COVID-19 8/12: Địa phương một ngày có 119 ca cộng đồng lịch trình phức tạp, nguy cơ lây nhiễm cao

H.A - Ngày 08/12/2021 12:14 PM (GMT+7)

119/141 ca COVID-19 trong ngày của Tp.Đà Nẵng có khả năng lây lan cho cộng đồng.

9 diễn biến

Đà Nẵng ghi nhận 119 ca Covid-19 có khả năng lây lan cho cộng đồng

Ngày 7/12, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tp. Đà Nẵng thông tin, trong ngày địa phương ghi nhận 141 ca nhiễm Covid-19. Tất cả những số ca bệnh này xuất hiện ở 6/7 quận, huyện Tp.Đà Nẵng, trừ quận Ngũ Hành Sơn.

Phân theo nguy cơ lây lan, trong 141 ca này có 119 ca có khả năng lây lan cho cộng đồng, còn lại 22 ca ít khả năng lây lan. 

Phân theo tình trạng khi phát hiện thì trong 141 ca Covid-19 ngày 7/12 của Tp.Đà Nẵng có 4 ca đã cách ly tập trung, 66 ca đã cách ly tại nhà, và 71 ca cộng đồng. 

Cụ thể hơn, 4 ca bệnh đã cách ly tập trung là các F1 đều đã có xét nghiệm Sars-Cov-2 âm tính trước đó.

Tiếp đến, 66 ca bệnh cách ly tại nhà trong ngày của Đà Nẵng bao gồm 2 ca về từ ngoại tỉnh và 64 ca là các F1.

Lực lượng chức năng Tp.Đà Nẵng khẩn trương triển khai công tác phòng chống dịch Covid-19 ở các khu vực xuất hiện dịch tễ.

Lực lượng chức năng Tp.Đà Nẵng khẩn trương triển khai công tác phòng chống dịch Covid-19 ở các khu vực xuất hiện dịch tễ.

Cuối cùng, 71 ca bệnh chưa cách ly xuất hiện ngày 7/12 ở Tp.Đà Nẵng là các trường hợp đến khám bệnh tại cơ sở y tế rồi xét nghiệm phát hiện hoặc là các trường hợp các triệu chứng tự đến cơ sở y tế xét nghiệm Sars-Cov-2. Cụ thể: 

2 ca đi khám bệnh tại bệnh viện Ung bướu,

1 ca là bệnh nhân đến khám tại TTYT Hòa Vang,

3 ca đến khám bệnh tại TTYT Sơn Trà,

4 ca đến Phòng khám Y Đức xét nghiệm,

4 ca đến Phòng khám Ân Đức xét nghiệm (1 ca có đi chợ Hòa Khánh, 1 ca là công nhân Công ty PIVINA, 2 ca là công nhân Công ty Matrix), 

27 ca lấy mẫu đại diện hộ gia đình phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu,

1 ca làm khu công nghiệp An Đồn có triệu chứng được Viện 199 lấy mẫu xét nghiệm tại công ty,

1 ca về từ tỉnh Quảng Nam đã đến Viện 199 xét nghiệm,

4 ca đến TTYT Liên Chiểu xét nghiệm, trong đó 1 ca buôn bán chợ Hoà Khánh,

1 ca được trạm y tế phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu lấy mẫu tại nhà,

1 ca ở phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu buôn bán chợ Hòa Khánh,

5 ca tự test nhanh dương tính tại nhà,

3 ca đến Bệnh viện Hoàn Mỹ xét nghiệm,

1 ca đến Phòng khám Thiện Nhân xét nghiệm,

2 ca đến khám tại Bệnh viện Đà Nẵng xét nghiệm, trong đó 1 ca làm công ty Matrix,

1 ca là tiểu thương chợ Hoà Khánh, 

3 ca đến khám tại Bệnh viện Mắt,

1 ca đến Phòng khám Hòa Khánh xét nghiệm,

4 ca lấy mẫu ở công nhân Công ty Thuận Phước,

1 ca lấy mẫu ở Công Ty Hanvi Vina,

1 ca đến khám bệnh tại Bệnh viện Phụ sản Nhi.

