COVID-19: Một trường tiểu học thành ổ dịch, nhiều ca cộng đồng, địa phương kêu gọi người dân test nhanh

H.A - Ngày 06/01/2022 12:14 PM (GMT+7)

Tình hình dịch COVID-19 tại Ninh Bình hiện đang có diễn biến hết sức phức tạp. Trên địa bàn đã xuất hiện các ổ dịch tại cộng đồng (trong trường học, công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh...) ở tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh.

8 diễn biến

Ninh Bình: Số ca mắc liên tục tăng, xuất hiện nhiều ổ dịch mới

Theo báo cáo của Sở Y tế, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình vừa ghi nhận thêm 2 ổ dịch mới và 102 ca bệnh được ghi nhận. Trong đó, 2 ổ dịch mới là ổ dịch liên quan đến trường Tiểu học Lý Tự Trọng (thành phố Ninh Bình), ghi nhận 9 ca bệnh và ổ dịch liên quan đến Công ty Regris (huyện Nho Quan), ghi nhận 6 ca bệnh.

Theo Sở Y tế tỉnh Ninh Bình, hiện trên địa bàn tỉnh đang có 3 xã có số ca bệnh COVID-19 ghi nhận nhiều trong cộng đồng, thuộc vùng dịch cấp độ 4, đã thực hiện thiết lập cách ly y tế. Đó là ổ dịch xã Kim Đông (huyện Kim Sơn), với 161 ca bệnh; ổ dịch xã Khánh Thịnh (huyện Yên Mô) ghi nhận 104 ca bệnh và ổ dịch liên quan đến xã Yên Nhân (huyện Yên Mô), đã ghi nhận gần 100 ca bệnh.

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn  tiếp tục có những diễn biến phức tạp, nguy cơ xuất hiện thêm nhiều ca bệnh và ổ dịch trong cộng đồng, ngành y tế tỉnh Ninh Bình khuyến khích người dân tự thực hiện test nhanh COVID-19 tại nhà nhằm phát hiện sớm các ca F0 trong cộng đồng, thông báo cho cơ quan chức năng để kịp thời xử lý dập dịch. Mỗi người dân cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K + vaccine. Tích cực và ủng hộ việc cài đặt, sử dụng ứng dụng PC-COVID trong phòng, chống dịch để khai báo y tế điện tử, tạo thuận lợi cho cơ quan chức năng trong việc kiểm soát, khoanh vùng và triển khai các biện pháp phòng chống dịch phù hợp với  tình hình mới.

Bên cạnh đó, BCĐ phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Ninh Bình yêu cầu các huyện, thành phố trên cơ sở thực tế của địa phương, thành lập thêm các khu cách ly, điều trị F0; phối hợp với ngành Y tế để điều phối, tổ chức cách ly, điều trị kịp thời cho các ca F0 ghi nhận mới tại địa phương mình.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/ninh-binh-so-ca-mac-lien-tuc-tang-xuat-hien-nhieu-o-dich-moi-...

Chủ tịch TP Thanh Hóa nói gì về thư "kêu gọi người dân không về quê Tết"?

Sáng 6/1, trao đổi với Báo Giao thông, ông Trịnh Huy Triều - Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa cho biết: Thư ngỏ là do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Thanh Hóa đứng ra làm và chỉ mang tính động viên.

Nội dung thư ngỏ của TP Thanh Hóa gửi các tầng lớp nhân dân nhằm kêu gọi, vận động người dân không nên về quê trong dịp Tết nếu không thực sự cần thiết

Nội dung thư ngỏ của TP Thanh Hóa gửi các tầng lớp nhân dân nhằm kêu gọi, vận động người dân không nên về quê trong dịp Tết nếu không thực sự cần thiết

"Việc kêu gọi, vận động người dân chấp hành các biện phạm phòng chống dịch, trong một số văn bản của tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh khác cũng làm chứ có vấn đề gì đâu. Mình chỉ kêu gọi chứ không cấm. Kêu gọi vận động bà con nếu không thực sự cần thiết thì tạm thời không nên về quê trong dịp Tết để đảm bảo công tác phòng chống dịch", ông Triều cho biết thêm.

