COVID-19 6/10: Một thành phố có gần 100 trẻ mầm non, HS phổ thông và giáo viên mắc SAR-CoV-2

H.A - Ngày 06/10/2021 12:13 PM (GMT+7)

Trong số 356 ca F0 liên quan đến các chùm ca bệnh khác nhau trên địa bàn TP Phủ Lý (tỉnh Hà Nam) thì có đến gần 100 trường hợp là trẻ mầm non, học sinh phổ thông và giáo viên.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam, chiều 5/10, trên địa bàn ghi nhận 9 trường hợp có kết quả dương tính với SARS - CoV - 2. Toàn bộ các ca bệnh mới đều trên địa bàn TP Phủ Lý và phát hiện ở trong khu cách ly và khu phong tỏa.

Đến sáng 6/10, tiếp tục phát hiện thêm 22 ca dương tính (15 trường hợp ở TP Phủ Lý), nâng tổng số 523 ca mắc COVID-19 sau 17 ngày bùng phát dịch.

Theo thống kê sơ bộ, đến thời điểm hiện tại trên địa bàn TP Phủ Lý có 356 trường hợp F0 liên quan đến các chùm ca bệnh khác nhau nằm trên địa bàn 18 phường, xã.

Thần tốc xét nghiệm, nhân viên y tế làm việc khẩn trương, hiệu quả phải đặt lên hàng đầu. Ảnh: Anh Tuệ

Thần tốc xét nghiệm, nhân viên y tế làm việc khẩn trương, hiệu quả phải đặt lên hàng đầu. Ảnh: Anh Tuệ

Từ ngày 19/9 đến ngày 4/10, toàn TP Phủ Lý đã lấy tổng số 237.070 mẫu xét nghiệm. Trong ngày 5/10 lực lượng chức năng tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm lần 4 toàn dân trên địa bàn thành phố, qua đó tiếp tục sàng lọc, chặn đứng sự lây lan của dịch bệnh.

Ở lần lấy mẫu thứ 4 tại 12 phường, xã thực hiện Chỉ thị 16 và ở các khu vực ngoài khu phong tỏa lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm PCR đại diện theo hộ gia đình. Mỗi hộ lấy mẫu 1 người có nguy cơ nhất. Còn trong các khu vực phong tỏa lấy mẫu gộp xét nghiệm PCR 100% người dân. Các trường hợp F1 lấy mẫu đơn.

Tại 9 phường, xã còn lại của TP Phủ Lý (trừ các khu vực phong tỏa và F1), lực lượng chức năng tiến hành test nhanh 30% các trường hợp có nguy cơ cao (các hộ ở gần gia đình có người là F1, người buôn bán, người đi lại nhiều…). Trong quá trình xét nghiệm nếu thấy có trường hợp có biểu hiện viêm đường hô hấp đều lấy mẫu xét nghiệm PCR.

Trong khi đó, theo thông tin từ Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Phủ Lý, dịch bệnh bùng phát đã khiến gần 100 trẻ mầm non, học sinh phổ thông và giáo viên trên địa bàn thành phố mắc COVID-19.

Nhiều học sinh, giáo viên thuộc diện F1, F2 phải cách ly tập trung, cách ly tại nhà. Trẻ mầm non và học sinh toàn thành phố đã phải tạm thời nghỉ học để phòng, chống dịch khi năm học mới 2021-2022 mới chỉ bước qua tuần học thứ hai.

Trước diễn biến của dịch bệnh, tất cả các trường học trên địa bàn TP Phủ Lý đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19, xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch theo từng cấp độ. Ngành giáo dục cũng là một trong những lực lượng tham gia tích cực phối hợp với các địa phương trong truy vết, cách ly các F1, F2; huy động lực lượng hơn 300 cán bộ, giáo viên tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh như: Nấu ăn tại các điểm cách ly tập trung, nhập dữ liệu xét nghiệm, tiêm vaccine phòng COVID-19...

(Theo SKĐS)

TPHCM: Số ca COVID-19 xuất viện nhiều gấp đôi nhập viện

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM trưa 6/10 cho biết, toàn thành phố hiện có 402.037 trường hợp mắc COVID-19 được Bộ Y tế công bố, trong đó có 401.541 trường hợp nhiễm trong nước, 496 trường hợp nhập cảnh.

Số ca F0 đang cách ly, điều trị tại nhà là 23.089 người. Số ca đang cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung là 11.587 người. Số ca nhập viện tầng 2 và 3 trong ngày là 1.150 ca, tổng số bệnh nhân điều trị ở các tầng này là 22.991 người.

Đặc biệt, số trường hợp xuất viện trong ngày 5/10 là 2.768 người. Số ca xuất viện trong ngày đã nhiều hơn gấp đôi số ca nhập viện. Đến nay đã có 222.564 người được điều trị khỏi COVID-19 trở về bên gia đình.