Như vậy, cộng dồn từ ngày 16/10, Tp.Đà Nẵng ghi nhận 1.838 ca mắc Covid-19, con số này tính từ ngày 3/5 là 6.776 ca. Hiện nay, toàn thành phố này có 224 điểm đang phong tỏa cứng theo các của UBND quận, huyện.

Để tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tp.Đà Nẵng đề nghị tăng cường thực hiện kiểm soát người về từ vùng dịch theo đúng quy định tại Công văn số 7257/UBND-SYT ngày 27/10/2021 của UBND Đà Nẵng.

Đặc biệt là thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại khu vực phát hiện ca bệnh mới. Rà soát các trường hợp F1, F2 để áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Tăng cường thực hiện nghiêm công tác phân luồng, xét nghiệm sàng lọc các trường hợp có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/da-nang-ghi-nhan-119-ca-covid-19-co-kha-nang-lay-lan-cho-con...

Hà Nội phân bổ 6.000 túi thuốc điều trị F0 tại nhà

Ngày 7/12, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng ký ban hành công văn khẩn phân bổ thuốc điều trị tại nhà đối với người mắc Covid-19. Theo đó, ở lần 1 này, 6.000 túi thuốc nói trên sẽ phân bổ cho 30 quận/huyện/thị xã của thành phố, tương ứng mỗi địa phương nhận 200 túi. Mỗi túi thuốc gồm hai loại: Thuốc hạ sốt (Paracetamol 500mg) và vitamin C 500mg.

Cơ sở điều trị Covid-19 nhẹ, không triệu chứng tại Phòng khám đa khoa Minh Phú, huyện Sóc Sơn cũng đã bắt đầu đi vào hoạt động khoảng hơn 1 tuần. Ảnh: Nguyễn Chương

Cơ sở điều trị Covid-19 nhẹ, không triệu chứng tại Phòng khám đa khoa Minh Phú, huyện Sóc Sơn cũng đã bắt đầu đi vào hoạt động khoảng hơn 1 tuần. Ảnh: Nguyễn Chương

Số túi thuốc điều trị F0 tại nhà này do các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược tham gia ủng hộ. Sở Y tế Hà Nội đề nghị các đơn vị khẩn trương liên hệ với Phòng Nghiệp vụ Dược – Sở Y tế để tiếp nhận số lượng thuốc được phân bổ như quy định; Tiếp nhận, bảo quản, quản lý, cấp phát thuốc an toàn, hiệu quả, đúng đối tượng và đúng các quy định chuyên môn hiện hành.

Trước đó, Sở Y tế Hà Nội cũng ban hành hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị Covid-19 tại nhà cho người trên 18 tuổi. Theo đó, thuốc điều trị gồm 3 nhóm: 

Nhóm A là những thuốc thông dụng, bao gồm: Thuốc hạ sốt và thuốc nâng cao thể trạng. Paracetamol 500mg uống 1 viên khi sốt trên 38,5 độ C, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ (nếu vẫn còn sốt). Ngoài ra, uống vitamin tổng hợp: Uống 1 viên lần/ngày; vitamin C uống sáng 1 viên, tối 1 viên.

Nhóm B là thuốc kháng viêm và thuốc chống đông chỉ sử dụng trong tình huống đặc biệt. Người bệnh khi cảm thấy khó thở (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi > 20 lần/phút hoặc đo SpO2 <96%) phải liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ. Bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh, nếu có chỉ định nhập viện, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng 1 liều duy nhất trước khi chuyển viện. 

Dexamethasone 0,5mg x 12 viên uống 1 lần, (12 viên tương đương 06 mg) hoặc Methylprednisolone 16mg x 1 viên uống; Rivaroxaban 10mg x 1 viên uống hoặc Apixaban 2,5 mg x 1 viên uống hoặc Dabigatran 220mg x 1 viên uống.

Sở Y tế Hà Nội cũng lưu ý, không sử dụng các thuốc nhóm B cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú, người có mắc một trong những bệnh như: Viêm loét dạ dày tá tràng, suy gan, suy thận, các bệnh lý dễ gây chảy máu đường tiêu hóa, đường tiết niệu và các bệnh lý dễ gây chảy máu khác. 

Nhóm C là thuốc kháng virus, gồm: Molnupiravir viên 200mg hoặc viên 400mg, ngày uống 2 lần và uống 5 ngày liên tục hoặc Favipiravir viên 200mg, uống từ 7-14 ngày. Tương tự với nhóm thuốc B, Sở Y tế Hà Nội quy định không dùng nhóm thuốc C cho phụ nữ mang thai hoặc có kế hoạch có thai, cho con bú.

