Đại úy trẻ hy sinh khi cứu hộ Rào Trăng 3: "Thuốc mua về còn chưa kịp uống"

Ngày 17/10/2020 08:11 AM (GMT+7)

Đang trực ở đơn vị, Đại úy Nguyễn Cảnh Cường nhận được lệnh liền lên đường cứu hộ cứu nạn mà chưa kịp ghé nhà thăm bố mẹ và sắc thuốc uống.

Đại úy trẻ hy sinh khi cứu hộ Rào Trăng 3: amp;#34;Thuốc mua về còn chưa kịp uốngamp;#34; - 1

Người lính năm xưa Nguyễn Cảnh Anh nức nở mỗi khi xem dòng tin nhắn của con trai

Dòng tin nhắn cuối cùng

Ngày 16/10, thành phố Vinh mưa trắng trời. Không khí tang thương bao trùm con ngõ nhỏ vào nhà Đại úy Nguyễn Cảnh Cường (SN 1991) - một trong những chiến sĩ Quân khu 4 vừa hi sinh trong lúc làm nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn ở thủy Điện Rào Trăng 3 (Huế).

Từng là người lính, chưa có khó khăn gian khổ nào chưa nếm, ấy vậy mà chiều tối 15/10, sau khi thi thể đoàn cán bộ, chiến sỹ bị lở đất vùi lấp ở Trạm kiểm lâm 67 (thuộc địa phận xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) được tìm thấy, ông Nguyễn Cảnh Anh (SN 1961, bố Đại úy Cường) như quỵ ngã.

Ngay trong đêm 15/10, vợ, con trai cả, con rể và con dâu út của ông, theo xe đơn vị vào Huế. Mọi việc trong nhà cũng như công tác chuẩn bị tang lễ đều nhờ người thân, bà con lối xóm và các chiến sĩ ở Lữ đoàn thông tin 80, Quân khu 4 và Ban chỉ huy quân sự TP Vinh giúp đỡ, lo liệu.

Thu mình trong một góc tường, ông Anh cứ ôm khư khư chiếc điện thoại di động. Thi thoảng, ông lại lần dở những dòng tin nhắn của con trai trước khi gặp nạn ra xem. Ông ngồi chết lặng như pho tượng, chỉ hai dòng nước mắt cứ chảy dài trên gò má người đàn ông đã đi quá nửa cuộc đời.

Theo những người trong gia đình, Đại úy Nguyễn Cảnh Cường sinh năm 1991. Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, anh luôn tâm niệm sẽ tiếp nối truyền thống quân ngũ của ông nội và bố mẹ nên đã thi vào Trường Sỹ quan thông tin. Tốt nghiệp loại xuất sắc, Nguyễn Cảnh Cường được điều về công tác tại Lữ đoàn thông tin 80, Quân khu 4.

Trải qua nhiều vị trí công tác, mới đây Cường được bổ nhiệm làm Đại đội trưởng. So với tuổi đời và cấp hàm thì anh là một trong những sỹ quan trẻ tuổi nhất của lực lượng vũ trang Quân khu 4.

Nhìn vào dòng tin nhắn của con trai, ông Anh nói trong nước mắt: Đợt mưa lũ vừa rồi Cường trực ở đơn vị thì nhận lệnh đi Huế luôn chứ không về qua nhà. Ngày 12/10 có thông tin xảy ra sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3, Cường nhắn tin về bảo con cùng Phó Tư lệnh Nguyễn Văn Man và anh em vào hiện trường khảo sát để lên phương án cứu nạn, cứu hộ. Từng là người lính, ông Anh hiểu nhiệm vụ của con và các đồng đội nên chỉ động viên, dặn con đảm bảo an toàn.

Kể đến đây, người lính năm xưa nấc lên nghẹn ngào: Chiều 12/10, tôi nhắn tin hỏi tình hình, Cường gửi về 2 bức ảnh, nói đang xuống vùng lũ. Sau đó tôi gọi điện, nhắn tin nhưng Cường không trả lời. Tôi chỉ nghĩ là trời mưa, xe không đi được nữa, con hành quân bộ không nghe được. Ngờ đâu đó là dòng tin nhắn cuối cùng Cường gửi về...

Đại úy trẻ hy sinh khi cứu hộ Rào Trăng 3: amp;#34;Thuốc mua về còn chưa kịp uốngamp;#34; - 2

Tiếng là ở gần nhà nhưng vì đặc thù công việc nên vợ chồng Cường không mấy khi gặp nhau

Mới cưới vợ, chưa kịp sinh con

Những ngày qua, thông tin về vụ sạt lở ở Trạm kiểm lâm 67 (thuộc địa phận xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) được báo chí và truyền thông đưa tin liên tục. Thế nhưng, những người hàng xóm dường như vẫn chưa tin vào sự thật là Đại úy Nguyễn Cảnh Cường đã mãi mãi nằm xuống. Một người không kìm nổi nước mắt “Cường còn trẻ quá, mới lấy vợ được 10 tháng, hai vợ chồng còn chưa kịp có con...”

Theo hàng xóm, Đại úy Nguyễn Cảnh Cường lấy vợ (công tác tại một bệnh viện trên địa bàn TP Vinh, Nghệ An) vào tháng 12/2019. Quy định 2 tuần được về nhà một lần nhưng mỗi khi anh em trong đơn vị có việc gấp là Cường xung phong trực thay, thành thử có khi cả tháng mới về nhà. Mang tiếng là công tác gần nhà nhưng vì đặc thù công việc nên vợ chồng anh Cường không mấy khi được gần nhau.

Mới đây, sau khi hoàn thành đợt huấn luyện ở Nam Đàn (Nghệ An), Cường được nghