COVID-19 6/5: Phát hiện mới đáng quan ngại về biến thể virus SARS-CoV-2

K.T - Ngày 06/05/2022 12:10 PM (GMT+7)

Trong khi nhiều nước trên thế giới bỏ hạn chế và quyết định sống chung với dịch, bước vào thời kỳ “bình thường mới”, tình hình COVID-19 tại một số khu vực vẫn đang có những diễn biến phức tạp và đáng quan ngại.

9 diễn biến

Phát hiện mới đáng quan ngại về biến thể virus SARS-CoV-2

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Adhanom Ghebreyesus ngày 4/5 cho biết các nhà khoa học Nam Phi đã chỉ ra nguyên nhân khiến số ca nhiễm COVID-19 mới tại nước này gia tăng trong thời gian gần đây là do sự lây lan của BA.4 và BA.5, 2 trong số 5 dòng phụ của Omicron được giới khoa học xác định cho đến hiện nay.

 Nam Phi hiện là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 tại châu Phi với gần 3,8 triệu ca mắc và hơn 100.000 ca tử vong. Đến nay, gần 45% người trưởng thành ở nước này đã tiêm đủ liều cơ bản, nhờ đó số ca nhiễm mới đã liên tục giảm cho đến đầu tháng 4, thời điểm nước này gỡ bỏ mọi biện pháp hạn chế để phòng dịch. Tuy nhiên, số ca nhiễm mới hiện đang tăng trở lại, trong tuần qua tăng 50%.

Dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp khó lường tại nhiều khu vực trên thế giới. Ảnh minh họa AP

Dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp khó lường tại nhiều khu vực trên thế giới. Ảnh minh họa AP

Trong khi đó, theo NBC, Mỹ đã chạm mốc 1 triệu ca tử vong vì COVID-19 ngày 5/5, tổng số ca nhiễm được ghi nhận tại nước này đến nay là hơn 81,6 triệu, cao nhất thế giới. Cột mốc nghiệt ngã này là một lời nhắc nhở rằng Mỹ vẫn đang phải chống chọi với sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ hối thúc người dân tiếp tục đeo khẩu trang trên phương tiện công cộng để bảo vệ bản thân và những người xung quanh do mật độ người tập trung tại khu vực này rất cao. Trước đó, CDC Mỹ đã gia hạn quy định bắt buộc đeo khẩu trang đối với người sử dụng phương tiện công cộng đến ngày 3/5.

Tại Trung Quốc, theo cập nhật của Ủy ban Y tế quốc gia (NHC) nước này ngày 5/5, Trung Quốc đại lục ghi nhận thêm 360 ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng, trong đó có 261 ca ở Thượng Hải. Trung Quốc cũng ghi nhận thêm 13 ca tử vong do COVID-19, đều ở Thượng Hải, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên 5.141 ca kể từ khi dịch bệnh bùng phát cách đây hơn 2 năm.

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết ngày 5/5, nước này ghi nhận thêm 42.296 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca bệnh ở nước này lên 17.438.068 ca. Số ca mắc mới ngày 5/5 đã giảm nhẹ so với 49.064 ca ngày 4/5 và giảm mạnh so với 57.464 ca một tuần trước đó. Hàn Quốc cũng ghi nhận thêm 79 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong vì căn bệnh này đến nay lên 23.158 ca.

Ở phạm vi toàn cầu, số ca tử vong do COVID-19 được WHO chính thức ghi nhận là hơn 6,2 triệu ca, song con số thực tế được cho là cao hơn. Tính đến cuối ngày 5/5, tổng số ca nhiễm COVID-19 được xác nhận trên toàn thế giới là 515,6 triệu, theo Đại học Johns Hopkins. Hiện số ca nhiễm mới và số bệnh nhân không qua khỏi ghi nhận hằng ngày toàn thế giới liên tục giảm và đã xuống con số thấp nhất kể từ tháng 3/2020.

Tuy nhiên, người đứng đầu WHO cho rằng điều này không nói lên tất cả khi số ca lây nhiễm mới đang có chiều hướng gia tăng tại châu Mỹ và châu Phi do sự lây lan của các biến thể phụ của Omicron. Đáng chú ý, các nước ở thời điểm hiện tại không còn chú trọng và thậm chí không tiến hành xét nghiệm.

Kể từ khi được phát hiện tại Nam Phi cuối tháng 11/2021, đến nay Omicron đã trở thành biến thể lây nhiễm chủ đạo toàn cầu, trong đó dòng phụ “Omicron tàng hình” BA.2 gây ra phần lớn các ca nhiễm mới do có đặc tính lây nhiễm nhanh hơn. Trong báo cáo dịch tễ học mới nhất của WHO, cơ quan này cho biết BA.4 và BA.5 đã có một số đột biến bổ sung có thể ảnh hưởng đến đặc tính của 2 biến thể này. Theo ông Tedros, hiện còn quá sớm để xác định 2 biến thể phụ này có thể khiến dịch bệnh COVID-19 nghiêm trọng hơn các biến thể phụ khác của Omicron hay không. Thêm nữa, người đứng đầu WHO nhấn mạnh các dữ liệu giai đoạn đầu cho thấy tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 vẫn là biện pháp bảo vệ hiệu quả con người khỏi nguy cơ tử vong và trở nặng khi mắc bệnh.

Liên quan đến vấn đề này, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Bệnh viện đa khoa Massachusetts, Đại học Minerva và Trường Y Harvard (Mỹ), biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 về bản chất cũng nguy hiểm như các biến thể ghi nhận trước đó, điều này trái ngược với những kết luận được đưa ra trong các nghiên cứu trước đây rằng Omicron có khả năng lây lan với tốc độ vượt trội so với các biến thể khác, song lại gây ít ảnh hưởng hơn.

 Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích hồ sơ bệnh án của 130.000 bệnh nhân COVID-19 trong thời gian hơn 2 năm dịch bệnh COVID-19, cũng là thời điểm liên tiếp xuất hiện các biến thể mới của SARS-CoV-2. Họ khẳng định nguy cơ nhập viện và tử vong ở bệnh nhân mắc Omicron tương tự ở các biến thể khác của SARS-CoV-2. Nghiên cứu hiện đang trong quá trình bình duyệt tại cơ quan thẩm định và đã được đăng tải trên Research Square ngày 2/5.

Trước Omicron, các biến thể Beta, Gamma, Alpha và Delta lần lượt xuất hiện, trong đó Delta - biến thể xuất hiện đầu tiên tại Ấn Độ vào tháng 10/2020, đã nhanh chóng lây lan trên toàn thế giới và đây được coi là biến thể nguy hiểm nhất khi số người nhiễm, nhập viện và tử vong do COVID-19 đặc biệt tăng vọt. Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Ben-Gurion của Israel thực hiện và được công bố trên tạp chí Science of The Total Environment cho thấy biến thể Delta vẫn có khả năng làm bùng phát một đợt dịch COVID-19 khác trong năm nay.

Nguồn: https://cand.com.vn/binh-luan-quoc-te/phat-hien-moi-dang-quan-ngai-ve-bien-the-virus-sa...

Ưu tiên tiêm Moderna từ nguồn viện trợ cho trẻ 6 đến dưới 12 tuổi

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã có công văn gửi Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur; Sở Y tế và Trung tâm kiểm soát bệnh tật 63 tỉnh, thành phố về việc sử dụng hiệu quả vắc-xin Moderna do COVAX Facility viện trợ.

Trong công văn ban hành ngày 5/5, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đề nghị các Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh/thành phố chỉ đạo các địa phương rà soát đối tượng từ 6 đến dưới 12 tuổi, ưu tiên sử dụng trước vắc-xin Moderna từ nguồn viện trợ của COVAX Facility tiêm cho trẻ trong độ tuổi này đảm bảo an toàn tiêm chủng, trong khi chưa kịp thời huy động nhóm đối tượng người trên 18 tuổi tiêm mũi nhắc lại.

Việc này nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng đề nghị các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur phối hợp với các tỉnh/thành phố trong khu vực phụ trách, chủ động điều phối vắc-xin giữa các địa phương để đảm bảo sử dụng hiệu quả vắc-xin.

Ưu tiên sử dụng trước vắc-xin Moderna từ nguồn viện trợ của COVAX Facility tiêm cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi.

Ưu tiên sử dụng trước vắc-xin Moderna từ nguồn viện trợ của COVAX Facility tiêm cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thông tin, ngày 1/3, Viện đã có quyết định phân bổ vắc-xin Moderna từ nguồn viện trợ của COVAX Facility để sử dụng tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên.

Ngày 31/3, Bộ Y tế đã phê duyệt vắc-xin phòng Covid-19 Moderna sử dụng cho trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi.

Chương trình Tiêm chủng mở rộng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã ban hành tài liệu Hướng dẫn triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, trong đó hướng dẫn sử dụng vắc-xin Moderna cho người từ 6 đến dưới 12 tuổi với liều tiêm 0,25 ml.

Tuy nhiên, hiện nay một số địa phương chưa sử dụng hết số vắc-xin Moderna đã được phân bổ từ nguồn viện trợ của COVAX Facility. Để giảm thiểu nguy cơ hao phí vắc-xin Moderna, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã có thư đề xuất và được COVAX Facility chấp thuận có thể sử dụng số vắc-xin Moderna trên để tiêm chủng cho trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi.

Việt Nam sử dụng hai loại vắc-xin phòng COVID-19: Moderna và Pfizer để tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Trong đó vắc-xin Moderna được dùng để tiêm cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi. Thống kê của 63 tỉnh, thành phố về Bộ Y tế cho biết hết ngày 4/5, đã có hơn 1,61 triệu trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi ở Việt Nam đã được tiêm mũi 1 vắc-xin phòng COVID-19.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/uu-tien-tiem-moderna-tu-nguon-vien-tro-cho-tre-6-den-duoi-12...

Số ca COVID-19 ở Nam Phi tăng trở lại vì 2 biến thể phụ của Omicron

Omicron – biến thể “siêu đột biến” với khả năng lây lan cao được phát hiện lần đầu ở miền Nam châu Phi vào tháng 11 năm ngoái. Đến nay Omicron đã trở thành biến thể lây nhiễm chủ đạo toàn cầu, trong đó dòng phụ "Omicron tàng hình" BA.2 gây ra phần lớn các ca nhiễm mới do có đặc tính lây nhiễm nhanh.

Hiện các nhà khoa học Nam Phi đang nghiên cứu thêm về BA.4 và BA.5, 2 dòng phụ mới của Omicron đang làm gia tăng số ca mắc COVID-19 tại Nam Phi.

Chia sẻ với báo giới, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, các nhà khoa học Nam Phi đã chỉ ra nguyên nhân khiến số ca nhiễm mới COVID-19 tại Nam Phi gia tăng trong thời gian gần đây là do sự lây lan của BA.4 và BA.5. Đây là hai trong số 5 dòng phụ của Omicron được giới khoa học xác định cho đến thời điểm hiện tại.

Trong báo cáo dịch tễ học mới nhất, WHO cho biết BA.4 và BA.5 đã có một số đột biến bổ sung có thể ảnh hưởng đến đặc tính của hai biến thể này.

Theo ông Tedros, còn quá sớm để xác định 2 biến thể phụ trên có thể khiến dịch COVID-19 nghiêm trọng hơn các biến thể phụ khác của Omicron hay không. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh các dữ liệu giai đoạn đầu cho thấy tiêm chủng vắc-xin vẫn là biện pháp giúp bảo vệ khỏi nguy cơ bệnh nặng và tử vong.

“Cách tốt nhất để bảo vệ cộng đồng vẫn là tiêm chủng, kết hợp với những biện pháp đã được thử nghiệm và chứng minh trước đó”, ông Tedros nói.

Nam Phi hiện là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi COVID-19 trong số các quốc gia châu Phi với gần 3,8 triệu ca mắc và hơn 100.000 ca tử vong. Đến nay, gần 45% người trưởng thành ở nước này đã tiêm đủ liều cơ bản, nhờ đó số ca nhiễm mới đã liên tục giảm cho đến đầu tháng 4 - thời điểm nước này gỡ bỏ mọi biện pháp hạn chế để phòng dịch. Tuy nhiên, số ca nhiễm mới đang tăng trở lại, với số ca mới ghi nhận trong tuần qua tăng đến 50%.

Ở mức độ toàn cầu, WHO chính thức ghi nhận hơn 6,2 triệu ca tử vong do COVID-19 kể từ khi đại dịch bùng phát, nhưng con số thực tế được cho là còn cao hơn nhiều.

Số ca mắc mới và tử vong hiện đang giảm trên toàn thế giới và đã xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020.

Tuy nhiên, người đứng đầu WHO cho rằng điều này không nói lên tất cả khi số ca lây nhiễm mới đang có chiều hướng gia tăng tại châu Mỹ và châu Phi do sự lây lan của các biến thể phụ của Omicron.

Đáng chú ý, ở thời điểm hiện tại nhiều nước không còn chú trọng, thậm chí không tiến hành xét nghiệm. Thực tế này khiến giới khoa học rơi vào tình trạng “mù thông tin” đối với những biến đổi của virus SARS-CoV-2.

“Các dòng phụ BA.4 và BA.5 được xác định vì Nam Phi vẫn đang tiến hành giải trình tự gen – việc quan trọng mà nhiều quốc gia khác đã ngừng thực hiện. Ở nhiều quốc gia, chúng ta thậm chí mù tịt về cách thức biến đổi của loại virus này. Chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo", ông Tedros bày tỏ quan ngại.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/so-ca-covid-19-o-nam-phi-tang-tro-lai-vi-2-bien-the-phu-cua-...

Cà Mau: Tạm dừng Sở Chỉ huy và các Tiểu ban phòng, chống dịch COVID-19

Ngày 5/5, UBND tỉnh Cà Mau có Quyết định về việc tạm dừng hoạt động Sở Chỉ huy và các Tiểu ban phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh.

Theo Quyết định này, Chủ tịch tỉnh Cà Mau yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan rút lực lượng làm nhiệm vụ tại Sở Chỉ huy và các Tiểu ban phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Cà Mau về cơ quan, đơn vị. Nếu tình hình dịch có diễn biến phức tạp, Chủ tịch tỉnh sẽ cho kích hoạt lại ngay các lực lượng để tham gia Sở Chỉ huy.

Bên cạnh đó, Chủ tịch tỉnh cũng giao Sở Y tế chủ động phối hợp thực hiện các nhiệm vụ về phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới; tổng hợp, báo cáo định kỳ tình hình phòng chống dịch theo quy định. Thường xuyên cập nhật, theo dõi, dự báo diễn biến dịch bệnh trong và ngoài tỉnh để tham mưu, chỉ đạo kịp thời.

Ngoài ra, căn cứ Quyết định này, UBND cấp huyện, cấp xã chỉ đạo cho tạm dừng hoạt động của Trung tâm chỉ huy, Ban Chỉ huy cùng cấp; đồng thời chuẩn bị các điều kiện, khi cần thiết cho kích hoạt lại ngay hoạt động để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

Cùng ngày, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau còn có Quyết định giải thể Bệnh viện dã chiến số 1 tại khu điều trị dịch vụ 200 giường Bệnh viện Đa khoa Cà Mau.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/ca-mau-tam-dung-so-chi-huy-va-cac-tieu-ban-phong-chong-dich-...

Đức, Anh dẫn đầu thế giới về ca mắc mới và tử vong do COVID-19 trong 24 giờ

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến sáng 6/5 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 515.742.933 ca, trong đó có tổng cộng 6.271.607 người tử vong.

Các nước cũng ghi nhận trên 470 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 38 triệu ca và trên 40.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.

Ngày 5/5, thế giới có 82 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới và 48 nước có người tử vong vì căn bệnh này, giảm mạnh so với cách đây vài tuần. Trong 24 giờ qua, Đức là nước có số ca mắc mới cao nhất (với trên 87.000 ca), trong khi Vương quốc Anh là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với trên 430 ca.

Sau hơn 2 năm ứng phó, nhiều nước đang chủ động thích ứng tốt với làn sóng dịch mới này và đang đẩy nhanh quá trình trở lại cuộc sống trước đại dịch, coi COVID-19 như một loại bệnh lưu hành.

Tại Mỹ có thể triển khai việc tiêm nhắc lại vaccine ngừa COVID-19 mỗi năm và mũi tiêm này có thể tiến hành cùng với mũi tiêm vaccine phòng cúm mùa. Đây là kế hoạch dự kiến của Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA), theo đó việc triển khai tiêm đại trà vaccine ngừa COVID-19, cùng với miễn dịch do lây nhiễm tạo ra và hiệu quả của các phương pháp điều trị có thể làm giảm tác động của các đợt bùng phát dịch trong tương lai.

Theo thống kê của trang worldometers.info, đến hết ngày 5/5 các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 71 ca tử vong. Trong ngày 5/5, Thái Lan có số ca mắc mới (trên 9.000 ca) cao nhất khu vực, trong khi nước này cũng ghi nhận nhiều ca tử vong nhất (54 ca).

Dự báo thời gian tới dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến khó lường trên thế giới

Theo Bộ Y tế, tại nước ta, dịch bệnh vẫn được kiểm soát trên phạm vi cả nước, số ca mắc cộng đồng trung bình 4.000 ca mỗi ngày và tử vong trung bình dưới 3 ca mỗi ngày trong 7 ngày qua.

Dự báo thời gian tới dịch bệnh vẫn còn diễn biến khó lường trên thế giới, Tổ chức Y tế thế giới vẫn đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2 có thể xảy ra làm cho diễn biến dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại.

Các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục thực hiện hiệu quả, đồng bộ Nghị quyết số 38/NQ-CP về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19, Nghị quyết số 128/NQ-CP về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; Bám sát tình hình dịch bệnh, chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm đến tận cấp cơ sở; tiếp tục rà soát các quy định hiện hành để điều chỉnh kịp thời, triển khai thống nhất.

Nguồn: https://tienphong.vn/duc-anh-dan-dau-the-gioi-ve-ca-mac-moi-va-tu-vong-do-covid-19-tron...

Cả nước tăng thêm 4.305 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ

COVID-19 6/5: Phát hiện mới đáng quan ngại về biến thể virus SARS-CoV-2 - 3

Nguồn: https://tienphong.vn/ca-nuoc-tang-them-4-305-ca-mac-moi-covid-19-trong-24-gio-post14360...

Vì sao Bình Dương giải thể trạm y tế lưu động?

Ngày 6-5, tại hội nghị họp báo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 năm 2022 do UBND tỉnh Bình Dương tổ chức, đại diện Sở Y tế cho biết, sau khi tình hình dịch COVID-19 đang dần ổn đinh, ngành y tế đã tham mưu UBND tỉnh thành lập, chuyển đổi mô hình trạm y tế lưu động thành trạm y tế cố định để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân cho phù hợp trong tình hình mới.

Ông Huỳnh Minh Chín thông tin về giải thể trạm y tế lưu động.

Ông Huỳnh Minh Chín thông tin về giải thể trạm y tế lưu động.

Cụ thể, Sở Y tế đã đề xuất 3 phương án y tế cơ sở, thứ nhất là tăng biên chế cho trạm y tế xã, phường, thị trấn. Thứ hai là các xã, phường có quy mô dân số lớn (>50.000 dân), thành lập các cơ sở của trạm y tế để tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ. Cuối cùng là thành lập thêm trạm y tế xã, phường, thị trấn trên cơ sở đã có các trạm y tế cố định.

Theo ông Huỳnh Minh Chín, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương, sau khi tổ chức cuộc họp với một số đơn vị, về cơ bản tất cả đều thống nhất với phương án là tăng biên chế cho trạm y tế xã, phường, thị trấn. "Dự kiến sau ngày 30-6, các trạm y tế lưu động này sẽ giải thể"- ông Huỳnh Minh Chín nói.

Tại Bình Dương, 7 ngày qua chỉ ghi nhận 15 ca F0 nhập viện tại các cơ sở điều trị, giảm 51,6% so với tuần trước (tuần trước ghi nhận 31 ca nhập viện viện); số ca nặng thở máy là 11 ca, giảm 22,2% so với tuần trước (tuần trước có 9 ca); trong tuần không ghi nhận ca tử vong, đặc biệt trong 14 ngày qua không ghi nhận ca tử vong.

Nguồn: https://nld.com.vn/suc-khoe/vi-sao-binh-duong-giai-the-tram-y-te-luu-dong-2022050610220...

WHO công bố số ca tử vong vì COVID-19 cao gấp 3 lần trước đó

Theo báo cáo mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số người chết vì COVID-19 cao gần gấp 3 lần so với số liệu chính thức được công bố trước đó.

Cụ thể, số người thiệt mạng liên quan đến COVID-19 lên tới 14,9 triệu ca vào cuối năm 2021, theo WHO. Số ca tử vong chính thức liên quan đến COVID-19 từ tháng 1/2020 đến 12/2021 được WHO công bố trước đó là hơn 5,4 triệu.

Số liệu mới này của WHO phản ánh số người chết vì mắc COVID-19 cũng như những người không qua khỏi do hậu quả gián tiếp từ đại dịch, như những người không thể tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi hệ thống y tế quá tải.

Theo WHO, một trong những nguyên nhân khiến con số tử vong bị đẩy lên cao là do còn nhiều trường hợp bị bỏ sót ở nhiều nước. Ngay cả trong thời kỳ tiền đại dịch, 6/10 ca tử vong không được báo cáo.

COVID-19 6/5: Phát hiện mới đáng quan ngại về biến thể virus SARS-CoV-2 - 5

Ngoài ra, gần một nửa số ca tử vong bị bỏ sót đến nay được cho là ở Ấn Độ. Theo báo cáo của WHO, 4,7 triệu ca tử vong tại nước này do COVID-19 được ghi nhận trong đợt cao điểm dịch tháng 5 và 6/2021.

Chính phủ Ấn Độ đưa ra con số tử vong trong giai đoạn từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2021 thấp hơn nhiều: khoảng 480.000 ca.

Đội ngũ chuyên gia của WHO đã nghiên cứu dữ liệu trong nhiều tháng, sử dụng kết hợp thông tin chính thức chính phủ và địa phương công bố cũng như các mô hình thống kê, để ước tính tổng số ca tử vong. Chính phủ Ấn Độ từng lên tiếng phản đối phương pháp thống kê này.

Các đánh giá độc lập khác cũng đưa ra con số tử vong ở Ấn Độ cao hơn nhiều so với con số chính thức của chính phủ. Một báo cáo được công bố trên Tạp chí Science cho thấy ít nhất 3 triệu người đã chết vì COVID-19 tại nước này.

Nguồn: https://cand.com.vn/the-gioi-24h/who-cong-bo-so-ca-tu-vong-vi-covid-19-cao-gap-3-lan-tr...

Biến thể mới có thể xảy ra làm cho diễn biến dịch COVID-19 trở nên phức tạp

Hơn 1,3 triệu người mắc COVID-19 đang điều trị, giám sát

Theo thống kê của Bộ Y tế, ngày 5/5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.305 ca nhiễm mới (tăng 1.217 ca so với ngày trước đó) tại 56 tỉnh, thành phố, trong đó có 3.616 ca trong cộng đồng.

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 4.017 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.666.751 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 107.804 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.659.001 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.589.790), TP. Hồ Chí Minh (608.613), Nghệ An (482.205), Bắc Giang (385.459), Bình Dương (383.478).

WHO vẫn đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới có thể xảy ra làm cho diễn biến dịch COVID-19 trở nên phức tạp Ảnh: minh hoạ

WHO vẫn đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới có thể xảy ra làm cho diễn biến dịch COVID-19 trở nên phức tạp Ảnh: minh hoạ

Đến nay tổng số người mắc COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi là 9.314.420. Hiện đang điều trị, giám sát 1.309.284 trường hợp, trong đó có 480 trường hợp nặng đang điều trị gồm: Thở ô xy qua mặt nạ: 380; Thở ô xy dòng cao HFNC: 50; Thở máy không xâm lấn: 11; Thở máy xâm lấn: 37; ECMO: 2.

Dự báo thời gian tới dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến khó lường trên thế giới

Theo Bộ Y tế, tại nước ta, dịch bệnh vẫn được kiểm soát trên phạm vi cả nước, số ca mắc cộng đồng trung bình 4.000 ca mỗi ngày và tử vong trung bình dưới 3 ca mỗi ngày trong 7 ngày qua. 

Dự báo thời gian tới dịch bệnh vẫn còn diễn biến khó lường trên thế giới, Tổ chức Y tế thế giới vẫn đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2 có thể xảy ra làm cho diễn biến dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại. 

Các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục thực hiện hiệu quả, đồng bộ Nghị quyết số 38/NQ-CP về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19, Nghị quyết số 128/NQ-CP về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; Bám sát tình hình dịch bệnh, chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm đến tận cấp cơ sở; tiếp tục rà soát các quy định hiện hành để điều chỉnh kịp thời, triển khai thống nhất. 

TP HCM đang điều trị 365 bệnh nhân COVID-19  

Thông tin tại buổi họp báo định kỳ về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP HCM cho biết: Hiện TP HCM đang điều trị 365 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 26 trẻ em dưới 16 tuổi. 

Thông tin tại buổi họp báo cũng cho hay, TP HCM giữ lại Bệnh viện dã chiến số 13 vì vẫn phải sẵn sàng cho trường hợp F0 tăng cao trở lại. Bên cạnh đó, bệnh viện này do Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới phụ trách, đây cũng là bệnh viện tuyến cuối của  thành phố.

Tất cả các bệnh viện trên địa bàn TP HCM đều thực hiện đồng thời 2 chức năng: thực hiện công tác khám, chữa bệnh thông thường; thành lập khoa, đơn vị điều trị COVID-19 để điều trị người mắc COVID-19 đồng thời với bệnh lý cấp, mạn tính hoặc bệnh lý nền kèm theo.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/sang-6-5-bien-the-moi-co-the-xay-ra-lam-cho-dien-bien-dich-co...

Nộp giấy chứng nhận hưởng BHXH, F0 sau bao lâu nhận tiền hỗ trợ?
SKĐS - Sau khi kết thúc quá trình điều trị COVID-19, người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được chi trả quyền lợi nếu đủ điều kiện và hồ sơ hợp lệ.

Dịch COVID-19

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h