Theo ông Trịnh Huy Triều, hiện nay trên địa bàn TP Thanh Hóa, trung bình một ngày ghi nhận 40-50 ca bệnh lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng. Còn thống kê số lượng người ở TP Thanh Hóa đang học tập, lao động, công tác xa quê khoảng là 57 nghìn người.

Trước đó, dư luận xôn xao về việc TP Thanh Hóa phát thư ngỏ kêu gọi người dân trên địa bàn tích cực vận động và thông báo cho con em, người thân đang sinh sống, học tập, công tác xa quê biết tình hình dịch bệnh ở địa phương và tạm thời không trở về quê nếu thực sự không cần thiết, nhất là dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2022.

Đồng thời, TP Thanh Hóa đề nghị các tầng lớp nhân dân nêu gương, tự giác chấp hành và vận động người thân, bạn bè chấp hành nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, hạn chế tối đa việc đi lại, thăm hỏi, chúc tết, liên hoan, gặp mặt…

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/chu-tich-tp-thanh-hoa-noi-gi-ve-thu-keu-goi-nguoi-dan-khong...

Từ ngày 5/1, tỉnh Sóc Trăng áp dụng cấp độ 2, Cà Mau không còn vùng đỏ

Chiều 5/1, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau - Nguyễn Văn Dũng ký ban hành quyết định công bố cấp độ dịch Covid-19 quy mô cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, trừ các khu phong tỏa, tỉnh sẽ có 40 đơn vị xã, phường, thị trấn thuộc cấp độ 3 (cam); 61 xã, phường, thị trấn thuộc cấp độ 2 (vàng). Đặc biệt, toàn tỉnh Cà Mau không còn đơn vị thuộc cấp độ 4 (đỏ).

Một gốc đường phố ở Sóc Trăng vắng lặng.

Một gốc đường phố ở Sóc Trăng vắng lặng.

So với Quyết định được ban hành quyết định về công bố cấp độ dịch Covid-19 quy mô cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh ngày 1/1/2022, trên địa bàn tỉnh Cà Mau giảm 42 xã, phường, thị trấn thuộc cấp độ 3 (cam); tăng 42 xã, phường thị trấn thuộc cấp độ 2 (vàng).

Thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Cà Mau, trong ngày hôm nay tỉnh ghi nhận 687 ca mắc Covid-19 mới (26 ca qua xét nghiệm PCR, 661 ca qua test nhanh) và 7 ca tử vong. Trong đó, có 617 ca trong cộng đồng, 70 ca đang cách ly và 5 ca ngoài tỉnh về.

Tính từ ngày 27/4/2021 đến nay, Cà Mau ghi nhận 40.728 trường hợp mắc Covid-19; có 28.705 người điều trị khỏi và 199 người tử vong. Hiện có 11.910 ca mắc Covid-19 đang điều trị.

Ngày 5/1, tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Sóc Trăng, Chủ tịch UBND tỉnh – Trần Văn Lâu cũng đã ký quyết định về việc Phân loại cấp độ dịch Covid-19 để áp dụng các biện pháp hành chính "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Thời gian áp dụng từ 0h ngày 5/1/2022.

Cụ thể, áp dụng cấp 2 - Nguy cơ trung bình (vàng) đối vối với cấp tỉnh.

Đồng thời, áp dụng đối với cấp huyện, thị xã, thành phố: Cấp 1 - Nguy cơ thấp (xanh) 3 đơn vị; cấp 2 - Nguy cơ trung bình (vàng) 6 đơn vị; cấp 3 - Nguy cơ cao (cam) 2 đơn vị.

Đối với cấp xã: Cấp 1 - Nguy cơ thấp (xanh) 34 đơn vị; cấp 2 - Nguy cơ trung bình (vàng) 55 đơn vị; cấp 3 - Nguy cơ cao (cam) 20 đơn vị.

