COVID-19 27/4: 3 quốc gia đứng đầu thế giới về số ca tử vong do COVID-19 trong 24 giờ

H.A - Ngày 27/04/2022 16:29 PM (GMT+7)

Trong 24 giờ qua, Đức dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 135.699 ca; Pháp đứng thứ hai với 97.498 ca; tiếp theo là Hàn Quốc (80.301 ca). Anh đứng đầu về số ca tử vong mới, với 451 người trong ngày; tiếp theo là Đức 307 ca và Nga với 176 ca.

6 diễn biến

3 quốc gia đứng đầu thế giới về số ca tử vong do COVID-19 trong 24 giờ

Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến sáng ngày 27/4 (theo giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 510.587.373 ca COVID-19, trong đó có 6.248.113 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 586.990 và 2.536 ca tử vong mới.

Số bệnh nhân bình phục đã đạt 463.955.742 người, 41.412.967 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 42.693 ca nguy kịch.

Trong 24 giờ qua, Đức dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 135.699 ca; Pháp đứng thứ hai với 97.498 ca; tiếp theo là Hàn Quốc (80.301 ca). Anh đứng đầu về số ca tử vong mới, với 451 người trong ngày; tiếp theo là Đức 307 ca và Nga với 176 ca.

Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 82.757.704 người, trong đó có 1.018.730 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 43.065.666 ca nhiễm, bao gồm 522.374 ca tử vong. Brazil xếp thứ ba với 30.378.061 ca bệnh và 662.866 ca tử vong.

Số bệnh nhân mắc COVID-19 nặng đang giảm mạnh. Ảnh minh họa: Internet

Số bệnh nhân mắc COVID-19 nặng đang giảm mạnh. Ảnh minh họa: Internet

Thu gom, xử lý rác thải liên quan bệnh nhân COVID-19 còn nhiều hạn chế

Tại Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Y tế tại cuộc họp về giải pháp, phương án thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế, nhất là chất thải lây nhiễm phát sinh từ hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 diễn ra hôm qua cho biết, hiện nay có 38 tỉnh, thành phố thực hiện tốt việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế lây nhiễm tại các bệnh viện. Tuy nhiên, lượng chất thải phát sinh rất ít tại trạm y tế xã, cơ sở y tế quy mô nhỏ, phân tán nên khó khăn, chi phí cao trong việc thu gom, vận chuyển.

Đáng chú ý, vẫn còn 25 tỉnh, thành phố chưa ban hành kế hoạch hoặc chưa bố trí kinh phí thu gom vận chuyển, xử lý chất thải y tế, chất thải lây nhiễm, gây khó khăn, lúng túng cho các cơ ở y tế trong việc tìm đơn vị để chuyển giao chất thải đưa đi xử lý.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nêu thực tế, trong quá trình chống dịch, rất nhiều cơ sở thu dung, cách ly, điều trị người nhiễm COVID-19 xuất hiện tình trạng quá tải chất thải y tế, chất thải lây nhiễm do không được đưa đi xử lý.

Tại cộng đồng, với khoảng 87% ca mắc COVID-19 được điều trị tại nhà, nơi lưu trú, đã phát sinh lượng lớn chất thải lây nhiễm nhưng việc thu gom, xử lý còn nhiều hạn chế. Thậm chí nhiều gia đình chưa phân biệt, phân loại chất thải lây nhiễm và chất thải sinh hoạt.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đánh giá trong tình hình dịch bệnh hiện nay, việc cách ly, điều trị người nhiễm COVID-19 chiếm tỉ lệ rất lớn, vì vậy, cần phải rà soát lại các hướng dẫn, tăng cường tập huấn, hỗ trợ người dân phân loại chất thải lây nhiễm; bổ sung phương án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải lây nhiễm tại nhà, có kiểm tra, giám sát không để phát tán mầm bệnh ra cộng đồng...

Nguồn: https://tienphong.vn/3-quoc-gia-dung-dau-the-gioi-ve-so-ca-tu-vong-do-covid-19-trong-24...

