Nhiều năm trôi qua, vụ việc vợ cắt “của quý” của chồng tại xã Mỹ Thạnh Tây (huyện Đức Huệ, Long An) vẫn là chủ đề bàn tán của người dân địa phương mỗi khi rảnh rỗi, tụ họp.
Cặp vợ chồng tạo ra câu chuyện “để đời” ấy là Trần Thị Hoa và Nguyễn Văn Hạnh. Đến nay, nhiều người vẫn cho rằng, chị Hoa vì ghen tuông nên quyết định “triệt sản” chồng, để anh ta không có cơ hội ra ngoài “trăng gió” nữa. Tuy nhiên khi gặp lại người phụ nữ dại dột trong, chúng tôi đã biết được những ẩn ức khó nói phía sau.
Từ mối tình “trâu quá sá, mạ quá thì”
Hơn 10 làm vợ Hạnh là từng ấy thời gian chị Hoa (49 tuổi, ngụ ấp Dinh, xã Mỹ Thạnh Tây, huyện Đức Huệ, Long An) phải sống trong cảnh “địa ngục trần gian”. Hạnh kém chị 5 tuổi, vốn nghiện rượu lại bản tính hung bạo. Ngược dòng ký ức, chị Hoa kể, chị và Hạnh vốn là người cùng ấp. Hạnh mồ côi cha mẹ từ nhỏ, nhà chỉ có hai chị em nương tựa nhau mà sống. Thuở nhỏ, Hạnh theo người chị xa xứ mưu sinh, cho đến khi trưởng thành mới quay về quê cũ. Có lẽ cũng vì gia cảnh như vậy nên khi đã gần 35 tuổi, anh ta vẫn lẻ bóng đi về. Về phần chị Hoa, so với các anh chị em trong nhà chị cũng phải chịu nhiều thua thiệt. Tính nết thùy mị, nhưng vẻ ngoài của chị trông thô kệch, thiếu hòa hợp, lại thấp lùn nên chẳng người đàn ông nào ngó ngàng tới. Tuổi xuân của người con gái mang nhiều mặc cảm cứ như vậy trôi qua trong thầm lặng. Nhà có cô con gái đang trong cảnh “lỡ thì”, cha mẹ chị Hoa “đứng ngồi không yên”. Họ ngược xuôi nhờ người mai mối, mong sao đứa con kém nhan sắc có được tấm chồng.
Chị Hoa nhớ lại cuộc hôn nhân “ghép nhầm” của mình
Sau khi tìm hiểu, chị gái Hạnh đã “bắt được sóng” từ gia đình ông Tám (cha chị Hoa - PV). Một ngày đẹp trời, người chị này đã mang trầu cau đến thưa với ông bà Tám, xin cho em trai được nên duyên với người con gái “quá lứa” của ông bà. Lời đề nghị của “nhà trai” khiến vợ chồng ông Tám vui “như mở cờ trong bụng”. Vậy là cuối cùng, ông bà cũng kiếm được một người chồng tử tế cho đứa con gái “ế ẩm”. Ông Tám chắc mẩm, dù nhà Hạnh nghèo khó nhưng hai vợ chồng hòa thuận, chịu khó làm ăn thì chẳng mấy chốc sẽ có của ăn của để. Ngay sau khi đôi bên thuận tình, hai gia đình nhanh chóng làm vài mâm cơm mừng cho cặp đôi “trâu quá sá, mạ quá thì” nên nghĩa vợ chồng. “Cũng chẳng ra xã đăng ký kết hôn gì. Trước ngày cưới, tôi gặp anh ta có 2 lần, nói với nhau được năm ba câu gì đó rồi cứ thế về ở với nhau”, chị Hoa nhớ lại. Cưới xong, được bố mẹ cắt cho ít đất, đôi uyên ương cất gian nhà nhỏ ra ở riêng rồi tự bươn chải mưu sinh. Ban đầu, cuộc sống hôn nhân khiến chị Hoa vô cùng mãn nguyện. Kết duyên với người đàn ông ít hơn mình 5 tuổi, lại hiền lành chịu khó, chị Hoa cũng có phần “nở mày nở mặt” với bạn bè. Nhất là đối với những người hay buông lời xỉa xói, giễu cợt chị trước đó.