Nỗ lực điều trị cho nhóm bệnh nặng, bệnh nguy kịch trên địa bàn thành phố đang kéo giảm đáng kể số ca tử vong.

Thành phố đang tiếp tục thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 với nỗ lực tiêm vét các trường hợp chưa tiêm mũi 1, đẩy nhanh tiêm mũi 2 cho người đủ thời gian. Bên cạnh đó, hoạt động xét nghiệm sẽ tiếp tục duy trì, tập trung cho việc giám sát phát hiện các ca bệnh mới, điều tra dịch tễ, giám sát định kỳ các khu vực nguy cơ.

Mặc dù dịch bệnh đang có chuyển biến tích cực nhưng Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố cảnh báo, nguy cơ lây nhiễm vẫn còn ở mức cao, cộng đồng phải luôn cảnh giác, thực hiện biện pháp phòng bệnh để bảo vệ bản thân, gia đình.

(Theo Tiền Phong)

Xót xa trẻ nhỏ mệt nhoài theo bố mẹ về quê

Sáng 6/10, trời ở Đà Nẵng tầm tã cơn mưa. Cơn mưa nặng hạt thi nhau trút nước vào đoàn người đang chạy xe máy từ các tỉnh phía Nam về quê khiến ai nấy chứng kiến đều xót xa, thương cảm.

Sáng 6/10, trời ở Đà Nẵng tầm tã cơn mưa. Cơn mưa nặng hạt thi nhau trút nước vào đoàn người đang chạy xe máy từ các tỉnh phía Nam về quê khiến ai nấy chứng kiến đều xót xa, thương cảm. 

Xót thương hơn cả là những đứa trẻ còn đỏ hỏn theo cha, theo mẹ gồng gánh về quê. Từ miền Nam, các em vượt qua hành trình cả ngàn cây số.

Xót thương hơn cả là những đứa trẻ còn đỏ hỏn theo cha, theo mẹ gồng gánh về quê. Từ miền Nam, các em vượt qua hành trình cả ngàn cây số.

Tại cuộc họp phòng chống Covid-19 tối 5/10, Chủ tịch UBND Tp.Đà Nẵng Lê Trung Chinh bày tỏ sự xót xa khi nhìn dòng người đi về quê. Chính quyền Đà Nẵng thương cho từng hoàn cảnh nên giúp được gì thì sẽ giúp hết sức. Trước mắt, Tp.Đà Nẵng sẽ lên phương án chở người từ miền Nam về quê mà đi bộ qua địa phương.

Tại cuộc họp phòng chống Covid-19 tối 5/10, Chủ tịch UBND Tp.Đà Nẵng Lê Trung Chinh bày tỏ sự xót xa khi nhìn dòng người đi về quê. Chính quyền Đà Nẵng thương cho từng hoàn cảnh nên giúp được gì thì sẽ giúp hết sức. Trước mắt, Tp.Đà Nẵng sẽ lên phương án chở người từ miền Nam về quê mà đi bộ qua địa phương.

Theo ghi nhận của Người Đưa Tin, trong đoàn người về quê có nhiều trẻ em, người già.

Theo ghi nhận của Người Đưa Tin, trong đoàn người về quê có nhiều trẻ em, người già.

Đôi mắt tròn xoe, gò má hồng phúng phính vô cùng đáng yêu của cháu bé. Em được mẹ địu trước ngực cho dễ chạy xe.

Đôi mắt tròn xoe, gò má hồng phúng phính vô cùng đáng yêu của cháu bé. Em được mẹ địu trước ngực cho dễ chạy xe.

  Trong hành trình, đoàn người hành hương nhận được những giúp đỡ vô cùng trân quý từ chính quyền, lực lượng chức năng, mạnh thường quân, hội nhóm từ thiện ở mỗi địa phương họ ngang qua. Đây là động lực vô cùng to lớn, là sự đoàn kết tương thân tương ái vượt qua khó khăn, dịch bệnh.

Trong hành trình, đoàn người hành hương nhận được những giúp đỡ vô cùng trân quý từ chính quyền, lực lượng chức năng, mạnh thường quân, hội nhóm từ thiện ở mỗi địa phương họ ngang qua. Đây là động lực vô cùng to lớn, là sự đoàn kết tương thân tương ái vượt qua khó khăn, dịch bệnh.

Theo thống kê của Công an Tp.Đà Nẵng, lực lượng chức năng đã hướng dẫn, hỗ trợ 24 đoàn người với 7.100 phương tiện và 13.795 người từ các tỉnh, thành phố phía nam đi qua thành phố. Dọc đường đoàn xe về quê được hỗ trợ sửa xe, tiếp xăng, tiếp tế nhu yếu phẩm. Ảnh: Cẩm Nhung.

Theo thống kê của Công an Tp.Đà Nẵng, lực lượng chức năng đã hướng dẫn, hỗ trợ 24 đoàn người với 7.100 phương tiện và 13.795 người từ các tỉnh, thành phố phía nam đi qua thành phố. Dọc đường đoàn xe về quê được hỗ trợ sửa xe, tiếp xăng, tiếp tế nhu yếu phẩm. Ảnh: Cẩm Nhung.

