CDC Hà Nội nhận định ổ dịch Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (quận Hoàn Kiếm) đã qua nhiều chu kỳ lây nhiễm, số ca nhiễm trong thời gian tới sẽ còn tăng lên, có thể lan ra nhiều tỉnh khác.
Từ sáng 30/9 đến trưa 2/10, CDC Hà Nội ghi nhận 22 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 liên quan Bệnh viện Việt Đức, gồm 9 người nhà, 8 bệnh nhân, 4 nhân viên làm việc tại bệnh viện và 1 người dân sinh sống gần bệnh viên.
Ngoài ra, tại 4 tỉnh là Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Hà Tĩnh cũng ghi nhận 6 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 là bệnh nhân, người nhà trở về từ Bệnh viện Việt Đức.
Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (Hà Nội).
Liên quan đến “ổ dịch” ở Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, chiều 2/10, bà Lã Thị Lan, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội nhận định, “ổ dịch” Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã lưu hành tại bệnh viện trước đó một thời gian. Tải lượng virus ghi nhận ở các bệnh nhân ở nhiều cấp độ khác nhau, nên ổ dịch này đã qua nhiều chu kì lây nhiễm, những người mắc bệnh đầu tiên có thể đã khỏi bệnh.
Theo bà Lan, số ca nhiễm sẽ còn tăng lên, có thể lây lan ra nhiều tỉnh thành khác vì Bệnh viện Việt Đức là bệnh viện Trung ương, ngoại khoa, tuyến cuối của cả nước và là nơi thu dung điều trị cho các bệnh nhân không chỉ ở Hà Nội, mà còn các tỉnh khác.
“Đến nay chúng tôi chưa xác định được nguồn lây cụ thể tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức do bệnh nhân khắp nơi đổ về đông”, bà Lan nói.
Theo thống kê của CDC Hà Nội, từ ngày 15/9, trên địa bàn thành phố có 4.861 người liên quan Bệnh viện Việt Đức, gồm 3.858 người đến khám bệnh, 369 người điều trị ngoại trú và 634 bệnh nhân điều trị nội trú đã ra viện.
Tại các tỉnh, thành phố khác, có 4.001 người liên quan, gồm 2.596 người đến khám bệnh, 509 người điều trị ngoại trú và 896 bệnh nhân điều trị nội trú đã ra viện.
Cơ quan y tế đã lấy 7.260 mẫu gồm nhân viên y tế, người bệnh, người chăm sóc bệnh nhân hiện ở trong bệnh viện; người dân khu vực xung quanh BV và những người về từ BV nửa tháng qua. Trong đó, 7.255 mẫu âm tính, 22 mẫu dương tính, số còn lại chưa có kết quả.
CDC Hà Nội khuyến cáo bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đã từng đến khám và điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ ngày 15 - 30/9/2021 cần liên hệ với trạm y tế gần nhất hoặc gọi điện đến đường dây nóng phòng chống dịch để được tư vấn hỗ trợ về phòng chống dịch Covid-19: 0969.082.115; 0949.396.115.
(Theo Dân Việt)
Nóng: TP.HCM chính thức cho phép sử dụng xe cá nhân đi bốn tỉnh liền kề
Phó Chủ tịch UBND Lê Hòa Bình vừa ký văn bản về việc tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động di chuyển, khôi phục sản xuất kinh doanh an toàn.
Văn bản này được UBND TP.HCM gửi UBND các tỉnh Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh. Thời gian áp dụng từ ngày 4-10.
Vận chuyển bằng xe ô tô
Đối tượng vận chuyển là công nhân, chuyên gia do các doanh nghiệp tổ chức đưa đón từ các tỉnh (Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh) đến cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn TP.HCM và ngược lại.
Khi di chuyển, đối tượng vận chuyển phải đáp ứng điều kiện sau: Đã tiêm ngừa COVID-19 (ít nhất 1 mũi đối với loại vaccine tiêm hai mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng và có kết quả xét nghiệm SARS-CoV2 âm tính ( định kỳ 7 ngày/ lần).
Phương thức nhận diện quản lý phương tiện: Các đơn vị có trụ sở đóng trên địa bàn TP xây dựng phương án vận chuyển công nhân, chuyên gia, thông qua đơn vị đầu mối là Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp, Ban Quản lý Khu công nghệ cao, UBND TP Thủ Đức và các quận huyện.
