Theo truyền thống lâu đời của địa phương, cô gái này đã kết hôn với 5 anh em ruột trong cùng một nhà. Khi sinh con, cô hoàn toàn không biết ai là bố của đứa trẻ.
Cô Rajo Verma, hiện 28 tuổi, sống tại một ngôi làng nhỏ nghèo ở gần thành phố Dehradun, bang Uttarakhand, Ấn Độ. Cô đã kết hôn với 5 người chồng và tất cả họ đều là anh em ruột. 6 người họ sống chung trong một nhà, ngủ trên một tấm chăn được trải trên nền đất. Mỗi đêm, cô Rajo lại ngủ với một người anh em khác nhau nên sau khi sinh cậu con trai đầu lòng, cô hoàn toàn không biết ai là bố đứa trẻ.
Điều này nghe có vẻ kỳ lạ nhưng thực chất, đó là truyền thống lâu đời tại ngôi làng này. Khi một người phụ nữ kết hôn với người đàn ông nào đó, cô ta cũng phải cưới luôn các anh em khác của chồng mình. "Ban đầu tôi cũng hơi khó xử nhưng bây giờ đã quen rồi. Tôi không thiên vị người chồng nào hơn cả", cô Rajo chia sẻ trên tờ The Sun.
Cô Rajo đã cùng lúc kết hôn với 5 người chồng.
Năm 2009, cô Rajo đã kết hôn với người chồng đầu tiên là Guddu trong một cuộc hôn nhân theo đạo Hindu. Theo phong tục địa phương, sau đó, cô Rajo cũng phải kết hôn với 4 người anh em ruột khác của anh Guddu là Baiju, 32 tuổi, Sant Ram, 28 tuổi, Gopal, 26 và Dinesh, 19 tuổi.
Mặc dù phải chia sẻ vợ với nhiều người khác nhưng anh Guddu dường như không tỏ ra khó chịu. Anh chia sẻ: "Tất cả chúng tôi đều có quan hệ tình dục với cô ấy nhưng tôi không cảm thấy ghen tuông. Chúng tôi là một gia đình lớn hạnh phúc".
Cô Rajo cho biết, cô hoàn toàn chấp nhận 5 người chồng của mình bởi trước đó, mẹ của cô cũng từng kết hôn với 3 anh em trong một nhà. Họ lần lượt "ân ái" với nhau mỗi đêm nhưng không hề có giường, mọi người đều ngủ cùng nhau trên một tấm chăn trải dưới nền nhà. "Tôi nhận được nhiều sự chú ý và yêu thương hơn hầu hết những bà vợ khác", cô Rajo tự hào chia sẻ.
Cô Rajo không hề biết bố của con trai mình là ai.
Trước đây, truyền thống đa phu khá rộng rãi tại Ấn Độ nhưng càng về sau, khi xã hội phát triển hơn, truyền thống này đã bị mai một dần, chỉ còn xuất hiện ở một vài vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số hoặc ngôi làng nghèo. Một người phụ nữ thường lấy nhiều hơn một người chồng và đàn ông sẽ là người thống trị trong xã hội. Một người phụ nữ sẽ kết hôn với cả anh em của chồng mình, với mục đích giữ gìn đất đai của gia đình, không phải chia cắt cho bất cứ ai.
Các nhà nhân chủng học tin rằng phong tục này bắt nguồn từ cuốn sử thi tiếng Phạn nổi tiếng Ấn Độ có tên Mahabharatha. Trong đó có ghi, công chúa Draupadi - con gái của vua Pancha đã kết hôn cùng lúc với 5 anh em ruột để giữ gìn đất đai canh tác của gia đình. Hiện nay, chế độ đa phu này vẫn có thể được tìm thấy ở một số khu vực gần dãy núi Himalaya hoặc một số khu vực miền núi Tây Tạng.
Cô Rajo hoàn toàn cảm thấy thoải mái với cuộc sống của mình.
Đối với những người sống tại các khu vực này, chế độ đa phu không chỉ giúp họ giữ gìn được đất đai của gia đình mà còn là giải pháp cho những người đàn ông khó khăn trong việc đi tìm vợ, đặc biệt là ở những nơi thiếu hụt phụ nữ như Ấn Độ và Trung Quốc.
Mặc dù khi những đứa trẻ chào đời, chúng không thể biết ai là bố ruột của mình nhưng vì nghèo khó và xa xôi, hầu như không có ai đi xét nghiệm ADN để xác định quan hệ huyết thống. Mãi cho tới vài năm gần đây, một số người mới sử dụng phương pháp xét nghiệm ADN để giải quyết vấn đề tranh chấp và thừa kế.