(Theo Người Đưa Tin)

Trước ngày 15/10 nhân lực y tế hỗ trợ chống dịch sẽ rút khỏi TPHCM

Trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, để đảm bảo cho nhu cầu phòng chống dịch, Chính phủ, Bộ Y tế đã huy động nguồn lực y tế từ các địa phương, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế và các cơ sở giáo dục Đại học Y dược tham gia hỗ trợ công tác phòng chống dịch tại TPHCM.

Theo Bộ Y tế, từ tháng 7 đến nay, nhiều đoàn công tác từ các địa phương đã cống hiến hết mình trên mọi mặt trận từ dự phòng đến điều trị để ngăn chặn, đẩy lùi dịch COVID-19. Hiện nay, tình hình dịch COVID-19 tại TPHCM đã có nhiều chuyển biến tích cực. Thành phố đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, số ca mới mắc COVID-19 giảm sâu, số ca bệnh nặng tử vong giảm ở mức rất đáng kể.

Từ ngày 30/9, UBND TPHCM đã ban hành Chỉ thị số 18 về việc tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.

Trước những diễn biến khả quan này, ngày 6/10, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký công văn gửi UBND TPHCM về việc sắp xếp để nhân lực hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 được trở về địa phương công tác.

Nội dung công văn nêu rõ: “Để đảm bảo sức khỏe cho cán bộ viên chức y tế, đồng thời bảo đảm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ viên chức y tế tại các địa phương, đơn vị, Bộ Y tế đề nghị UBND TPHCM chỉ đạo Sở Y tế, các cơ quan chuyên môn của thành phố và UBND quận huyện, thành phố Thủ Đức bố trí sắp xếp và tạo điều kiện hỗ trợ thủ tục cần thiết để các đoàn cán bộ viên chức y tế của các địa phương, đơn vị hoàn thành nhiệm vụ hỗ trợ chống dịch tại TPHCM được về địa phương đơn vị công tác chậm nhất trước ngày 15/10/2021”.

(Theo Tiền Phong)

Bộ Y tế yêu cầu không cách ly tập trung người về từ TP.HCM đã tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19

Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc gửi đến các địa phương về việc áp dụng biện pháp phòng, chống dịch đối với người dân về từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An.Theo Tri thức trực tuyến, ngày 6/10, bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc gửi đến UBND các tỉnh, thành phố về việc áp dụng biện pháp phòng, chống dịch đối với người dân về từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An.

Cụ thể, bộ Y tế đề nghị UBND TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An phối hợp chặt chẽ UBND các tỉnh, thành phố khác tổ chức đưa đón, thống nhất phương án xét nghiệm cho người dân đảm bảo chu đáo, an toàn và đảm bảo yêu cầu về công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định.

COVID-19 6/10: Một thành phố có gần 100 trẻ mầm non, HS phổ thông và giáo viên mắc SAR-CoV-2 - 9

UBND các tỉnh, thành phố tiếp nhận người về từ những tỉnh, thành này chỉ đạo thực hiện việc cách ly và xét nghiệm cho người dân. Tất cả người về từ 4 tỉnh, thành này đều phải xét nghiệm SARS-CoV-2 (bằng phương pháp rRT-PCR hoặc xét nghiệm kháng nguyên nhanh) vào ngày đầu tiên khi tiếp nhận. Trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 sẽ được xử lý theo quy định.

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo sở y tế, UBND cấp huyện, xã tổ chức tiếp nhận, quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát những người thực hiện cách ly, tự theo dõi sức khoẻ tại nhà, nơi lưu trú trên địa bàn.

Căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương, sở y tế chỉ đạo việc quản lý người nhiễm SARS-CoV-2 tại nhà theo hướng dẫn tại Quyết định số 4038 ngày 21/8 của bộ Y tế và thiết lập các trạm y tế lưu động để đảm bảo công tác chăm sóc sức khoẻ và phòng, chống dịch cho người dân theo Quyết định số 4042 ngày 21/8 của bộ Y tế.

Bộ Y tế hướng dẫn việc cách ly đối với người về từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An như sau:

Những người đã tiêm đủ liều vaccine COVID-19 (thẻ xanh trên sổ sức khoẻ điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vaccine của cơ quan có thẩm quyền cấp); người đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19): Tự theo dõi sức khoẻ tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày về địa phương. Họ phải thực hiện thông điệp 5K; xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất. Nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác, họ cần báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử trí theo quy định.

Những người tiêm chưa đủ liều vaccine phòng COVID-19 (thẻ vàng trên sổ sức khoẻ điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm chủng của cơ quan có thẩm quyền cấp): Cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày về địa phương; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo. Những trường hợp này luôn phải thực hiện thông điệp 5K; xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày đầu tiên và thứ 7 kể từ thời điểm về địa phương.