Các đơn vị đăng ký phương tiện, lộ trình, thời gian hoạt động, gửi đến Sở GTVT TP.HCM để cấp giấy tạo điều kiện lưu thông liên tỉnh.
Người lao động ở TP.HCM có thể dùng xe cá nhân di chuyển bốn tỉnh liền kề. Ảnh: ĐT.
Sử dụng xe cá nhân như ô tô, mô tô, xe gắn máy
Người ngồi trên xe phải đáp ứng điều kiện sau: Đã tiêm ngừa COVID-19 (ít nhất 1 mũi đối với loại vaccine tiêm 2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng và có kết quả xét nghiệm SARS- CoV-2 âm tính (định kỳ 7 ngày/lần).
Người tham gia lưu thông phải sử dụng mã QR khai báo di chuyển của ứng dụng ứng dụng VNEID và mã QR có thể hiện lịch sử tiêm chủng của ứng dụng Y tế HCM hoặc Sổ sức khỏe điện tử (đến khi ứng dụng PC-COVID chính thức đưa vào hoạt động).
Trường hợp không có mã QR, xuất trình một trong các giấy tờ sau: Là người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh dưới 6 tháng; đã tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 khi được cơ quan chức năng yêu cầu.
Theo Sở GVTT, người phục vụ, người điều khiển phương tiện phải là người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh dưới 6 tháng hoặc đã tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 (ít nhất 1 mũi đối với loại vaccine tiêm 2 mũi và 14 ngày sau tiêm), có kết quả xét nghiệm (SARS-CoV-2) âm tính (định kỳ 7 ngày/lần).
Người điều khiển, phục vụ phương tiện phải thực hiện nghiêm túc nguyên tắc 5K, trang bị dung dịch rửa tay (có ít nhất 70% nồng độ cồn) cho hành khách, dung dịch khử khuẩn cho phương tiện và thùng rác có nắp đậy trên mọi phương tiện vận tải.
Trên phương tiện có thông tin khuyến cáo và hướng dẫn người lao động, hành khách và người dân chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định
Khi xe di chuyển phải mở cửa kính, không sử dụng máy lạnh; nếu sử dụng máy lạnh thì chỉnh nhiệt độ từ 26 độ C trở lên.
Xe vận chuyển không quá 50% sức chứa của phương tiện, phải vệ sinh, khử khuẩn phương tiện sau mỗi chuyến đi.
(Theo Pháp luật TP Hồ Chí Minh)
Vận chuyển bằng xe ô tô
Đối tượng vận chuyển là công nhân, chuyên gia do các doanh nghiệp tổ chức đưa đón từ các tỉnh (Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh) đến cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn TP.HCM và ngược lại.
Khi di chuyển, đối tượng vận chuyển phải đáp ứng điều kiện sau: Đã tiêm ngừa COVID-19 (ít nhất 1 mũi đối với loại vaccine tiêm hai mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng và có kết quả xét nghiệm SARS-CoV2 âm tính ( định kỳ 7 ngày/ lần).
Phương thức nhận diện quản lý phương tiện: Các đơn vị có trụ sở đóng trên địa bàn TP xây dựng phương án vận chuyển công nhân, chuyên gia, thông qua đơn vị đầu mối là Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp, Ban Quản lý Khu công nghệ cao, UBND TP Thủ Đức và các quận huyện.
Các đơn vị đăng ký phương tiện, lộ trình, thời gian hoạt động, gửi đến Sở GTVT TP.HCM để cấp giấy tạo điều kiện lưu thông liên tỉnh.
Xe buýt, ô tô công nghệ, taxi ở Tp.HCM hoạt động trở lại từ ngày 5/10
Sở Giao thông Vận tải Tp.HCM (GTVT) mới có hướng dẫn phương án tổ chức giao thông trên địa bàn Thành phố này.
Theo đó, từ ngày 5/10, vận tải hành khách bằng xe buýt sẽ tổ chức một số tuyến xe buýt với tần suất và thời gian hoạt động tuỳ theo tình hình, nhu cầu thực tế từng khu vực, theo quyết định công bố của Sở GTVT.