Nhưng niềm kiêu hãnh ấy của chị Hoa đã nhanh chóng tắt ngấm. Về ở với nhau một thời ngắn, chị đã kịp nhận ra bản chất của Hạnh. Ngôi nhà tưởng chừng là tổ ấm hạnh phúc lại trở thành nơi chứng kiến những ngày tháng tăm tối nhất trong cuộc đời người phụ nữ kém may mắn này. Khác hẳn với vẻ ngoài hiền lành trước đây, sau khi lấy vợ, Hạnh thường xuyên la cà quán xá nhậu nhẹt. Chị Hoa cũng không biết chồng biến thành “đệ tử” của Lưu Linh từ khi nào. Nhưng điều chị rõ nhất là mỗi lần say, Hạnh thường kiếm chuyện rồi đánh đập vợ mà không cần lý do. Hung khí Hạnh dùng khi là đòn gánh, khi là thanh sắt, hay bất cứ vật dụng gì trong nhà như cái ghế, khúc gỗ, con dao…, vớ được gì là Hạnh mang nện vợ bằng thứ đó.
Ban đầu, chị Hoa chỉ biết cắn răng chịu đựng nhưng từ khi mang thai đứa con đầu lòng thì chị đã biết chạy trốn, kêu cứu. Chị lo sợ Hạnh sẽ làm hại đến “giọt máu” trong bụng. Vì vậy, mỗi khi thấy chồng say xỉn chị phải tìm cách lánh mặt, đợi khi chồng ngủ say mới dám vào nhà. Sau này, những người hàng xóm tốt bụng cho chị tá túc đều bị Hạnh kiếm chuyện gây sự. Sợ họ bị liên lụy chị lại chấp nhận “sống chung với lũ”. Nếu trước đây bị chồng đánh, chị thường che mặt hoặc vái lạy van xin thì giờ đây chị chỉ ôm bụng. Chị cố chống đỡ để chồng không đạp vào bụng mà ảnh hướng đến con. Thậm chí có những đêm, chị chọn ngủ vạ vật ngoài đường như một kẻ ăn mày hơn là về căn nhà có người chồng bạc ác. “Ngủ ngoài đường tôi còn thấy an toàn hơn trong ngôi nhà của mình. Đã nhiều lần, anh ta đánh tôi đến mức phải nhập viện. Tôi cũng từng nhờ chính quyền địa phương can thiệp. Hạnh cũng hứa sửa đổi, cam kết không để xảy ra những chuyện như vậy nữa, nhưng chỉ được một thời gian thì mọi chuyện lại đâu vào đấy”, chị Hoa tâm sự.
Căn nhà từng là “địa ngục trần gian” đối với chị Hoa.