Những người chưa tiêm vaccine phòng COVID-19: Cách ly 14 ngày kể từ ngày về địa phương; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo và luôn thực hiện thông điệp 5K; xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày đầu tiên và thứ 7, 14 kể từ thời điểm về địa phương.

Với những người đã tiêm vaccine hoặc khỏi bệnh tại nước ngoài, việc kiểm tra và công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng, khỏi bệnh hoặc các giấy tờ tương đương khác của nước ngoài căn cứ theo hướng dẫn của bộ Ngoại giao.

Trước đó, làm việc với Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì chiều 28/9, lãnh đạo hầu hết các tỉnh miền Nam và Tây Nguyên thống nhất kiến nghị Chính phủ có chỉ thị yêu cầu sau ngày 30/9, TP.HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai vẫn giữ nguyên các biện pháp kiểm soát như trước, không để người dân từ 4 tỉnh, thành này tự phát đi về các địa phương.

Nguyên tắc nới lỏng dần bên trong nhưng vẫn kiểm soát chặt chẽ việc đi lại với các tỉnh bên ngoài. Riêng TP.HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai đã có tỉ lệ tiêm vaccine cao được phép nới lỏng cho người dân đi lại trong 4 tỉnh, thành. Với những trường hợp thật sự phải về quê, TP.HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai phối hợp chặt chẽ với các địa phương khác tổ chức đưa bà con về chu đáo, có kiểm soát, theo Tuổi Trẻ ghi nhận.

(Theo Người Đưa Tin)

PC-Covid cập nhật sửa màu thẻ Covid-19

Từ sáng 6-10, phiên bản cập nhật 4.0.4 của ứng dụng PC-Covid đã xuất hiện trên App Store để người dùng có thể nâng cấp.

Theo thông báo của nhà phát triển ứng dụng, phiên bản 4.0.4 sẽ cập nhật thêm phần chọn thẻ Covid theo tỉnh, sửa một số lỗi giao diện và tối ưu hóa hiệu năng. Người dùng các thiết bị trên hệ điều hành iOS có thể truy cập kho ứng dụng App Store để nâng cấp.

Phiên bản mới của ứng dụng PC-Covid (bên phải) đã có màu sắc nhạt hơn

Phiên bản mới của ứng dụng PC-Covid (bên phải) đã có màu sắc nhạt hơn

Tại phiên bản mới của ứng dụng phòng chống dịch Covid-19 duy nhất này, nhà phát triển đã thay đổi màu sắc của thẻ Covid. Theo đó, màu sắc của thẻ Covid được chỉnh sửa trở thành màu xanh nhạt so với màu xanh đậm trước đây.

Trước đó, Trung tâm công nghệ phòng chống dịch Covid-19 quốc gia cho biết ở thời điểm phát hành ứng dụng, màu mặc định trên thẻ Covid của người dân là màu xanh lá cây (màu đậm) đi cùng với mã QR màu đen.

Tuy nhiên, với màu nền xanh mặc định này, nhiều người dân đang có sự nhầm lẫn đó chính là thẻ xanh Covid. Trước tình huống này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch Covid-19 quốc gia thiết kế lại thẻ mặc định sang một màu xanh khác mờ hơn cho dễ phân biệt.

Với phiên bản nâng cấp 4.0.4, ở phần thẻ thông tin Covid, người dùng có thể lựa chọn địa phương áp dụng. Người dùng đang ở địa phương nào, có thể tùy chọn trong danh sách tương ứng.

Bên cạnh đó, phiên bản này cũng bổ sung tính năng ẩn thông tin QR, giúp người dùng bảo vệ thông tin tốt hơn. Tính năng "Khai báo y tế" cũng đã được tối ưu hoá, người dùng có thể thao tác và gửi tờ khai y tế với tốc độ nhanh hơn trước.

Trước đó tại buổi tọa đàm trực tuyến giới thiệu ứng dụng phục vụ phòng, chống dịch quốc gia PC-Covid do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức ngày 1-10, đại diện Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch Covid-19 quốc gia đã lý giải về việc PC-Covid có phải chỉ đơn thuần là nâng cấp từ ứng dụng Bluzone hay không.

Theo đó, để PC-Covid nhanh chóng đến với người dân, cách tốt nhất là lựa chọn các ứng dụng hiện tại để nâng cấp lên. Bluezone đang có nhiều lượt cài nhất, với 20 triệu người dùng. Ứng dụng NCOVI có lượt cài thấp hơn, với gần 10 triệu người dùng. Nếu người dùng đã từng cài Bluezone, chỉ cần cập nhật bản 4.0 thì ứng dụng sẽ tự động chuyển đổi thành PC-Covid.