Chiều tối ngày 7/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội thông tin ghi nhận thêm 600 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 202 ca ngoài cộng đồng, 236 trường hợp trong khu cách ly và 162 ca khu phong tỏa. Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021): 14.546 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 5.604 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 8.942 ca.

Nguồn: https://danviet.vn/ha-noi-phan-bo-6000-tui-thuoc-dieu-tri-f0-tai-nha-20211207213953585....

Đồng Nai: Trẻ em dương tính với SARS-CoV-2 có triệu chứng nặng tăng

Ngày 7/12, trao đổi với báo Dân Việt, bà Lê Nguyễn Đa Hà, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, từ đầu tháng 12 đến nay, số lượng trẻ em nhập viện điều trị Covid-19 ngày càng tăng nhanh. 

Trung bình mỗi ngày, số bệnh nhi điều trị Covid-19 tại bệnh viện dao động từ 250 - 300 em. Trong số này có đến 5% diễn tiến nặng (trước đây khoảng 3%), 1% nguy kịch và có một số em đã không qua khỏi do bệnh trở nặng quá nhanh.

Tiêm vaccine cho học sinh lớp 11-12 tại TP.HCM ngày 29/10. (Ảnh HCDC)

Tiêm vaccine cho học sinh lớp 11-12 tại TP.HCM ngày 29/10. (Ảnh HCDC)

Trong khi đó, lãnh đạo Sở Y tế Đồng Nai cho biết, trong đợt dịch thứ 4, Đồng Nai đã có khoảng 14.000 trẻ em dương tính với SARS-CoV-2 và có 3 trẻ em đã tử vong vì Covid-19 do bệnh trở nặng. Nhiều bệnh nhi khác hiện cũng đang phải thở máy, lọc máu… 

Theo đó, để tập trung nguồn lực điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, Sở Y tế đã giải thể Bệnh viện dã chiến số 4 đặt tại huyện Vĩnh Cửu nên từ thời điểm này Trung tâm y tế các huyện, thành phố sẽ có nhân lực để sẵn sàng tiếp nhận điều trị cho các bệnh nhi mắc Covid-19.

“Chúng tôi đã yêu cầu các đơn vị triển khai kế hoạch đáp ứng oxy cho các tầng điều trị, đảm bảo đủ oxy phục vụ người bệnh tại các tầng, góp phần giảm tỷ lệ tử vong do Covid-19. Đồng thời, chủ động sắp xếp, bố trí nguồn lực trong điều kiện không có nhân lực hỗ trợ ngoài tỉnh. Chú trọng công tác đào tạo, đào tạo lại để đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng khi tình hình dịch bệnh tăng cao”, ông Lê Quang Trung, Phó giám đốc Sở Y tế Đồng Nai cho hay.

Cũng theo ông Trung, ngoài số lượng bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai thì hiện nay đa số trẻ em đều được phụ huynh cho test nhanh tại nhà, phát hiện bệnh và tự mua thuốc uống, điều trị tại nhà. 

Đa số trẻ em tự điều trị ở nhà đều có biểu hiện bệnh nhẹ nên chỉ từ 3 - 5 ngày uống thuốc, theo dõi sức khỏe sẽ cho kết quả âm tính trở lại. Khi bị bệnh nhẹ, đa số các cháu đều ăn uống, vui chơi, sinh hoạt bình thường.

Nguồn: https://danviet.vn/dong-nai-tre-em-duong-tinh-voi-sars-cov-2-trieu-chung-nang-tang-cao-...

Tràn lan mua bán thuốc điều trị Covid-19 ở TP.HCM: Bộ Y tế nói gì?

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế TP.HCM yêu cầu tăng cường kiểm tra, xác minh việc mua bán thuốc điều trị Covid-19 đang thử nghiệm lâm sàng, thuốc chưa được cấp phép lưu hành trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến.