Bỏ khai báo y tế tại cửa khẩu với người nhập cảnh từ ngày 27-4

Bộ Y tế vừa có văn bản hỏa tốc gửi UBND tỉnh, thành phố về việc tạm dừng áp dụng khai báo y tế tại cửa khẩu đối với Covid-19.

Theo đó, hiện nay, dịch Covid-19 đã ghi nhận tại hầu hết các nước trên thế giới. Bệnh đã có vắc-xin phòng bệnh đặc hiệu và có hiệu quả với các chủng virus SARS-CoV-2 đang lưu hành. Trong thời gian gần đây, dịch đã có xu hướng giảm cả số mắc và tử vong trên phạm vi toàn cầu.

Tại Việt Nam, dịch Covid-19 đã được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc với tỉ lệ bao phủ vắc-xin Covid-19 cao.

Việt Nam tạm dừng khai báo y tế với người nhập cảnh từ 0 giờ ngày 27-4 - Ảnh minh hoạ

Việt Nam tạm dừng khai báo y tế với người nhập cảnh từ 0 giờ ngày 27-4 - Ảnh minh hoạ

Vì thế, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh/thành phố chỉ đạo các cơ quan liên quan tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế với Covid-19 tại tất cả các cửa khẩu của Việt Nam đối với người nhập cảnh kể từ 0 giờ ngày 27-4.

Đồng thời, duy trì giám sát hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu theo quy định tại Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25-6-2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới.

Các địa phương chủ động cập nhật các tài liệu truyền thông, khuyến cáo phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp với tình hình hiện nay và chủ động đưa tin kịp thời.

Bộ Y tế sẽ tiếp tục cập nhật, cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước để có các biện pháp phòng chống dịch phù hợp.

Nguồn: https://nld.com.vn/suc-khoe/bo-khai-bao-y-te-tai-cua-khau-voi-nguoi-nhap-canh-tu-ngay-2...

Số ca mắc Covid-19 giảm, TP HCM giải thể toàn bộ trạm y tế lưu động

Ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết thời gian qua, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn TP số ca mắc giảm rõ rệt. Trung bình số ca mắc mới dưới 100 ca/ngày, với 100% biến chủng Omicron.

Trạm y tế lưu động với sự hỗ trợ của các bác sĩ quân y đã hoàn thành nghĩa vụ chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn TP HCM thời gian qua

Trạm y tế lưu động với sự hỗ trợ của các bác sĩ quân y đã hoàn thành nghĩa vụ chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn TP HCM thời gian qua

Về F0 điều trị tại nhà và các bệnh viện còn khoảng 5.000 ca, trong đó, tại bệnh viện còn dưới 400 bệnh nhân. Số ca thở máy xâm lấn còn rất thấp với 23 bệnh nhân. Đặc biệt, liên tiếp 18 ngày qua, TP HCM không có ca tử vong vì Covid-19.

Về cấp độ dịch, hiện nay có 4/312 phường, xã cấp độ 2, còn lại ở cấp độ 1. Trước tình hình số ca Covid-19 giảm, các bệnh viện dã chiến 3 tầng không còn bệnh nhân nặng, ngành y tế TP sẽ tiến hành rút gọn các bệnh viện thu dung điều trị sau đợt nghỉ lễ 30-4.

Về các trạm y tế lưu động sẽ ngưng hoạt động hoàn toàn trong tháng 5 2022, TP không cần tồn tại trạm y tế lưu động.

Theo Giám đốc Sở Y tế, mỗi trạm lưu động sẽ quản lý 100 F0 cách ly tại nhà nhưng hiện nay mỗi trạm chỉ đang theo dõi chưa đến 20 ca mắc. Do đó, các quận huyện sẽ chủ động thời gian ngừng trạm y tế lưu động trên địa bàn.