"Ứng dụng PC-Covid không đơn thuần chỉ là bản nâng cấp của Bluezone. PC-Covid đằng sau nó là nhiều nền tảng lớn, chỉ 1 thông tin hiển thị lên đó cũng phải có 1 hệ thống với những quy trình nghiệp vụ phức tạp. Cũng chính vì lý do này, khi đưa PC-Covid lên các kho ứng dụng, cả Google và Apple đều thẩm định kỹ và duyệt lâu"- đại diện trung tâm cho hay.

Trước băn khoăn của người dùng về tính bảo mật thông tin khi cài đặt ứng dụng, đại diện trung tâm cho biết, ứng dụng không ghi nhận cũng như sử dụng vị trí của người dùng. Khi cài đặt ứng dụng trên Android và kích hoạt Bluetooth thì máy sẽ xin cấp quyền vị trí. "Điều này là do chính sách của Google khi bật Bluetooth BLE máy sẽ tự động xin quyền vị trí. Tuy nhiên, PC-Covid không sử dụng tới quyền đó"- đại diện trung tâm nhấn mạnh và cho biết thêm, tất cả các quyền được cấp của PC-Covid chỉ phục vụ đúng nhu cầu phòng chống dịch.

Đại diện đơn vị phát triển ứng dụng khẳng định, PC-Covid chỉ lưu dữ liệu lịch sử tiếp xúc trên máy của người dùng và không thu thập vị trí. Dữ liệu lịch sử tiếp xúc chỉ được sử dụng để phục vụ cơ quan y tế khi có sự đồng ý của người dùng hoặc trong trường hợp người dùng là ca nhiễm, ca nghi nhiễm. Dữ liệu của người dùng phục vụ phân tích, truy vết các ca nhiễm, ca nghi nhiễm sẽ được lưu trữ và bảo mật bởi cơ quan Chính phủ và chỉ sử dụng vào mục đích giúp người dân bảo vệ sức khỏe và chống dịch bệnh, tuyệt đối không sử dụng vào mục đích thương mại, không xâm phạm đời tư.

Tây Ninh, Long An chỉ còn 3.000 người mắc COVID-19 đang điều trị

Theo Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Tây Ninh, tính từ đầu mùa dịch đến nay, Tây Ninh ghi nhận 9.001 người mắc COVID -19. Trong đó đã xuất viện 8.053 người, hiện chỉ còn 815 bệnh nhân đang điều trị.

Thời gian qua, Tây Ninh thiết lập 765 vùng phong toả, trong đó đang phong toả 125 vùng, giải toả 640 vùng. Hiện có 1.563 người đang cách ly tập trung và 2.854 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Toàn tỉnh Tây Ninh đã tiêm được 474.637 liều vắc xin phòng COVID-19. Thực hiện chính sách theo Nghị quyết 68/NQ-CP, Tây Ninh đã chi hỗ trợ cho 52.355 người với số tiền gần 80 tỷ đồng.

Tại Long An, CDC tỉnh này cho biết, toàn tỉnh còn 2.194 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị. Số ca điều trị tầng 1: 1.630 ca (74,29%); tầng 2: 443 ca (20,19%); tầng 3: 121 ca (5,51%).

Theo thống kê, số bệnh nhân có triệu chứng nặng hiện đang điều trị tại tầng 2 và 3 là 124 ca, chiếm tỷ lệ là 5,65%, trong đó bệnh nhân thở ô xy qua mặt nạ là 84 ca, thở ô xy dòng cao HFNC có 21 ca, thở máy không xâm lấn có 1 ca, thở máy xâm lấn 17 ca và 1 ca phải chạy ECMO. Số ca không triệu chứng là 1.274 ca, số ca có triệu chứng nhẹ hoặc trung bình 796 ca.

Tính từ đầu mùa dịch đến nay, Long An ghi nhận 32.903 ca mắc COVID-19. Trong đó, số ca trong cộng đồng là 8.264 ca, 2.806 ca khu cách ly, 21.833 ca khu phong tỏa. Số bệnh nhân đã khỏi bệnh xuất viện 30.110 ca (chiếm tỷ lệ 91,51%).

Đà Nẵng sẽ dùng ô tô đưa người dân đi bộ về quê qua hết địa bàn thành phố

Chiều tối 5/10, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho biết, thành phố thống nhất chủ trương dùng ô tô đón người dân từ vị trí tiếp giáp tỉnh Quảng Nam đến hết đèo Hải Vân (giáp ranh Thừa Thiên Huế) nếu có trường hợp người dân đi bộ từ phía Nam về quê ngang qua địa bàn thành phố.

Một đoàn người về quê từ các tỉnh phía Nam được CSGT Đà Nẵng dẫn đường ra hết đèo Hải Vân

Một đoàn người về quê từ các tỉnh phía Nam được CSGT Đà Nẵng dẫn đường ra hết đèo Hải Vân

Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng giao Công an thành phố chủ trì phối hợp với Sở GTVT và các sở, ngành liên quan xử lý vấn đề này. Trong đó, Sở GTVT tổng hợp kinh phí, UBND thành phố sẽ duyệt.