Quảng cáo bán thuốc điều trị Covid-19 trên MXH

Quảng cáo bán thuốc điều trị Covid-19 trên MXH

Để bảo đảm an toàn cho người sử dụng, thực hiện nghiêm Luật Dược 2016 và chấn chỉnh tình trạng vi phạm pháp luật trong thử nghiệm, lưu hành thuốc điều trị Covid-19, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế TP.HCM chỉ đạo Thanh tra Sở Y tế phối hợp với các đơn vị chức năng trên địa bàn khẩn trương kiểm tra việc phân phối, cấp phát, sử dụng thuốc điều trị Molnupiravir đang được thử nghiệm lâm sàng tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

Bộ Y tế cũng yêu cầu, đơn vị xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tránh thất thoát, thẩm lậu thuốc ra ngoài thị trường. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu hình sự, chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định.

Bên cạnh đó, Sở Y tế TP.HCM tham mưu cấp có thẩm quyền, phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn thành phố như Ban chỉ đạo 389 thành phố, Công an thành phố và các cơ quan chức năng khác kiểm tra, xác minh việc đăng tải các thông tin liên quan đến mua, bán thuốc điều trị Covid-19 đang thử nghiệm lâm sàng và thuốc không có nguồn gốc, xuất xứ thông qua mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến khác, xử lý nghiêm để răn đe các trường hợp vi phạm.

Sở Y tế TP.HCM cần rà soát, kiểm tra tình trạng thiếu hụt “túi thuốc C” tại các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19. Nếu có tình trạng thiếu hụt, Sở Y tế chủ động có giải pháp giải quyết tình trạng thiếu hụt để kịp thời cung ứng đầy đủ thuốc cho bệnh nhân F0.

Được biết trong thời gian vừa qua, tình trạng rao mua bán thuốc điều trị Covid-19 tràn lan với lời quảng cáo thuốc được tuồn từ bệnh viện ra hoặc thuốc ngoại xách tay về Việt Na,.

Trước đó, Sở Y tế TP.HCM cũng đã cảnh báo về tình trạng nhiều người chào bán các loại thuốc kháng virus không rõ nguồn gốc, xuất xứ với giá cao vì lợi dụng tâm lý lo lắng và nhu cầu dự trữ thuốc điều trị Covid-19. Việc kinh doanh trái phép các loại thuốc chưa được cấp giấy phép lưu hành có thể dẫn đến nguy cơ về sức khoẻ như bệnh trở nặng hoặc biến chứng do dùng thuốc giả, dùng thuốc không đúng chỉ định, dùng thuốc cho các đối tượng chống chỉ định hoặc không theo dõi tác dụng phụ.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/tran-lan-mua-ban-thuoc-dieu-tri-covid-19-o-tphcm-bo-y-te-no...

Hà Nội: Nhiều bệnh nhân Covid-19 vượt tuyến nhập viện, lo ngại lây lan dịch

Bệnh nhân Covid-19 tự động vượt tuyến

Theo BSCKII. Nguyễn Thu Hường, Trưởng Đơn nguyên Phòng, chống dịch Covid-19, BV Thanh Nhàn (Hà Nội), hôm qua, tại đây tiếp nhận khoảng 20 trường hợp người dân tự test nhanh có kết quả dương tính rồi tự ý di chuyển tới bệnh viện. Việc bệnh nhân đến các cơ sở y tế không đúng phân tầng (BV Thanh Nhàn được phân điều trị tầng 2-3) sẽ ảnh hưởng đến công tác điều trị, không những thế còn có nguy cơ lây lan dịch ra cộng đồng.

BV Thanh Nhàn tiếp nhận điều trị bệnh nhân Covid-19 phân tầng 2-3

BV Thanh Nhàn tiếp nhận điều trị bệnh nhân Covid-19 phân tầng 2-3

Được biết, mỗi ngày đơn vị này tiếp nhận từ 20 - 30 ca, trong đó có khoảng 15% bệnh nhân ở phân tầng 3. Các ca nặng này chủ yếu là người cao tuổi, một số ca phải thở máy, mắc Covid-19 trên nền tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, chưa tiêm vaccine. Hiện không có bệnh nhân chạy ECMO.

Chia sẻ với Báo Giao thông, TS. Nguyễn Văn Thường, Giám đốc BV ĐK Đức Giang (Hà Nội) cho biết, bệnh viện cũng thường tiếp nhận các bệnh nhân tự xét nghiệm nhanh phát hiện dương tính và tự tìm đến bệnh viện. Điều cần cảnh báo là quá trình bệnh nhân đi từ nhà đến bệnh viện mang nguy cơ cao gây lây dịch ra cộng đồng.