Bên cạnh đó, TP chỉ cần duy trì 1 Bệnh viện dã chiến 3 tầng, đóng cửa 2 bệnh viện còn lại. Riêng Bệnh viện điều trị Covid-19 đa tầng Tân Bình sẽ ngưng tầng 3 (tầng điều trị bệnh nhân nặng nhất) do Bệnh viện Thống Nhất quản lý vì không còn bệnh nhân.

Các bệnh viện trên địa bàn hiện đều chuyển đổi công năng, thành lập khoa hoặc đơn vị điều trị Covid19. Bệnh viện dã chiến quận huyện có thể duy trì thêm một thời gian nếu không cần gấp rút trả lại công năng cho cơ sở khác.

Về công tác tiêm chủng vắc-xin cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, TP đã tiêm được 172.779 trẻ, trong tổng số gần 900.000 em, đạt 19%. Mỗi ngày, trung bình có 140 điểm tiêm ở trường học với hơn 300 đội tiêm, không tiêm ồ ạt vì tiêu chí an toàn là số một.

Nguồn: https://nld.com.vn/suc-khoe/so-ca-mac-covid-19-giam-tp-hcm-giai-the-toan-bo-tram-y-te-l...

3/4 trẻ em Mỹ đã mắc Covid-19, kháng thể có thể tồn tại tới 2 năm

Theo hãng tin Reuters, CDC nhấn mạnh chính làn sóng do biến chủng Omicron gây ra đã góp phần đưa tỉ lệ người dân mắc Covid-19 ở nước này gia tăng trong thời gian ngắn.

Theo dữ liệu, Omicron làm gia tăng các ca nhiễm trùng ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em và thanh thiếu niên - nhiều người vẫn chưa tiêm ngừa - có tỉ lệ mắc cao nhất; trong khi nhóm trên 65 tuổi - có tỉ lệ tiêm chủng cao nhất - mắc bệnh ít nhất.

CDC cho hay 58% dân số nước này đã mắc Covid-19 - Ảnh: THE ATLANTIC JOURNAL CONSTITUTION

CDC cho hay 58% dân số nước này đã mắc Covid-19 - Ảnh: THE ATLANTIC JOURNAL CONSTITUTION

Trong khoảng thời gian từ tháng 12-2021 đến tháng 2-2022 - giai đoạn Omicron hoành hành ở Mỹ - số trẻ em từ 11 tuổi trở xuống có kháng thể liên quan đến Covid-19 đã tăng từ 44,2% lên tận 75,2%; nhóm 12-17 tuổi tỉ lệ tăng từ 45,6% lên 74,2%.

Các nhà khoa học nhấn mạnh họ chỉ tìm kiếm loại kháng thể tự nhiên được tạo ra khi nhiễm SARS-CoV-2, loại trừ kháng thể do vắc-xin. Tin mừng là một lượng dấu vết của các kháng thể này có thể tồn tại trong máu đến 2 năm.

Tuy nhiên Reuters cũng trích dẫn lưu ý từ tiến sĩ Kristie Clarke từ CDC, đồng tác giả của nghiên cứu: "Có các kháng thể được tạo thành bởi nhiễm trùng không nhất thiết là bạn được bảo vệ khỏi sự lây nhiễm trong tương lai. Chúng tôi không xem xét liệu mọi người có mức độ kháng thể đủ để giúp bảo vệ chống lại sự tái nhiễm hoặc bệnh nặng hay không".

Theo giám đốc CDC Rochelle Walensky, trong tuần qua số ca mắc Omicron đã tăng 22,7%, số ca nhập viện tăng 6,6% nhưng số cá tử vong giảm 13,2% so với tuần trước. Trước đó, một số vùng của Mỹ báo cáo đang đối diện với làn sóng mới từ biến chủng phụ BA.2.12.1, có thể lây nhanh hơn BA.2 khoảng 27% nhưng không có cho thấy khác biệt về độc lực (khả năng gây bệnh nặng).

Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/3-4-tre-em-my-da-mac-covid-19-khang-the-co-the-ton-t...