“Nhìn dòng người đi về chúng ta rất xót xa, thương cho từng hoàn cảnh nên giúp được gì thì chúng ta phải giúp hết sức", ông Chinh nói.

Ông Lê Trung Chinh cho biết thêm, Đà Nẵng thật sự chia sẻ và lo lắng cho các tỉnh bạn. Khi tình hình ổn định rồi thì lượng nhân công thiếu hụt đi rất nhiều, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh… Các địa phương đón người về nếu không chuẩn bị chu đáo thì cũng trở thành gánh nặng trong công tác an sinh xã hội.

Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.Đà Nẵng, từ ngày 3/10 đến 5/10, Công an thành phố đã tổ chức lực lượng đảm bảo an ninh trật tự, dẫn nhiều đoàn xe với hàng ngàn người dân từ các tỉnh phía Nam về đi ngang qua thành phố.

(Theo Báo Giao Thông)

Sóc Trăng: Xã “vùng xanh” trở thành “vùng đỏ” vì 58 ca F0 ở DN thủy sản

Tối 5/10, Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng xác định trong ngày đã phát hiện 89 F0 mới, nâng tổng ca nhiễm nCoV của địa phương này lên con số 1.487 - tính từ ngày 27/4.

Trong đó, ngoài 19 người trở về từ vùng dịch và 12 F1 thành F0, 58 trường hợp còn lại được sàng lọc qua cộng đồng. Tất cả các ca cộng đồng này đều liên quan Công ty CP Chế biến thủy sản Út Xi (ấp Hà Bô, xã Tài Văn, huyện Trần Đề).

Công ty CP Chế biến thủy sản Út Xi, nơi có chùm ca nhiễm.

Công ty CP Chế biến thủy sản Út Xi, nơi có chùm ca nhiễm.

Một ngày trước, ngành y tế Sóc Trăng xác nhận có 13 trường hợp nhiễm nCoV tại Công ty Út Xi. Các F0 ban đầu là công nhân làm việc tại khâu lột vỏ tôm.

Lãnh đạo Công ty Út Xi cho biết lúc cao điểm các xưởng có khoảng 1.100 người làm việc. Do ảnh hưởng dịch Covid-19, công nhân đi làm trở lại được khoảng 50% sau khi ngưng áp dụng “3 tại chỗ”.

“Công nhân dương tính đang thực hiện 1 cung đường 2 điểm đến, làm việc ở bộ phận lột vỏ tôm. Chúng tôi đang phối hợp với ngành y tế để điều tra nguồn lây”, chủ doanh nghiệp nói.

Liên quan đến chuỗi lây nhiễm tại Công ty Út Xi, UBND tỉnh Sóc Trăng đã thiết lập vùng cách ly y tế toàn xã Tài Văn với 3.225 hộ (12.649 người) từ 20h ngày 5/10. Tỉnh này cũng điều chỉnh mức độ nguy cơ dịch Covid-19 của xã Tài Văn từ “vùng xanh” sang “vùng đỏ”.

Một phần khu dân cư của ấp Thạnh Lợi (thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên) cũng bị cách ly y tế (83 hộ, 270 người). Thị trấn Mỹ Xuyên chuyển từ “vùng xanh” thành “vùng cam”.

Theo đánh giá của cơ quan chức năng, chùm ca bệnh tại Công ty CP Chế biến thủy sản Út Xi có diễn biến phức tạp vì chưa rõ nguồn lây và liên quan đến công nhân lao động thời vụ.

(Theo Báo Giao Thông)

Cà Mau kêu gọi hỗ trợ việc làm cho lao động ngoài tỉnh về sau cách ly

Liên quan đến vấn đề hỗ trợ người lao động tự phát về quê, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) tỉnh, các sở, ngành, đoàn thể trong tỉnh vận động các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm cùng chia sẻ với chính quyền.

Cụ thể là đóng góp, hỗ trợ tiền, lương thực, thực phẩm, vật dụng thiết yếu để người dân có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Sau khi được phân luồng, người dân ở huyện nào sẽ được lực lượng cảnh sát của huyện đó đưa về cách ly tập trung theo quy định.

Sau khi được phân luồng, người dân ở huyện nào sẽ được lực lượng cảnh sát của huyện đó đưa về cách ly tập trung theo quy định.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đề nghị Ủy ban MTTQVN tỉnh phân công cụ thể các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh, huyện, xã và hướng dẫn hiệp hội, hội tham gia vận động, tổ chức nấu ăn, thực hiện các hoạt động hỗ trợ người dân; điều tiết hàng hóa hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, tránh trùng lắp.