Với vận tải hành khách bằng xe taxi, mỗi đơn vị kinh doanh vận tải đăng ký số lượng phương tiện hoạt động tối đa không vượt quá 20% số xe quản lý (theo số liệu phù hiệu đã đăng ký với Sở GTVT Tp.HCM).
Trường hợp vận chuyển hành khách bằng xe du lịch, mỗi đơn vị kinh doanh vận tải đăng ký số lượng phương tiện hoạt động tối đa không vượt quá 30% số xe quản lý (theo số liệu biển hiệu đã đăng ký với Sở GTVT Tp.HCM).
Đối với xe vận tải hành khách bằng xe hợp đồng dưới 9 chỗ sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ kết nối với hành khách, được phép đăng ký hoạt động tối đa không vượt quá 10% số xe quản lý (theo số liệu phù hiệu đã đăng ký với Sở GTVT Tp.HCM).
Ngoài ra, Sở GTVT Tp.HCM còn cho phép các phương tiện không sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ kết nối với hành khách hoạt động như sau: Hoạt động phục vụ các chương trình du lịch được Sở Du lịch, UBND các quận huyện, Tp.Thủ Đức tổ chức; theo kế hoạch vận chuyển của ngành y tế, xe vận chuyển công nhân, chuyên gia.
Phương tiện đăng ký hoạt động theo đề xuất của các đơn vị sẽ được Sở Giao thông Vận tải Tp.HCM cấp phép thông qua giấy nhận diện có mã QR. Trong quá trình hoạt động, căn cứ nhu cầu đi lại và tình hình kiểm soát dịch Covid-19, Sở tiếp tục điều chỉnh số lượng phương tiện hoạt động phù hợp.
Riêng xe ôm công nghệ chở người ở Tp.HCM, hiện chưa được phép hoạt động.
(Theo Người đưa tin)
Xét nghiệm cộng đồng, phát hiện 3 học sinh nhiễm SARS-CoV-2
Sáng 2-10, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Nghệ An cho biết trong 12 giờ qua (từ 18 giờ ngày 1-10 đến 6 giờ ngày 2-10), tỉnh Nghệ An ghi nhận 5 ca dương tính SARS-CoV-2. Trong đó, 4 ca trong cộng đồng, 1 ca là F1 đã được cách ly từ trước.
Lực lượng chức năng Nghệ An lấy mẫu xét nghiệm cộng đồng cho người dân.
Trường hợp thứ nhất là em T.U.N. (SN 2011), trú khối Hải Giang, phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò. Em N. học cùng lớp với bệnh nhân H.T.P.T. đã được công bố trước đó. Ngày 1-10, em N. sốt được lấy mẫu làm test nhanh cho kết quả dương tính. Ngay sau đó, em N. được lấy mẫu xét nghiệm gửi CDC, tối 1-10 cho kết quả khẳng định dương tính SARS-CoV-2.
Trường hợp thứ 2 là em N.T.T.M. (SN 2011), trú khối Trung Thanh, phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò. Em M. học cùng lớp với bệnh nhân H.T.P.T. đã được công bố trước đó. Ngày 1-10, bệnh nhân được lấy mẫu làm test nhanh cho kết quả dương tính, sau đó được lấy mẫu xét nghiệm gửi CDC, sáng 2-10 cho kết quả khẳng định dương tính SARS-CoV-2.
Trường hợp thứ 3 là em P.M.T. (SN 2011), trú khối Bình Quang, phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò. Em T. học cùng lớp với bệnh nhân H.T.P.T. đã được công bố trước đó. Ngày 1-10, bệnh nhân được lấy mẫu làm test nhanh cho kết quả dương tính, sau đó được lấy mẫu xét nghiệm gửi CDC, sáng 2-10 cho kết quả khẳng định dương tính SARS-CoV-2.
Trường hợp thứ 4 là bà N.T.H. (SN 1952), trú xóm Khánh Trang, xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc. Tối 1-10, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm cộng đồng làm test nhanh cho kết quả dương tính, sau đó được lấy mẫu xét nghiệm gửi CDC, ngày 2-10 cho kết quả khẳng định dương tính SARS-CoV-2.