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris mắc Covid-19

Ông Kirsten Allen, thư ký báo chí của phó tổng thống, cho biết bà Harris không có các triệu chứng. Báo The USA Today dẫn lời ông Allen nói: "Bà ấy không có triệu chứng gì, sẽ cách ly và tiếp tục làm việc từ dinh thự của phó tổng thống. Bà tuân theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) và lời khuyên của bác sĩ".

Ông Allen nói thêm rằng bà Harris sẽ trở lại Nhà Trắng sau khi xét nghiệm âm tính.

Bà Harris đã đến bang California vào cuối tuần qua. Vài tuần nay, nhiều quan chức hàng đầu ở Washington bị mắc Covid-19 sau một sự kiện thường niên có sự tham dự của hàng trăm nhà lập pháp, thành viên truyền thông và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp vào ngày 2-4.

Bà Harris không có mặt trong sự kiện đó nhưng Jamal Simmons, giám đốc truyền thông của Phó Tổng thống, đã tham dự bữa tối và có kết quả dương tính với Covid-19 không lâu sau đó.

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và phu quân Douglas Emhoff tại sân bay quốc tế San Bernardino, California, Mỹ, ngày 21-1. Ảnh: Reuters

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và phu quân Douglas Emhoff tại sân bay quốc tế San Bernardino, California, Mỹ, ngày 21-1. Ảnh: Reuters

Kết quả dương tính của bà Kamala Harris được đưa ra giữa lúc Mỹ đã phần lớn dỡ bỏ hầu hết các biện pháp ngăn ngừa dịch Covid-19. Số ca nhiễm, số ca nhập viện và số ca tử vong tại Mỹ đã giảm đáng kể so với những tháng mùa đông vừa qua, khi biến thể Omicron gây ra làn sóng lây nhiễm mới.

Trước đây, ngày 15-3, ông Doug Emhoff, chồng của bà Harris, có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19. Bà Sabrina Singh, Phó Thư ký Báo chí của bà Harris, nói rằng vì hết sức thận trọng, Phó Tổng thống Harris đã không tham gia sự kiện đã được lên kế hoạch vào tối cùng ngày. Phó Tổng thống Harris khi đó xét nghiệm âm tính với Covid-19.

Cuối năm 2021, bà Kamala Harris tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 trong một chương trình phát sóng trực tiếp trên truyền hình vào ngày 29-12, kêu gọi người dân tin tưởng vào việc tiêm chủng để có thể chấm dứt dịch bệnh đang hoành hành ở Mỹ. Bà tiêm mũi tăng cường vào đầu tháng 4 mới đây. Ông Doug Emhoff, chồng của bà Harris, cũng đã tiêm vắc xin cùng thời điểm.

Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/pho-tong-thong-my-kamala-harris-mac-covid-19-2022042...

Vì sao Bắc Kinh khẩn trương xét nghiệm 90% dân số?

Theo Thời báo Hoàn cầu, giới chức y tế Bắc Kinh thông báo trong cuộc họp báo muộn tối 25/2 rằng, thủ đô trung Quốc sẽ lấy mẫu xét nghiệm axit nucleic diện rộng với gần 20 triệu người (chiếm 90% dân số Bắc Kinh), bắt đầu từ ngày 26/4, sau khi Bắc Kinh ghi nhận 70 ca nhiễm Covid-19 ở 8 quận trong 4 ngày qua. 

Cụ thể, sau khi quận Triều Dương xét nghiệm toàn bộ người dân hôm 25/4, 11 khu vực khác ở Bắc Kinh, bao gồm 10 quận và Khu phát triển Kinh tế - Công nghệ Bắc Kinh sẽ bắt đầu xét nghiệm diện rộng với người dân từ 26/4. Theo điều tra dân số năm 2021, tổng số dân của 11 khu vực này là gần 20 triệu người, trong khi tổng số dân của Bắc Kinh là 21,89 triệu người. 

Người dân Trung Quốc ở một điểm xét nghiệm Covid-19. Ảnh: GT

Người dân Trung Quốc ở một điểm xét nghiệm Covid-19. Ảnh: GT

Wei Sheng, chuyên gia sức khỏe cộng đồng của Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung, cho biết, việc xét nghiệm axit nucleic diện rộng là kịp thời, quyết liệt và cần thiết lúc này. 