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan và các doanh nghiệp, nhà phân phối, siêu thị khẩn trương rà soát, triển khai ngay các phương án đảm bảo hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân trên địa bàn tỉnh. Lưu ý đảm bảo cung ứng trong điều kiện dự báo số người dân ngoài tỉnh về Cà Mau tiếp tục tăng.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau kêu gọi các doanh nghiệp, mạnh thường quân, các nhà hảo tâm tham gia các chương trình, kế hoạch hỗ trợ người dân sớm tìm được việc làm mới ngay sau thời gian cách ly phòng, chống dịch.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau, chiều 5/10/2021, tỉnh này đã ghi nhận thêm 21 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó, có 19 trường hợp là người về từ vùng dịch (cộng dồn đến nay đã hơn 90 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2).

Cụ thể, có 5 trường hợp về từ TP.HCM và 14 trường hợp về từ tỉnh Bình Dương. Cũng trong 19 trường hợp này, có 6 trường hợp tái dương tính, đều là người Cà Mau (hộ khẩu ở các huyện Cái Nước, Ngọc Hiển, Phú Tân, U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời và TP Cà Mau) về từ tỉnh Bình Dương.

Tất cả các trường hợp này về đến tỉnh Cà Mau vào ngày 3 và ngày 4/10, sau đó được đưa đi cách ly ngay tại các trường học trong tỉnh. Hiện tại, đã chuyển các bệnh nhân cách ly điều trị tại bệnh viện, đang truy vết F1, F2.

(Theo Báo Giao Thông)

Phát hiện nhóm người trốn trong thùng xe tải để 'thông chốt' kiểm dịch

Khoảng 21 giờ 30 phút ngày 5-10, qua thông tin người dân cung cấp, tổ công tác đã theo dõi xe tải chở gia súc BS: 98H-004.89 do anh Vi Văn Phong (SN 1981, địa chỉ: xã Tân Trung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) điều khiển, di chuyển trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (hướng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh).

Khi đi đến Km99 cao tốc Hà Nội  - Hải Phòng xe tải đã dừng và cho 4 người trốn vào thùng xe tải trên.

Khi đi đến Km99 cao tốc Hà Nội  - Hải Phòng xe tải đã dừng và cho 4 người trốn vào thùng xe tải trên. 

Đến trước trạm thu phí cầu Bạch Đằng, lực lượng của Cục CSGT (Đội tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 2, Phòng Hướng dẫn TTKS giao thông đường bộ Cục CSGT) và CA TX.Quảng Yên đã tiến hành kiểm tra và phát hiện 4 người trốn bên trong thùng xe.

Nhằm qua mặt lực lượng chức năng khi kiểm tra, những người này đã ngồi ở sàn dưới cùng ở giữa thùng xe. Phía trên và trước sau đều có các tấm ngăn cách.

Lái xe còn dùng cả kẹp nhựa ở các cửa thùng xe nói là kẹp chì không được mở. 4 người trốn trong thùng xe đều không đủ điều kiện vào tỉnh Quảng Ninh. Sau đó CSGT đã lập biên bản và bàn giao cho Công an thị xã Quảng Yên xử lý theo qui định.

(Theo Công An Nhân Dân)

Những địa điểm nào ở Hà Nội còn đang phong tỏa?

Các địa điểm còn đang phong tỏa ở Hà Nội, cụ thể như sau:

1. 19-21 Trần Nhân Tông, phường Nguyễn Du, Hai Bà Trưng (phong tỏa đến 8/10).

2. Ngõ 6 Lê Lợi, tổ 9, phường Nguyễn Trãi, Hà Đông (phong tỏa đến 12/10).

3. Xóm Phúc, đường Thôn Bãi, Cao Viên, Thanh Oai (phong tỏa đến 8/10).

4. Tòa D, Bệnh viện Việt Đức, 40 Tràng Thi, phường Hàng Bông, Hoàn Kiếm (phong tỏa đến 14/10).

5. Phố Tràng Thi, phố Ấu Triệu, phố Thọ Xương, ngõ Huyện Chân Cầm, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm (phong tỏa đến 14/10).

6. Ngõ 48 Văn Trì 3, phường Minh Khai, Bắc Từ Liêm (phong tỏa đến 16/10).

Trưa nay, Sở Y tế Hà Nội vừa thông báo ghi nhận 6 ca dương tính với SARS-CoV-2 liên quan đến BV Việt Đức. Đây là những ca trong khu vực phong tỏa, chưa được Bộ Y tế công bố.

Trước đó, sáng nay (6/10), Hà Nội không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới.

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021) là 4.020 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.603 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.417 ca.

(Theo Dân Việt)

Bình Dương: Ca mắc COVID-19 giảm đều trong 8 ngày liên tiếp, không còn 'vùng đỏ'

Sáng 6/10, ngành y tế Bình Dương cho biết, địa phương vừa có thêm khoảng 2.000 bệnh nhân COVID-19 xuất viện. Như vậy, tính đến nay, Bình Dương có hơn 200.000 F0 được xuất viện và được tiếp tục cách ly, theo dõi bởi lực lượng trạm y tế lưu động.