Trường hợp thứ 5 là cháu N.T.D.M. (SN 2014), trú xóm Khánh Trang, xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc. Cháu M. là F1 và là cháu của bệnh nhân V.T.H. đã được công bố trước đó. Ngày 29-9, cháu M. được cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm lần thứ nhất cho kết quả âm tính. Ngày 1-10, cháu M. có xuất hiện ho, sốt và được lấy mẫu xét nghiệm lần thứ 2 gửi CDC, cho kết quả khẳng định dương tính SARS-CoV-2 tối cùng ngày 1-10.
Như vậy, tính từ đầu mùa dịch đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã ghi nhận 1.852 bệnh nhân mắc Covid-19 ở 21 địa phương: TP Vinh: 653, Yên Thành: 199, Diễn Châu: 194, Quỳnh Lưu: 147, Cửa Lò: 108, Nam Đàn: 88, Nghi Lộc: 71, Hưng Nguyên: 64, Kỳ Sơn: 62, Quế Phong: 52, Đô Lương: 43, Tương Dương: 29, Nghĩa Đàn: 27, Tân Kỳ: 24, Hoàng Mai: 22, Thanh Chương: 17, Con Cuông: 16, Anh Sơn: 15, Quỳ Hợp: 14, Thái Hòa: 6, Quỳ Châu: 1... Lũy tích số bệnh nhân đang điều trị đã khỏi bệnh, ra viện: 1.778 người, số tử vong: 18 người, bệnh nhân đang điều trị: 56 người.
(Theo Người lao động)
Đến Bệnh viện Việt Đức điều trị và chăm người thân, 3 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2
Trường hợp thứ nhất là ông H.V.T. (SN 1968, trú xã Kim Liên, huyện Kim Thành). Ngày 22-9, ông H.V.T. vào Bệnh viện Việt Đức điều trị. Đến ngày 30-9, bệnh viện này phong tỏa, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính SARS-CoV-2.
Một chốt kiểm soát dịch Covid-19 tại tỉnh Hải Dương
Trường hợp thứ 2 là bà H.T.M. (SN 1979, trú xã Hiệp Lực, huyện Ninh Giang), vào chăm sóc người nhà tại Bệnh viện Việt Đức. Sau khi bệnh viện phong tỏa, ngày 1-10, qua xét nghiệm, lực lượng chức năng xác định người phụ nữ này dương tính SARS-CoV-2.
Trước đó, ngày 1-10, Trung tâm y tế huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) ghi nhận ông T.V.K. (SN 1974, trú xã Cẩm Đông) dương tính SARS-CoV-2, có liên quan ổ dịch tại Bệnh viện Việt Đức. Trước khi được phát hiện nhiễm bệnh, ông T.V.K. đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin phòng Covid-19.
Theo dịch tễ, từ ngày 16-9 đến ngày 28-9, ông T.V.K. lên Bệnh viện Việt Đức chăm bố tại khoa Tiêu hóa nội tiết (tầng 7 tòa D). Hằng ngày, ông xuống căng-tin bệnh viện mua cơm trưa, tối.
Ngày 27-9, trước khi trở về quê, ông lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả âm tính. Sáng 28-9, ông bắt ôtô về quê cùng một người phụ nữ khác nhưng không nhớ biển số và tên tài xế. Về quê, ông ra trạm y tế địa phương khai báo rồi về nhà cách ly tại nhà, có tiếp xúc với một số người thân họ hàng.
Sáng 1-10, ông T.V.K đến Phòng khám đa khoa Quang Vinh lấy mẫu xét nghiệm nhanh và kết quả nghi ngờ. Sau đó, lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm PCR và cho kết quả dương tính SARS-CoV-2.
Như vậy, tính đến sáng 10-2, liên quan ổ dịch ở Bệnh viện Việt Đức, lực lượng y tế đã ghi nhận 3 người quê Hải Dương dương tính SARS-CoV-2.
Sở Y tế Hải Dương cũng vừa thông báo hướng dẫn cách ly, xét nghiệm đối với người đã đến, ở Bệnh viện Việt Đức. Qua đó, yêu cầu tất cả người dân đến khám, điều trị, chăm sóc và thăm hỏi người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ 15-9 đến nay phải khai báo y tế tại địa phương hoặc khai báo điện tử hoặc qua đường dây nóng để được tư vấn.
