Đại gia xà bông một thời: Sở hữu tài sản kếch xù, trắng tay vì ham mê đỏ đen, cuối đời sống trong cô độc

NGỌC HÀ - Ngày 09/06/2022 12:10 PM (GMT+7)

Những đồng tiền “đội nón” ra đi tại trường đua ngày càng nhiều cũng là lúc vợ ông Lâm chuyển từ trách móc sang khuyên nhủ ông nên tỉnh ngộ, thoát khỏi trò đỏ đen này. Song ông không nghe, quyết tâm trở thành cao thủ trường đua.

Người giàu khác người nghèo ở chỗ có quá nhiều thứ để mất hơn, vì thế thất bại bao giờ cũng nặng nề và để lại nhiều đắng cay. Điển hình như câu chuyện của chủ hãng xà bông ở Sài Gòn trắng tay sau thời kỳ hoàng kim dưới đây.

Người đàn ông nghèo và thương hiệu xà bông cây nức tiếng Sài Gòn

Ông Trương Lâm (SN 1958, TP.HCM) từng là chủ hãng xà bông ở mạn Chợ Lớn – Sài Gòn với khối tài sản kếch xù khiến bao người ngưỡng mộ và ghen tị. Hơn cả, ông có một gia đình hạnh phúc với vợ đẹp, con khôn… Song “sóng gió” ập tới khiến vị đại gia mất tất cả trong tích tắc.

Người đàn ông ngoài tuổi lục tuần sinh ra trong gia đình có cha mẹ là người gốc Hoa. Trước giải phóng, ông đi khắp Sài thành làm thuê làm mướn với hi vọng kiếm đủ tiền nuôi thân và phụ giúp cha mẹ trang trải cuộc sống cùng cực.

“Đất nước độc lập, tôi nhận bỏ mối xà bông cây của hãng xà bông Huệ Vân khắp các chợ, hợp tác xã trong thành phố, đồng thời mày mò kỹ thuật nấu xà bông. Và với bản tính chịu khó học hỏi, tôi đã nhanh chóng thành thạo nghề”, ông Lâm tự hào.

Ông Trương Lâm (SN 1958, TP.HCM) từng là chủ hãng xà bông ở mạn Chợ Lớn – Sài Gòn với khối tài sản kếch xù khiến bao người ngưỡng mộ và ghen tị.

Ông Trương Lâm (SN 1958, TP.HCM) từng là chủ hãng xà bông ở mạn Chợ Lớn – Sài Gòn với khối tài sản kếch xù khiến bao người ngưỡng mộ và ghen tị.

Có cái nghề trong tay, ông Lâm tự tin cưới vợ và sinh con để yên bề gia thất. Sau đó ông mạnh dạn vay mượn thêm người thân tiền mở xưởng nấu xà bông, gây dựng hãng xà bông cây Thuận Phát.

Ông nhớ lại: “Nhờ chăm chỉ lấy xà bông đi bỏ mối ở các chợ… mà tôi mới tích cóp được ít vốn. Tôi đã chơi liều vay thêm anh em đầu tư máy dập điện, máy ép… để làm xà bông cây. Thời gian đầu, xà bông cây chỉ giúp gia đình tôi đủ ăn qua ngày bởi lãi lời rất ít. Nhưng càng làm tôi càng phất lên như “diều gặp gió”. Từ từ tôi đã làm nên sự nghiệp cho riêng mình, có của ăn của để. Đặc biệt hãng xà bông Thuận Phát nổi khắp các khu chợ ở Sài Gòn”.

Hai bàn tay trắng làm nên tiền bạc khiến ông Lâm trân trọng đồng tiền hơn tất cả. Ông dặn lòng không được phép sa đà vào cám dỗ, vậy mà trong một lần đi giao hàng qua trường đua ngựa, ông đã bị “hút” bởi tiếng hò hét huyên náo bên trong.

Ông Lâm xót xa khi nhớ lại quá khứ. 

Ông Lâm xót xa khi nhớ lại quá khứ.

Ông bảo vì quá tò mò nên đã mua vé vào xem trong đó có gì vui? Khi nghe nhân viên giới thiệu cách đặt cược cũng như giải thưởng lớn, ông đã rất hứng thú nên rút tiền ra chơi thử. “Hôm đó con ngựa mà tôi đặt cược đã về cuối chặng, thua cuộc. Tôi tức quá nên quyết định phải trả thù. Ngày nào tôi cũng ghé trường đua ngựa để cược với mong muốn được một lần cảm nhận cảm giác của người thắng cuộc. Tuy nhiên tôi càng chơi càng thua đậm”, vị đại gia xà bông tâm sự.

Mất tất cả vì trò đỏ đen

Những đồng tiền “đội nón” ra đi tại trường đua ngày càng nhiều cũng là lúc vợ ông Lâm chuyển từ trách móc sang khuyên nhủ ông nên tỉnh ngộ, thoát khỏi trò đỏ đen này. Song ông không nghe, quyết tâm trở thành cao thủ trường đua, vì thế những đồng tiền cuối cùng dần tiêu tan, xưởng hãng xà bông cây phá sản. Ông trở thành kẻ trắng tay, vợ tức giận nên cũng ôm 2 con về ngoại sinh sống.

“Hết tiền, tôi sống một mình trong căn nhà tồi tàn ở phường 12, quận 8 – nơi không có điện, cũng chẳng có nước. Tôi phải tận dụng nước mưa làm nước ăn uống và sinh hoạt, song đến mùa khô thiếu nước lắm.

Căn nhà tồi tàn của ông Lâm 

Căn nhà tồi tàn của ông Lâm

Mới đây, tôi nảy ra ý tưởng bán đậu phộng rang. Tôi đã tự làm mọi thứ từ tờ giấy bọc bên ngoài cho đến công đoạn gói ghém. Mỗi gói, tôi bán với giá rất rẻ, từ 2.000 – 3.000 đồng. Người ta thắc mắc sao tôi bán rẻ đến thế? Thực sự tôi muốn gây ấn tượng với người tiêu dùng. Từ đó tôi tiếp tục khởi nghiệp và khi có tiền sẽ gây dựng lại thương hiệu xà bông cây ”, ông Lâm chia sẻ.

Chứng kiến ảnh bần khổ của ông Lâm, nhiều chiến hữu năm xưa đã không cầm nổi nước mắt. Họ ngỏ lời thuê hoặc mua lại căn nhà nhưng ông không đồng ý. Ông bảo đó là căn nhà chứa đựng bao kỷ niệm với vợ con. Ông vẫn nuôi hi vọng một ngày nào đó họ sẽ tha thứ cho ông và quay trở về.

Người bố hối hận khi đặt tên hai con gái theo kiểu Hàn Quốc, vài năm sau lại là niềm tự hào không ngờ
Chỉ vì hâm mộ diễn viên nổi tiếng trong phim Hàn và các cầu thủ đá bóng lừng danh thế giới, người cha đã quyết định đặt tên cho con mình giống hệt thần tượng.

Tin tức 24h

NGỌC HÀ (Nguồn: Lê Thân Thiện)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h