Tính từ đợt dịch thứ 4 đến nay, Bình Dương ghi nhận 217.960 ca mắc COVID-19; trong đó có 2.099 ca tử vong. Bình Dương không còn “vùng đỏ” và chỉ còn 1 khu phố “điểm đỏ”.

Cùng ngày, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Lộc Hà ký văn bản về việc thống nhất chủ trương tiếp tục chi hỗ trợ các chính sách an sinh xã hội để giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, đảm bảo đời sống, an sinh xã hội trên địa bàn.

​Theo đó, tiếp tục chi cho các đối tượng đủ điều kiện hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 04 của HĐND tỉnh Bình Dương (hỗ trợ tiền thuê nhà trọ 300.000 đồng/người); Quyết định 12 của UBND tỉnh Bình Dương (hỗ trợ lương thực, thực phẩm trị giá 500.000/người) và có mặt tại địa phương trong tháng 8/2021 nhưng do bị sót, chưa chi kịp thời.

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Bình Dương, tính đến ngày 5/10, toàn tỉnh đã chi hỗ trợ theo Nghị quyết 04 cho 1.322.607 trường hợp, với số tiền 396,782 tỷ đồng và hỗ trợ theo Quyết định 12 cho 1.296.957 trường hợp, với số tiền 648,478 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo thống kê, đến nay một số địa phương còn để sót những trường hợp chưa nhận được hỗ trợ từ các chính sách trên và sẽ được tiếp tục rà soát chi hỗ trợ. Theo bà Nguyễn Ngọc Hằng, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương do cùng lúc phải thực hiện song song các nhiệm vụ, nhân lực thiếu nên chưa kịp thời trong việc hỗ trợ chính sách.

Cũng theo bà Hằng, nhiều cán bộ phường, khu phố trở thành F0, chủ trọ không lập hoặc chậm lập danh sách đề nghị hưởng hỗ trợ cho người ở trọ. Do đó đã ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chi hỗ trợ.

Theo quy định, đối tượng hỗ trợ các chính sách của Bình Dương áp dụng cho người từ 15 tuổi trở lên và có tham gia lao động, gặp khó khăn.

(Theo Tiền Phong)

Đồng Nai: Không bắt buộc xét nghiệm với người đã tiêm đủ 2 liều vắc xin khi đi làm

Ngày 6/9, thông tin từ Sở Y tế Đồng Nai cho biết, tỉnh này ghi nhận thêm 528 ca nhiễm COVID-19 trong 24 giờ qua. Lũy kế có 52.588 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 37.105 ca khỏi bệnh và 488 ca tử vong.

Xét nghiệm theo quy định

Xét nghiệm theo quy định

Trong số các ca nhiễm mới có 3 ca trong cộng đồng, 1 ca trong số đó ở phường Tân Phong (TP Biên Hòa) là người bán bún riêu tại nhà đi giao hàng nhiều nơi. Cơ quan y tế đang truy vết nguồn lây. Ngành Y tế cũng ghi nhận 9 ca F0 tại 2 công ty 3 tại chỗ ở KCN NHơn Trạch 3. Tiếp tục ghi nhận 97 ca F0 trong Cty Nestle đã được cách ly trước đó, lũy kế đến hiện tại công ty này có 207 ca F0.

Sở Y tế Đồng Nai cũng vừa ban hành quy định về xét nghiệm SARS-COV-2 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh để tăng cường công tác phòng, chống dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong tình hình mới.

Theo đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải thực hiện xét nghiệm sàng lọc đối với tất cả các trường hợp người lao động có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 hoặc có yếu tố dịch tễ liên quan.

Đối với người lao động ở các vùng vàng, cam và đỏ, cần thực hiện xét nghiệm định kỳ cho người lao động. Trong đó, xét nghiệm hằng tuần tối thiểu cho 20% người lao động có nguy cơ rất cao; xét nghiệm 2 tuần/lần tối thiểu cho 5-10% người lao động có nguy cơ cao. Riêng đối với người cung cấp dịch vụ trực tiếp cho cơ sở sản xuất, kinh doanh như: cung cấp suất ăn, thực phẩm, nguyên vật liệu, dịch vụ bảo vệ, vệ sinh thì xét nghiệm hằng tuần cho toàn bộ người lao động ở vùng nguy cơ rất cao; xét nghiệm 2 tuần/lần cho toàn bộ người lao động cho người ở vùng nguy cơ và có nguy cơ.

Theo quy định của Sở Y tế, không bắt buộc thực hiện xét nghiệm đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin (liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng.

(Theo Tiền Phong)

Dân mạng phát hiện loạt tình tiết như điềm báo trong clip của Youtuber Nam Ok trước khi gặp nạn
Sau vụ tai nạn thảm khốc xảy ra vào chiều ngày 4/10 khiến cho 3 thành viên của một nhóm YouTuber tử nạn, cộng đồng mạng đang truyền tay nhau những câu...

Youtuber Nam Ok

H.A (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19