Theo khuyến cáo của ông Thường, với các trường hợp xét nghiệm dương tính cần bình tĩnh tự cách ly tại nhà, báo cơ sở y tế địa phương, tuyệt đối không nên tự ý di chuyển nhập viện khi không có dấu hiệu gì bất thường về sức khỏe.

"Hà Nội có đủ khả năng bố trí khoảng 12 nghìn giường điều trị Covid-19, trong khi hiện nay con số điều trị khoảng 5 nghìn bệnh nhân, do vậy, người dân cần bình tĩnh hợp tác cùng với chính quyền và ngành y tế. Nhất là khi Hà Nội đang triển khai việc cách ly, điều trị tại nhà với bệnh nhân Covid-19 thể nhẹ hoặc không có triệu chứng", ông Thường nhấn mạnh.

Tính đến hết ngày 5/12, Hà Nội đang điều trị cho 5.510 bệnh nhân Covid-19 tại các tầng. Trong đó, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương tiếp nhận điều trị 65 ca, BV Điều trị người bệnh Covid-19 BV Đại học Y Hà Nội (Hoàng Mai) điều trị 114 ca.

16 BV thuộc Hà Nội gồm: BV Đa khoa Đức Giang có 142 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị; BV Thanh Nhàn có 106 bệnh nhân; BV Đa khoa Hà Đông có 109 ca; BV Đa khoa Sơn Tây có 60 ca; BV Bắc Thăng Long có 55; BV Đa khoa Gia Lâm có 33; BV Đa khoa Mê Linh có 144; BV Tâm thần Hà Nội có 8...

Ngoài ra, Cơ sở điều trị KTX Phenikaa có 547 bệnh nhân; Cơ sở điều trị Đền Lừ III có 882 bệnh nhân; Cơ sở điều trị Thượng Thanh có 798; Cơ sở điều trị Pháp Vân - Tứ Hiệp có 1.287.

Hiện, có 474 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại các trạm Y tế lưu động thuộc 8 huyện ngoại thành và 2 quận (Thanh Xuân, Long Biên) của Hà Nội.

Hà Nội đã điều trị khỏi cho gần 7.600 bệnh nhân. 137 bệnh nhân phải chuyển tầng điều trị, 49 bệnh nhân có địa chỉ ở Hà Nội đã tử vong.

Hà Nội phân tầng điều trị bệnh nhân Covid-19 ra sao?

Theo phương án thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19 của Hà Nội, phân 3 tầng, cụ thể: Tầng 1, Trạm Y tế lưu động, Trạm Y tế cố định, các Phòng khám đa khoa, Cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 điều trị người bệnh triệu chứng nhẹ và không triệu chứng;

Tầng 2, bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện chuyên khoa tuyến Thành phố điều trị người bệnh mức độ vừa; chuẩn bị sẵn sàng cơ số giường bệnh hồi sức tích cực để điều trị bệnh nhân nặng khi có diễn biến chuyển độ.

Tầng 3, các bệnh viện đa khoa tuyến Thành phố, bệnh viện hạng I, bệnh viện tuyến trung ương trên địa bàn điều trị người bệnh nặng và nguy kịch.

Trong kịch bản ứng phó đã được xây dựng, nếu thành phố ghi nhận 10.000 ca nhiễm, tầng một tăng lên 9.200 giường; tầng 2 có 600 giường; tầng 3 là 200 giường; với kịch bản 40.000 ca nhiễm, các tầng điều trị lần lượt tăng số giường lên 36.800, 2.400 và 800.

Trường hợp ca nhiễm lên 100.000, thành phố chuẩn bị tổng cộng 92.000 giường ở tầng một (22.100 giường tại các cơ sở thu dung, điều trị và 69.900 giường tại các trạm y tế lưu động thuộc quận, huyện, thị xã); 6.000 giường ở tầng 2 và 2.000 giường ở tầng 3.

Hà Nội đã chuyển hướng, cho phép F1 và F0 thể nhẹ, không triệu chứng đủ điều kiện được cách ly và tự điều trị tại nhà.