Cắt “của quý” chia đôi nghĩa vợ chồng
Thời gian sau, tòa sơ thẩm tuyên chị Hoa 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo. Phiên tòa đã khép lại nhưng Hạnh vẫn thấy án của vợ là quá nhẹ, anh ta tiếp tục kháng cáo nhưng tòa các cấp đều giữ nguyên bản án sơ thẩm. Lúc đó, chị Hoa cũng hy vọng, sau chuyện này hai vợ chồng có thể hàn gắn lại tình cảm. Nhưng hành động cạn tình của Hạnh cũng đặt dấu chấm hết cho cuộc hôn nhân không hạnh phúc này. Chị Hoa cho biết, sau khi tan vỡ, Hạnh theo chị gái về Bình Dương sinh sống, lấy một người phụ nữ khác và có thêm 2 người con trai. Mấy năm sau chị Hoa đi “bước nữa”, cuộc sống cũng yên ấm, hạnh phúc. Người con chung của hai người vẫn qua lại nhà cha mẹ thường xuyên. Một kết thúc có hậu cho hai số phận bị ông Tơ, bà Nguyệt “ghép nhầm”. |
Đã hơn một lần, chị Hoa định ôm con bỏ đi, thoát khỏi cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, nhưng nghĩ đến đứa bé còn quá nhỏ chị lại không đành. Chị nghĩ rằng, con cần có cha. Hơn nữa, Hạnh dù tàn nhẫn với vợ nhưng đối với con cái lúc nào cũng yêu thương. Điều đó khiến cho chị Hoa được an ủi phần nào và cứ hết lần này đến lần khác đều bỏ qua cho chồng. Một lý do tế nhị nữa khiến chị phải cam chịu cuộc sống “ngục tù”, cũng là bởi chị từng là gái “quá lứa lỡ thì”, nếu hạnh phúc bị đổ vỡ, người ta sẽ lại có cơ hội đàm tiếu về chị. Nhưng “cây muốn lặng mà gió chẳng đừng”, Hạnh ngày càng trở nên quá đáng. Gã bỏ mặc gánh nặng mưu sinh cho vợ, đắm chìm trong những cơn say bất tận. Những trận đòn vô cớ mà chị Hoa phải chịu đựng cũng dần tăng theo. Cuộc sống không hòa thuận, cãi vã xô xát thường xuyên xảy ra và nó đã quá sức chịu đứng của người phụ nữ bất hạnh. Cuối năm 2006, chị Hoa đành đưa con trai về nhà người chị ruột gần đó sinh sống.
Chị Hoa kể, thời gian mẹ con chị lánh nạn ở nhà chị gái, Hạnh vẫn thường xuyên đến đe dọa đánh đập. Ngay cả vợ chồng người chị gái cũng bị Hạnh kiếm chuyện gây hấn. Và bi kịch đã xảy ra vào trưa ngày 6/1/2007, khi chị Hoa trở về nhà cho bò và heo ăn thì phát hiện đống rơm đã bị chồng đốt cháy rụi. Trước sự quá đáng của chồng, chị giận dữ vào nhà hỏi cho ra nhẽ. Hạnh “lý giải” bằng cách lao vào bóp cổ vợ, đẩy chị Hoa vào tường đấm đá túi bụi. Người cháu gái gần đó nghe tiếng kêu thất thanh liền sang can ngăn. Uất ức dồn nén bấy lâu bùng phát khiến chị Hoa không làm chủ được hành vi của mình. Sau khi cùng đứa cháu đè ngã chồng xuống đất, chị lấy con dao gọt hoa quả trên mặt bàn rồi cắt phăng “của quý”. Đến khi gã chồng hung bạo mặt mày tái mét, máu chảy đầm đìa, cuống quýt van xin thì chị mới dừng tay.
Lần đó, Hạnh may mắn được bệnh viện “lắp ráp” lại “súng ống” kịp thời, tỷ lệ thương tật được xác định 15%. Ngay sau đó, chị Hoa đã ý thức hành động vừa gây ra là dại dột. Chị tâm sự: “Vợ chồng hết tình thì còn nghĩa, vậy nên sau khi hành động như vậy tôi đã rất hối hận. Tôi bị bắt nhưng được gia đình bảo lãnh cho tại ngoại. Tôi đến bệnh viện thăm nhưng Hạnh và gia đình bên ấy đã đuổi tôi đi. Người ta còn đàm tiếu rằng, tôi ghen tuông vì chồng trăng hoa nên mới có hành động cạn nghĩ như vậy. Nhưng “ngồi gần lửa mới nóng mặt”, anh ta khác gì Chí Phèo, chỉ có rượu thôi, chẳng phải trai gái gì. Có cho vàng người ta cũng chẳng dám dính vào anh ta chứ đừng nói đến chuyện bồ bịch”, chị Hoa khẳng định.