Trước đó, kể từ ngày 28/12/2021, toàn tỉnh Sóc Trăng áp dụng cấp độ dịch cấp tỉnh là cấp 3 (cam), nhưng sau một thời gian nỗ lực kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19, nhiều địa phương trong tỉnh này đã hạ cấp độ dịch. Từ đó, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng quyết định áp dụng cấp độ dịch mới nêu trên.

Với quyết định mới này, người dân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng sẽ phấn khởi hơn, bởi nhiều hoạt động trước đây bị tạm dừng ở cấp độ 3, thì nay có thể hoạt động trở lại bình thường, tuy nhiên, vẫn còn một số loại hình được hoạt động phải đảm bảo yêu cầu, điều kiện kèm theo.

Theo Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng, tính từ ngày 27/4/2021 - 15h ngày 4/1/2022, trên địa bàn tỉnh này ghi nhận 30.863 ca mắc Covid-19 (tính riêng ngày 4/1/2022, ghi nhận thêm 104 ca mắc mới); đã khỏi bệnh 26.116 ca; số ca tử vong 390 ca; số bệnh nhân đang được cách ly điều trị tại các cơ sở y tế 1.799 ca; điều trị tại nhà 2.558 ca.

Tỷ lệ tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho người từ 18 tuổi trở lên mũi 1 đạt 99,9%; mũi 2 đạt 97,5%. Đồng thời, tỷ lệ trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi được tiêm mũi 1 đạt 100,3% và tỷ lệ đã tiêm mũi 2 đạt 93,5%.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/tu-ngay-51-tinh-soc-trang-ap-dung-cap-do-2-ca-mau-khong-con...

Hà Nội lo ngại trước nguy cơ 4.000-5.000 ca mắc Covid-19 mỗi ngày

Hà Nội phải thực hiện các phương án phòng bệnh quyết liệt hơn để giảm số ca mắc"

Nhiều ngày qua, Hà Nội liên tiếp ghi nhận số ca mắc Covid-19 đứng đầu cả nước, có ngày ghi nhận trên 2.500 ca nhiễm. Trước thực trạng này, nhiều người lo ngại ca mắc từ nay tới Tết Nguyên đán tại Hà Nội có thể đạt ngưỡng 4.000-5.000 trong ngày. Vậy Hà Nội cần chuẩn bị tốt những phương án gì để kiểm soát dịch bệnh trong giai đoạn này?

Trao đổi với PV Dân Việt về vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, Hà Nội vẫn tăng cường kiểm soát các tiêu chí như số ca mắc nặng, ca nhập viện, số lượng tiêm chủng vaccine, đặc biệt hệ thống y tế trong đó có hệ thống y tế cơ sở phải tư vấn, điều trị, theo dõi kịp thời. Từ đó, phân tầng thật tốt các trường hợp F0 để không gây quá tải hệ thống y tế cũng như giảm số ca tử vong. 

"Điều mấu chốt là phải thực hiện các phương án phòng bệnh quyết liệt hơn. Tăng cường giám sát, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm phòng chống dịch. Thời gian vừa qua, người dân rất chủ quan. Những hoạt động nào được mở phải có kiểm soát, thực hiện tốt 5K, nếu người dân chủ quan cũng rất khó, đặc biệt Tết Nguyên đán đang đến gần, nhu cầu đi lại, giao lưu rất lớn", ông Phu nhấn mạnh.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục y tế dự phòng (Bộ Y tế). Ảnh: NVCC

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục y tế dự phòng (Bộ Y tế). Ảnh: NVCC

Mới đây, UBND TP.HCM vừa có văn bản cho phép cơ sở kinh doanh vũ trường, quán bar, karaoke, câu lạc bộ khiêu vũ, massage được phép hoạt động trở lại từ 10/1.

Với địa bàn Hà Nội, ông Phu cho rằng chưa nên tính đến việc mở lại các hoạt động này. Ông nhấn mạnh đây là thời điểm thành phố đang đối mặt với nguy cơ rất lớn, chưa kể mối nguy hiểm thường trực từ biến chủng Omicron. "Có thể tính đến mở lại nhưng chắc chắn chưa phải lúc này. Nguy cơ đối với Hà Nội hiện giờ vẫn quá cao", ông Phu cho hay.

Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho hay, một số loại hình quán bar, karaoke vẫn tiềm ẩn nguy cơ quá cao, trong khi ca bệnh trong cộng đồng còn rất nhiều. Nếu có ca nhiễm tham gia vào các hoạt động này, nhiều khả năng những người còn lại cũng lây nhiễm do đây là không gian kín.

Nếu trên 5.000 ca mắc mỗi ngày, Hà Nội sẽ quá tải

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Đức Giang cho biết, hiện tại bệnh viện đang điều trị 280 F0 và 130 bệnh nhân nặng, nguy kịch. Bệnh viện tối đa có thể điều trị 400 bệnh nhân F0 và 250 bệnh nhân nặng.

"Với số lượng 3.000-4.000 ca mắc trong ngày Hà Nội, bệnh viện không lo ngại quá tải. Tôi biết, Hà Nội cũng tính rất kỹ việc này. Tôi ví dụ nếu 3.000 bệnh nhân dương tính, có khoảng 8-10% bệnh nhân nhập viện, tương đương 240-300 bệnh nhân. Nhóm bệnh nhân thông thường điều trị khoảng từ 10-14 ngày sẽ ra viện. 

Tính ra có khoảng 4.500 giường bệnh trong khi Hà Nội đã chuẩn bị 8000 giường bệnh. Trong số 3.000 bệnh nhân F0 mỗi ngày có khoảng 1% bệnh nhân nặng (tức 30 bệnh nhân nặng). Bệnh nhân nặng điều trị khoảng 20-25 ngày, như vậy cần khoảng 600-800 giường bệnh cho bệnh viện tầng 3. 

Hiện tại, cả hệ thống Hà Nội đang chuẩn bị 1.000 giường cho bệnh viện tầng 3 (bệnh nhân nặng). Trong đó, Bệnh viện Thanh Nhàn 250 giường, BV Xanh Pôn 250, BV Đức Giang 250, BV Hà Đông 200, BV Sơn Tây 50 giường bệnh cho bệnh nhân nặng", ông Thường nêu.

Tuy nhiên, theo Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, nếu Hà Nội ghi nhận trên 5.000 bệnh nhân mỗi ngày sẽ gây quá tải tuyến bệnh viện tuyến cuối thành phố.

"Nếu trên 5.000 bệnh nhân mỗi ngày tại Hà Nội khả năng phải kêu gọi sự hỗ trợ của các Bệnh viện tuyến Trung ương. Sở dĩ Hà Nội đang kiểm soát được bởi lượng người tiêm vaccine chiếm tỉ lệ rất cao. Việc tiêm vaccine giúp cho bệnh nhân nhẹ hơn, ngoài ra, thành phố cũng chuẩn bị nhân lực, vật lực, quản lý F0 hiện tốt hơn rất nhiều so với thời gian đầu", ông Thường cho biết thêm.

Nguồn: https://danviet.vn/ha-noi-lo-ngai-truoc-nguy-co-4000-5000-ca-mac-covid-19-moi-ngay-2022...

Tạm dừng Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa kí quyết định tạm dừng hoạt động Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM (gọi tắt là Sở Chỉ huy).

Theo đó, Bộ tư lệnh TP, Công an TP, Sở Y tế cùng các sở, ngành, cơ quan có lực lượng tham gia hoạt động tại Sở Chỉ huy được rút lực lượng về cơ quan, đơn vị để thực hiện nhiệm vụ theo quy định.

Lực lượng tham gia tại Sở Chỉ huy phòng chống dịch được rút về cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ. Ảnh: HOÀNG GIANG

Lực lượng tham gia tại Sở Chỉ huy phòng chống dịch được rút về cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ. Ảnh: HOÀNG GIANG

Sở Y tế phải thường xuyên và chủ động phối hợp thực hiện các nhiệm vụ về phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Đồng thời, thường xuyên cập nhật, theo dõi, dự báo diễn biến dịch bệnh trong và ngoài TP để có tham mưu, chỉ đạo kịp thời.