Quy định cơ sở vật chất để cách ly F1 và điều trị F0 tại nhà cơ bản giống nhau. Qua rà soát bước đầu có khoảng 780.000 hộ gia đình đủ điều kiện cách ly F1 tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Mỗi F0 điều trị tại nhà sẽ cài App để mỗi ngày hai lần điền thông tin chỉ số sức khỏe bản thân; phần mềm được kết nối với trung tâm điều hành để nhân viên y tế theo dõi, kịp thời chuyển tầng điều trị nếu F0 có dấu hiệu bất thường.

Các tổ Covid cộng đồng, tổ chức đoàn thể như thanh niên, cựu chiến binh, phụ nữ... cùng theo dõi, giám sát F0 tại nhà qua hệ thống công nghệ thông tin.

Những trường hợp F0 thể nhẹ song không đủ điều kiện điều trị tại nhà, sẽ được chuyển đến tuyến y tế cơ sở, trạm y tế lưu động ở xã, phường, thị trấn. Các xã, phường, thị trấn được yêu cầu thiết lập bình quân mỗi đơn vị một trạm y tế lưu động có ít nhất 150 giường bệnh. Toàn thành phố với 579 đơn vị hành chính phường, xã, thị trấn, tổng số giường bệnh hơn 86.000.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/ha-noi-nhieu-benh-nhan-covid-19-vuot-tuyen-nhap-vien-lo-nga...

KHẨN: Hà Nội tìm người đến Starbucks phố Nhà Thờ, quán ăn phố cổ, chợ, cửa hàng quần áo từ 22/11-6/12

Cụ thể, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 quận Hoàn Kiếm thông báo khẩn, tìm người đến các địa điểm sau:- Quán bún mọc tại 19 phố Nguyễn Thiện Thuật từ ngày 22/11 đến 2/12.

- Chợ bát phố Gầm Cầu từ ngày 28/11 đến 2/12.

- Quán bún riêu Xiên tại 17 – 19 phố Gầm Cầu từ ngày 22/11 đến 3/12.

- Cửa hàng quần áo 76 phố Hàng Đường từ ngày 1/12 đến 6/12.

- Quán chả cá Thăng Long tại số 6B phố Đường Thành từ 14h đến 15h ngày 5/12.

- Quán cà phê Starbucks ở phố Nhà Thờ từ 15h30 đến 16h ngày 5/12.

Người đã đến các địa điểm và thời gian trên được khuyến cáo tự cách ly tại nhà/nơi lưu trú và liên hệ ngay với Trạm Y tế, Trung tâm Y tế trên địa bàn hoặc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội: 0241022 (nhánh 2) / 0969.082.115 /0949.396.115 để được hướng dẫn và tư vấn.

Chiều 7/12, Hà Nội ghi nhận 600 ca mắc COVID-19 mới, trong đó 202 ca ngoài cộng đồng, 236 ca trong khu cách ly và 162 tại khu phong tỏa.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội khuyến cáo: Tất cả người dân trên địa bàn Hà Nội, khi có một trong các biểu hiện như: sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác, cần liên hệ ngay với trạm y tế phường, xã nơi lưu trú để được hướng dẫn và làm xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí, nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh COVID-19.

Cộng dồn số ca mắc trong đợt dịch thứ 4 (ngày 29/4) đến nay, Hà Nội có tổng 14.546 ca mắc, trong đó 5.604 ca cộng đồng và 8.942 người đã được cách ly.

Hà Nội cũng cho phép các quận, huyện, thị xã căn cứ cấp độ dịch tại xã, phường, thị trấn, có thể hạn chế hoặc dừng hoạt động các dịch vụ không thiết yếu (như các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, các hoạt động, sự kiện tập trung đông người...).

Nguồn: https://giadinh.net.vn/khan-ha-noi-tim-nguoi-den-starbucks-pho-nha-tho-quan-an-pho-co-c...

Tp.HCM chính thức hoãn kế hoạch đưa học sinh lớp 1 và trẻ 5 tuổi đến trường

VTC News đưa tin, Ngày 8/12, UBND Tp.HCM ban hành văn bản khẩn về việc tổ chức dạy học trực tiếp của các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố.

Theo đó, xét đề nghị của Sở GD&ĐT Tp.HCM tại tờ trình số 3535 ngày 7/12, UBND Tp.HCM quyết định tạm thời chưa tổ chức dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục cho trẻ 5 tuổi và học sinh lớp 1 cho đến khi có thông báo mới.

COVID-19 8/12: Địa phương một ngày có 119 ca cộng đồng lịch trình phức tạp, nguy cơ lây nhiễm cao - 6

Từ 13/12, chỉ thí điểm tổ chức dạy học trực tiếp cho khối lớp 9, lớp 12 đối với cơ sở giáo dục đủ điều kiện an toàn phòng, chống dịch Covid-19 và đã được Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Thủ Đức, các quận, huyện kiểm tra, thẩm định và phê duyệt kế hoạch, phương án phòng, chống dịch tại đơn vị.

Sau thời gian thí điểm việc tổ chức học tập trực tiếp đối với học sinh lớp 9, lớp 12, Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Y tế, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Tp.Thủ Đức, các quận, huyện tổng kết, rút kinh nghiệm, tham mưu UBND Tp.HCM xem xét, quyết định việc tiếp tục, mở rộng dần đối tượng hoặc tổ chức dạy học trực tiếp toàn thành phố.

Liên quan đến việc này, theo báo Người lao động, Bí thư Thành ủy Tp.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết qua khảo sát ý kiến cho thấy nhiều gia đình không đồng ý cho con đến trường. Các gia đình thấy không yên tâm thì phải tôn trọng ý kiến phụ huynh, không cần gượng ép.

"Tôi đã hội ý với các lãnh đạo Tp.HCM và có ý kiến cần phải trì hoãn kế hoạch này, bởi không ai bắt buộc mình phải thực hiện. Mặc dù kế hoạch Tp.HCM đưa ra là vậy nhưng tình hình đang diễn biến không như mong muốn thì nên trì hoãn"- ông Nguyễn Văn Nên nói.

Bí thư Thành ủy Tp.HCM cho rằng dù đã lên kế hoạch nhưng cần tùy vào tình hình diễn biến để có quyết định phù hợp, chứ không nên cứng nhắc. Bởi theo ông, ý kiến người dân là rất quan trọng và cần nhìn thấy sự không yên tâm của phụ huynh.

"Gia đình nào cũng vậy, có con cho đi học nên cũng có tâm trạng lo sợ, trong khi mình chưa tiêm vắc-xin cho các cháu thì sự lo lắng là đúng"- Bí thư Thành ủy Tp.HCM chia sẻ và khẳng định quan điểm là xem xét hoãn.

Trước đó, ngày 30/11, UBND Tp.HCM ban hành kế hoạch 3997 về việc tổ chức dạy học trực tiếp trên địa bàn thành phố, theo đó, khối lớp 1, 9 và 12 đi học trực tiếp từ ngày 13/12.

Tuy nhiên, sau khi công bố kế hoạch, các trường lấy ý kiến đồng thuận của phụ huynh. Trong đó, khối lớp 9 và 12 nhận được sự đồng thuận cao, nhưng khối 1 chỉ gần 30% phụ huynh đồng ý, tỷ lệ rất thấp. Do đó, Sở đề xuất chưa cho trẻ lớp 1 và mầm non 5 tuổi đến trường.

Cụ thể, 565 trường tiểu học ở Tp.HCM đã khảo sát ý kiến phụ huynh về việc cho trẻ đi học lại từ 13/12. Tổng số học sinh lớp 1 là hơn 131.200 em. Số người tham gia khảo sát là hơn 121.700 người. Hơn 70% (khoảng 85.400 phụ huynh) không đồng thuận cho con đi học trực tiếp.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/tphcm-chinh-thuc-hoan-ke-hoach-dua-hoc-sinh-lop-1-den-truong...

Gia Lai: Ghi nhận 180 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2

Ngày 8/12, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh Gia Lai thông tin, tính từ ngày 7/12 đến 10h ngày 8/12, tỉnh Gia Lai lấy mẫu xét nghiệm cho 3.503 người, trong đó 86 mẫu nghi ngờ của 271 người đang xét nghiệm lại; ghi nhận 180 trường hợp dương tính mới với SARS-CoV-2.

Như vậy, tính từ ngày 26/4, đến 10h ngày 8/12, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 4.605 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 (có 10 ca tử vong). Riêng số trường hợp đi từ vùng dịch về từ ngày 1/10 đến ngày 8/12 phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 là 1.536 ca (1.400 ca dương tính và 136 ca tái dương tính).

Theo Ban Chỉ đạo, hiện nay, có 1.861 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 đang điều trị tại Bệnh viện dã chiến, Khoa Nhiệt đới Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện 331, Bệnh viện Lao phổi, bệnh viện Y học cổ truyền Phục hồi chức năng và Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố tại tỉnh Gia Lai.

Từ 8h ngày 7/11, đến 6h ngày 8/12, tại các cơ sở cách ly do quân đội quản lý tiếp nhận 173 công dân, hiện có 2.494 công dân đang cách ly tập trung tại 17 cơ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai (trong đó có 4 phụ nữ mang thai, 464 trẻ em). Trong ngày 8/12, sẽ có 194 công dân hoàn thành cách ly tập trung, trở về địa phương tiếp tục theo dõi sức khỏe tại  nơi cư trú.

Tính đến hết ngày 7/12, tỉnh Gia Lai chi trả cho các đối tượng theo quy định với tổng kinh phí là 172.417.266.893 đồng.

Tỉnh Gia Lai đã và đang rất khẩn trương, quyết liệt thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Đề nghị người dân hạn chế ra ngoài tỉnh nếu không thật sự cần thiết; khi phát hiện người đi từ vùng dịch về, người nhập cảnh vào địa phương... phải kịp thời thông báo cho chính quyền để kiểm tra.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/gia-lai-ghi-nhan-180-truong-hop-duong-tinh-voi-sars-cov-2-a5...

Ca nhiễm cộng đồng ở thành phố Cà Mau tăng cao, Bí thư tỉnh chỉ đạo "nóng"

Hiện nay, số lượng ca mắc mới của TP Cà Mau rất nhiều, đặc biệt là số ca mắc trong cộng đồng. Cụ thể, trong 10 ngày qua, TP Cà Mau có 2.137 ca mắc mới; trong đó có 1.250 ca trong cộng đồng, chiếm tỷ lệ hơn 58%.

Trước thực tế trên, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải thống nhất, áp dụng mức độ dịch cấp 3 cho toàn TP Cà Mau (từ 0h ngày 9/12/2021) để vừa tạo điều kiện phục hồi kinh tế, vừa phòng, chống dịch an toàn.

Một góc TP Cà Mau.

Một góc TP Cà Mau.

Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cũng yêu cầu các cấp, các ngành và TP Cà Mau tăng cường quyết liệt, chặt chẽ việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định công tác tuyên truyền, tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm...

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP Cà Mau rà soát, điều chỉnh việc phân công cán bộ lãnh đạo phụ trách chỉ đạo các địa bàn, trong đó lưu ý phân công những cán bộ lãnh đạo có năng lực tốt đối với những địa bàn phức tạp.

Bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND TP Cà Mau chịu trách nhiệm trước Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố.

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trụ sở trên địa bàn TP Cà Mau xây dựng phương án và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện công tác phòng, chống dịch tại cơ quan, đơn vị (trong đó lưu ý việc giảm số người làm việc, chỉ làm việc tại cơ quan tối đa 50%).

Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan và TP Cà Mau tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp tăng cường hơn nữa các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

Xét nghiệm định kỳ (tăng tần suất và số lượng người xét nghiệm); tuyên truyền, vận động sản xuất theo mô hình “1 cung đường, 2 điểm đến” hoặc “3 tại chỗ”; giảm số lượng các tiểu thương và mặt hàng kinh doanh tại các chợ, siêu thị trên địa bàn thành phố; có giải pháp quản lý số người ra vào chợ, tránh tình trạng tập trung đông người và thực hiện tiêu độc, khử trùng định kỳ.

Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cũng giao Sở GTVT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn các doanh nghiệp vận tải thực hiện nghiêm quy định về giảm số lượng hành khách, phù hợp với các cấp độ dịch bệnh.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/ca-nhiem-cong-dong-o-thanh-pho-ca-mau-tang-cao-bi-thu-tinh-...

COVID-19 7/12: 210 học sinh mắc COVID-19, một địa phương hỏa tốc dừng tới trường
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, từ 6/12, khoảng 80.000 học sinh của huyện Thủy Nguyên cũng dừng đến trường để đảm bảo yêu cầu phòng...

Dịch COVID-19

H.A (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19