm đại diện hộ gia đình và tiêm vaccine. Việc xét nghiệm lần thứ 3 này có ý nghĩa rất lớn đối với thành phố. UBND quận, huyện và cơ sở y tế chịu trách nhiệm về chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ cho tiêm vaccine trong thời gian tới…", ông Chinh nói.

(Theo Báo Giao Thông)

TP.HCM: Người dân ở vùng xanh, vàng, cam, đỏ đi chợ ra sao từ ngày 23-8?
Những người dân TP.HCM ở "vùng xanh" và "vùng vàng", được đi chợ 1 lần/tuần; còn với "vùng cam" và "vùng đỏ" thì Tổ công tác sẽ đi chợ thay và người...

Tin tức 24h

HÀ ANH (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19