Về phía Công an TP chỉ đạo các cơ quan chức năng nắm bắt tình hình có liên quan đến dịch bệnh, quản lý cư trú, xuất nhập cảnh, kịp thời phát hiện các trường hợp đi về từ vùng dịch không khai báo y tế hoặc nhập cảnh trái phép để có biện pháp xử lý.

UBND TP.HCM chỉ đạo Bộ Tư lệnh TP nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu hoạt động trở lại của Sở Chỉ huy khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường.

Trước đó, như PLO đưa tin, Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM được thành lập vào tháng 7-2021 và được kiện toàn vào tháng 9-2021.

Sở này có nhiệm vụ tham mưu quyết định các chủ trương, kế hoạch, biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM. Dự báo tình huống, khả năng có thể xảy ra các cấp độ dịch; tiếp nhận và xử lý thông tin liên quan đến dịch. Chủ động đề xuất các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn tuyên truyền, phát tán thông tin sai sự thật.

Cùng với đó, hướng dẫn các quyết định về phương án phòng chống dịch COVID-19 ở các địa phương, các khu vực có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao và có nguy cơ. Chỉ đạo kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch trên cơ sở trách nhiệm và địa bàn được phân công.

Quyết định các báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên về áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật, các biện pháp cần thiết trong tình huống dịch bệnh vượt quá khả năng TP.HCM như: ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch, thực hiện lệnh giới nghiêm.

Nguồn: https://plo.vn/thoi-su/tam-dung-so-chi-huy-phong-chong-dich-covid19-tphcm-1037569.html

Bộ Y tế: Nguy cơ lây lan ca mắc COVID-19 nhiễm biến chủng Omicron ra cộng đồng rất lớn

Bộ Y tế đã có công điện gửi Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về tăng cường các biện pháp phòng chống dịch trước biến chủng Omicron.

Truy vết thần tốc, cách ly kịp thời, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp F1 liên quan đến ca COVID-19 nhiễm biến chủng OmicronTheo Bộ Y tế, đại dịch COVID-19 trên thế giới vẫn tiếp tục diễn biến khó lường trước biến chủng mới Omiron, đến nay biến chủng này đã lây lan ít nhất 124 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Tại Việt Nam đã ghi nhận các trường hợp nhiễm biến chủng Omicron tại 3 khu vực miền Bắc, miền Nam, miền Trung đều là các trường hợp nhập cảnh đã được quản lý, cách ly kịp thời.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường giám sát, quản lý các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài, lưu ý kiểm tra điều kiện lưu trú của các trường hợp này nhằm đảm bảo không tiếp xúc với người xung quanh khi mới nhập cảnh theo quy định. Ảnh minh hoạ

Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường giám sát, quản lý các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài, lưu ý kiểm tra điều kiện lưu trú của các trường hợp này nhằm đảm bảo không tiếp xúc với người xung quanh khi mới nhập cảnh theo quy định. Ảnh minh hoạ

Bộ Y tế cho rằng thời gian tới, nguy cơ tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc biến chủng Omicron từ các trường hợp nhập cảnh và lây lan ra cộng đồng là rất lớn.

Để chủ động kiểm soát tình hình dịch COVID-19 trong bối cảnh biến chủng Omicron có thể xâm nhập và lây lan nhanh; Bộ Y tế - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đề nghị Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo quyết liệt, tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Theo đó, thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các hướng dẫn của Bộ Y tế về chủ động phòng chống biến chủng Omicron; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án để sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch COVID-19 trên địa bàn, nâng cao năng lực hệ thống y tế nhất là y tế cơ sở, bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế theo phương châm 4 tại chỗ và có phương án huy động, điều động, bổ sung nhân lực y tế; tiếp tục phát huy vai trò của Tổ COVID cộng đồng, Trạm Y tế lưu động, không để xảy ra tình trạng người bệnh không liên hệ được với cơ sở y tế, không được tư vấn, cấp phát thuốc điều trị.

Tăng cường giám sát, quản lý các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài, lưu ý kiểm tra điều kiện lưu trú của các trường hợp này nhằm đảm bảo không tiếp xúc với người xung quanh khi mới nhập cảnh theo quy định; tăng cường giám sát tại cộng đồng để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ, khoanh vùng, xử lý kịp thời, triệt để ổ dịch không để lây lan ra cộng đồng.

Phối hợp với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur để gửi mẫu bệnh phẩm nghi nhiễm biển chủng Omicron đến để tiến hành xét nghiệm, giải trình tự gen khăng định.

Bộ Y tế yêu cầu khi phát hiện trường hợp mắc COVID-19, đặc biệt là biến chủng Omicron, thực hiện mở rộng điều tra dịch tễ, thông báo cho các địa phương liên quan để phối hợp truy vết thần tốc, lập danh sách tất cả những người tiếp xúc gần và có liên quan với các bệnh nhân, thực hiện cách ly y tế kịp thời, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp F1; trả kết quả nhanh nhất để triển khai các biện pháp phòng chống dịch kịp thời, phù hợp, hiệu quả.

Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19; tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại với các trường hợp đủ thời gianTrong công tác điều trị bệnh nhân COVID-19, Bộ Y tế lưu ý phải điều trị toàn diện, phân tầng điều trị, giảm tối đa các trường hợp tử vong là ưu tiên hàng đầu.

Các cơ sở khám chữa bệnh cần thực hiện phân luồng, khai báo y tế, kiểm tra thân nhiệt; cán bộ y tế, các khoa phòng, bộ phận có nguy cơ cao cần cảnh giác. Thực hiện nghiêm ngặt các quy trình khám sàng lọc, phân loại bệnh nhân để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm tại các cơ sở y tế; bảo đảm đủ oxy, máy thở, giường cấp cứu, các điều kiện cần thiết khác trong thời gian sớm nhất.

Bộ Y tế cũng nhắc các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng từ 12 tuổi trở lên; rà soát, tiêm vét cho tất cả các đối tượng nguy cơ cao, người từ 50 tuổi trở lên, người có bệnh nền, đảm bảo an toàn, hiệu quả; triển khai tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại với các trường hợp đủ thời gian theo hướng dẫn của Bộ Y tế và tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử để quản lý và theo dõi tiến độ tiêm chủng.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/bo-y-te-nguy-co-lay-lan-ca-mac-covid-19-nhiem-bien-chung-omic...

Thái Bình: Số ca mắc COVID-19 tăng đột biến sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch

Theo Sở Y tế tỉnh Thái Bình, trong ngày 5/1, tỉnh Thái Bình ghi nhận 148 ca F0 mới tại 8 huyện, thành phố. Đây là con số mắc COVID-19 mới ghi nhận trong một ngày cao nhất từ trước tới nay trên địa bàn tỉnh.

Trong số gần 150 ca mắc mới, có 55 ca cộng đồng được ghi nhận tại huyện Vũ Thư 5 ca; Quỳnh Phụ 10; Tiền Hải 4; Thành phố 2; Đông Hưng 29 ca; Thái Thụy 4; Hưng Hà 1 ca. Các ca mắc mới đã và đang xác định, kiểm soát chặt chẽ nguồn lây, tổ chức điều trị, truy vết, cách ly theo đúng quy định.

Tính từ 10/11/2021 đến nay, tỉnh Thái Bình ghi nhận 2.938 ca COVID-19.

Hiện ngành y tế tỉnh Thái Bình vẫn duy trì việc cách ly, điều trị F0 theo phân tầng từ xã, phường lên tuyến huyện, thành phố và cuối cùng là tuyến tỉnh.

Hiện ngành y tế tỉnh Thái Bình vẫn duy trì việc cách ly, điều trị F0 theo phân tầng từ xã, phường lên tuyến huyện, thành phố và cuối cùng là tuyến tỉnh.