Đối với người từng đến và ở tòa D, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức phải cách ly tập trung tối thiểu 14 ngày. Trường hợp đã tiêm 2 mũi vắc-xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 thì cách ly tại nhà 7 ngày. Trường hợp từng đến ở các khu vực khác thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thực hiện cách ly tại nhà 14 ngày.
(Theo Người lao động)
Gần 9.000 người liên quan đến Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức từ ngày 15/9
Sáng nay (2/10), Sở Y tế Hà Nội thông báo ghi nhận 17 ca dương tính với SARS-CoV-2 tại Bệnh viện Việt Đức. Đây là những ca trong khu vực phong tỏa và chưa được Bộ Y tế công bố.
Ngày 1/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã có công văn gửi Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã về việc xử trí với người liên quan đến Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức.
Lấy mẫu xét nghiệm cho người nhà bệnh nhân tại BV Việt Đức sáng ngày 1/10. (Ảnh: SKĐS)
Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19 lây lan trên địa bàn thành phố, CDC Hà Nội đề nghị Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã tổ chức rà soát, lập danh sách để quản lý và theo dõi sức khỏe với các trường hợp đi, đến, làm việc, khám chữa bệnh hoặc chăm sóc người bệnh... tại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức (40 Tràng Thi, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm) từ ngày 15/9 đến 30/9.
Bên cạnh đó, điều tra xác minh, nếu có đi, đến, làm việc, khám chữa bệnh hoặc chăm sóc người bệnh... tại phòng, khoa, tầng điều trị có bệnh nhân dương tính (hiện tại là tầng 7, tầng 8 tòa nhà D) hoặc có tiếp xúc với bệnh nhân dương tính thì xử trí như trường hợp tiếp xúc gần; nếu có biểu hiện: Ho, sốt, khó thở hoặc có bất thường về sức khỏe, xử trí như ca nghi ngờ nhiễm COVID-19; với các trường hợp còn lại cách ly tại nhà 14 ngày và lấy mẫu xét nghiệm (RT-PCR mẫu gộp que).
Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã báo cáo kết quả thực hiện hằng ngày về CDC Hà Nội để tổng hợp báo cáo Sở Y tế.
Theo thống kê sơ bộ do CDC Hà Nội cung cấp, có 8.862 người liên quan đến Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức từ ngày 15/9, trong đó có 4.861 người tại 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội và 4.001 người tại các tỉnh, thành phố khác.
Trong số 4.861 người tại Hà Nội có 3.858 người đến khám bệnh, 369 người điều trị ngoại trú và 634 người điều trị nội trú đã ra viện. Ngoài ra, trong số 4.001 người ở các tỉnh, thành phố khác có 2.596 người đến khám bệnh, 509 người điều trị ngoại trú và 896 người điều trị nội trú đã ra viện.
(Theo Dân Việt)
Tung tin "Nghe giang hồ đồn giãn cách thêm 7 ngày" bị phạt 7,5 triệu đồng
Ngày 2-10, tin từ Sở TT-TT tỉnh Thanh Hóa cho biết vừa xử phạt 2 trường hợp tung tin sai sự thật về dịch Covid-19 trên địa bàn với số tiền 12,5 triệu đồng.
Theo Sở TT-TT tỉnh Thanh Hóa, qua công tác kiểm tra, rà soát, sở này đã phát hiện tài khoản Facebook "Quy Huong" có đăng tải bài viết với nội dung "Mai ai tiêm cô vit ra xã Thành Hưng 8 giờ sáng đăng ký. Còn 12 liều, xã đang cất giữ nhanh tay thì còn". Chủ tài khoản được xác định là ông L.V.Q. (ngụ xã Thành Hưng, huyện Thạch Thành).
Thanh tra Sở TT-TT tỉnh Thanh Hóa mời chủ tài khoản Facebook tung tin sai sự thật tới làm việc
Tiếp đó, sở này phát hiện tài khoản Facebook "Màn thầu (Trương Mỹ Hoa)" đăng tải thông tin với nội dung: "Nghe giang hồ đồn đại giãn cách thêm 7 ngày để tránh luôn trung thu à mn, cũng may sắp mưa đất mềm dễ cạp". Chủ tài khoản được xác định là T.M.H. (ngụ phường Tân Sơn, TP Thanh Hóa).
Những thông tin trên sau khi đăng tải đã gây nhiều sự chú ý, quan tâm của dự luận. Tuy nhiên, đó là những thông tin sai sự thật, làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch Covid-19 tại địa phương.
Căn cứ theo quy định của pháp luật, Thanh tra Sở TT-TT tỉnh Thanh Hóa đã xử phạt tài khoản Facebook "Quy Huong) 5 triệu đồng; tài khoản Facebook "Màn thầu (Trương Mỹ Hoa)" số tiền 7,5 triệu đồng.
Trước đó, Sở TT-TT tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định thu hồi giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên Internet của Công ty Digitech, là chủ sở hữu trang thông tin điện tử tổng hợp tintucnamdinh.vn; đồng thời có văn bản đề nghị Trung tâm Internet Việt Nam dừng hoạt động của tên miền tintucnamdinh.vn.
Lý do, trang thông tin điện tử tổng hợp tintucnamdinh.vn đã sử dụng tên miền gây nhầm lẫn với cơ quan báo chí; đăng tải tin bài từ một số báo điện tử trong khi chưa có văn bản cho phép đăng lại tin bài của các báo điện tử; nội dung quảng cáo trên trang thông tin điện tử tổng hợp xuất hiện những hình ảnh, từ ngữ, không phù hợp văn hóa.
(Theo Người lao động)
Hải Dương: Đình chỉ nữ cán bộ xã thu tiền người dân để có thẻ đi đường
Tối 1/10, lãnh đạo UBND huyện Nam Sách cho biết cơ quan chức năng vừa có quyết định đình chỉ công tác đối với bà Đặng Thị Hường - cán bộ Văn phòng thống kê xã Cộng Hòa.
Cụ thể, bà Hường bị đình chỉ công tác để phối hợp với đoàn kiểm tra của huyện làm rõ vi phạm liên quan việc thu 20.000 đồng của nhiều người dân trong xã (chủ yếu là công nhân) khi tổ chức ký giấy cam kết "một cung đường - hai điểm đến" để những công nhân này đủ điều kiện đi qua các chốt kiểm soát trên địa bàn xã.
Một cán bộ xã thu tiền người dân để có thẻ đi đường. Ảnh: Tuổi Trẻ Online
Trước đó, ngày 28/9, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 huyện Nam Sách cũng đã có quyết định kỷ luật khiển trách đối với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 xã Cộng Hòa vì để xảy ra sự việc trên.
Theo báo cáo của Đảng ủy, UBND xã Cộng Hòa, ngày 29/7, nhằm thực hiện các biện pháp cấp bách trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên địa bàn huyện Nam Sách, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 xã Cộng Hòa đã triển khai việc tổ chức cho công nhân trên địa bàn xã ký cam kết “một cung đường - hai điểm đến”.
Việc cấp bản cam kết được thực hiện từ chiều tối ngày 29/7 đến 22h ngày 30/7.
Tuy nhiên, do không nắm rõ các quy định của pháp luật về công tác thu phí, lệ phí nên cán bộ Văn phòng thống kê xã Cộng Hòa đã áp dụng mức thu 20.000 đồng/ 1 công nhân khi đến xác nhận chữ ký.
Trong quá trình thực hiện, không xuất biên lai thu, không lập danh sách nộp tiền.
Việc thu tiền được thực hiện tại bộ phận một cửa và có bàn giao cho thủ quỹ của UBND xã. Tổng số tiền thu được là 19.660.000 đồng.
Ngay sau khi phát hiện sự việc, huyện Nam Sách đã tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm; chỉ đạo Đảng ủy, UBND xã Cộng Hòa cử cán bộ trực tiếp đến gia đình công nhân trả lại toàn bộ số tiền đã thu.
Đến hết ngày 23/9, cán bộ xã được phân công đã hoàn trả lại số tiền đã thu.
Ban Thường vụ Huyện ủy Nam Sách đã giao Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy tiến hành làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm theo quy định đối với các vi phạm trước ngày 5/10.
(Theo Người đưa tin)