"Xét nghiệm axit nucleic diện rộng là phương pháp hiệu quả nhất để sàng lọc các ca nhiễm tiềm ẩn và ngăn sự bùng phát của Omicron trên quy mô lớn", ông Wei nói. 

Theo vị chuyên gia sức khỏe cộng đồng của Trường Y tế Công cộng, tỷ lệ lây nhiễm bất thường của biến thể Omicron gây khó khăn cho việc điều tra dịch tễ vì việc theo dõi chuỗi lây truyền không theo kịp tốc độ lây lan của virus. Ông Weil lưu ý, nghiên cứu mới cho thấy, chỉ trong 1 ngày sau khi tiếp xúc, một người có thể nhiễm biến thể Omicron. Vì vậy biến thể này sẽ lây lan nhanh chóng nếu Trung Quốc vẫn sử dụng các hình thức điều tra dịch tễ hiện có để tìm và kiểm soát các ca nhiễm tiềm ẩn. 

Để phát hiện sớm nhất các khả năng lây nhiễm và cắt đứt chuỗi lây truyền của virus, cách tốt nhất là xét nghiệm axit nucleic diện rộng và nhiều đợt trong thời gian ngắn, từ 48 đến 72 tiếng. Từ đó, có thể bắt kịp tốc độ lây lan của Omicron, theo ông Wei. 

"Các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, nếu phát hiện 5 ca nhiễm tiềm ẩn cùng lúc, và sau đó xét nghiệm diện rộng 3 đợt trong 48 tiếng, số ca nhiễm có thể giảm xuống dưới 20 ca/tuần", vị chuyên gia sức khỏe cộng đồng của Trường Y tế Công cộng cho hay. 

Ông Wei lý giải tầm quan trọng của việc cần thiết phải thực hiện nhiều đợt xét nghiệm axit nucleic trong thời gian ngắn vì thời gian ủ bệnh của Omicron ngắn hơn nhưng ở mỗi người lại có sự khác nhau. "Theo kinh nghiệm trước đây, phải mất tới 2-3 đợt xét nghiệm axit nucleic để xác định tất cả các ca nhiễm tiềm ẩn", ông Wei nói. 

Ngoài xét nghiệm axit nucleic diện rộng, ông Wei cho rằng, kiểm soát phù hợp các cuộc tụ tập và di chuyển của người dân cũng là một cách hiệu quả để cắt đứt chuỗi lây truyền. "Điều này không có nghĩa là phải phong tỏa toàn bộ thành phố. Nhưng nếu không được kiểm soát, số ca nhiễm có thể tăng gấp đôi trong 2 ngày", ông Wei cho hay. 

Hôm 25/4, quận Triều Dương, nơi ghi nhận 46 ca nhiễm trong đợt bùng phát mới nhất, đã xét nghiệm hơn 3,6 triệu người. Tính đến tối 25/4, hơn 520.000 người đã nhận được kết quả xét nghiệm. Toàn bộ đều âm tính, theo ông Yang Beibei, một quan chức tới từ quận Triều Dương. 

Người dân quận Triều Dương sẽ trải qua 2 đợt xét nghiệm axit nucleic vào các ngày 27/4 và 29/4. Người dân ở 11 khu vực khác của Bắc Kinh sẽ có 3 đợt xét nghiệm axit nucleic vào các ngày 26/4, 28/4 và 30/4.  

Nguồn: http://danviet.vn/covid-19-vi-sao-bac-kinh-khan-truong-xet-nghiem-90-dan-so-50202226417...

COVID-19 26/4: Phát hiện 3 ca nhiễm biến thể phụ nguy hiểm của chủng Omicron tại Israel
3 trường hợp nhiễm biến thể phụ nguy hiểm BA4 của chủng Omicron được phát hiện tại Israel đều là những người Israel đi du lịch nước ngoài trong dịp...

Dịch COVID-19

H.A (tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19