Về nguyên nhân khiến số ca mắc trong tỉnh tăng cao kỷ lục, theo Sở Y tế tỉnh Thái Bình do trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2022 vừa qua, số lượng người đến, về tỉnh từ các tỉnh, thành phố bên ngoài, đặc biệt là từ những nơi đang có dịch diễn biến phức tạp, ví dụ như Hà Nội. Dự kiến, số ca mắc sẽ tiếp tục tăng cao trong một vài ngày tới.

Hiện ngành y tế tỉnh Thái Bình vẫn duy trì việc cách ly, điều trị F0 theo phân tầng từ xã, phường lên tuyến huyện, thành phố và cuối cùng là tuyến tỉnh. Trong đó, tầng 1 điều trị bệnh nhân nhẹ không triệu chứng; tầng 2 điều trị bệnh nhân vừa, trung bình và tầng 3 điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/thai-binh-so-ca-mac-covid-19-tang-dot-bien-sau-ky-nghi-tet-du...

F0 ở Lào Cai cần điều kiện gì để được cách ly, điều trị tại nhà?

Trao đổi với PV Báo Giao thông ngày 5/1, ông Trần Hoài Bắc - Trưởng phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế tỉnh Lào Cai, cho biết: "Bệnh nhân đầu tiên áp dụng cách ly, điều trị tại nhà là vào ngày 27/12. Hiện có 34 F0 được điều trị, chăm sóc tại nhà; chủ yếu ở thị xã Sa Pa và thành phố Lào Cai. Sức khỏe của các bệnh nhân ổn định và tiến triển tốt".

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đại diện Sở Y tế Lào Cai chia sẻ: "Với mục tiêu tập trung điều trị tốt ngay tại tầng 1, tầng 2 cho người bệnh, đồng thời cũng là để người nhiễm Covid-19 được chăm sóc tốt hơn về thể chất, tinh thần cũng như điều kiện sinh hoạt hàng ngày, góp phần giảm tải cho các khu điều trị bệnh nhân Covid-19, Sở Y tế đã ban hành hướng dẫn thực hiện thí điểm quản lý, chăm sóc, điều trị người mắc Covid-19 tại nhà trên địa bàn tỉnh Lào Cai".

Ông Trần Hoài Bắc cũng nêu rõ, không phải ai mắc Covid-19 muốn được điều trị tại nhà cũng được chấp nhận, mà cần phải có các điều kiện cụ thể.

Cụ thể, bệnh nhân phải là người mắc Covid-19 không có triệu chứng lâm sàng; hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ. Không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ô xy. Đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 sau 14 ngày hoặc có đủ 3 yếu tố: tuổi trên 3 đến dưới 50 tuổi; không có bệnh nền; không đang mang thai. Ngoài ra phải có các điều kiện về khả năng tự chăm sóc, yêu cầu cơ sở vật chất như nhà ở riêng lẻ, phòng cách ly...

Người mắc Covid-19 được lấy mẫu xét nghiệm tại nhà (RT-PCR) vào các ngày theo quy định để xem xét kết thúc thời gian cách ly.

UBND tỉnh Lào Cai cũng giao cho UBND các huyện, thị xã thành phố chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật dụng cần thiết để tổ chức cách ly, chăm sóc người mắc Covid-19 tại nhà phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn.

Đồng thời, đề nghị các đơn vị cần căn cứ tình hình thực tế của địa phương để triển khai thực hiện thí điểm quản lý, chăm sóc người mắc Covid-19 tại nhà phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/f0-o-lao-cai-can-dieu-kien-gi-de-duoc-cach-ly-dieu-tri-tai-...

COVID-19 5/1: Nhiều học sinh tiểu học dương tính SARS-CoV-2, thần tốc xét nghiệm toàn trường
Trong số 20 ca nhiễm COVID-19 cộng đồng trên toàn thị xã Hoàng Mai có 5 em học sinh tại Trường tiểu học Quỳnh Phương B, đây được đánh giá là chùm ca...

Dịch COVID-19

H.A (tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19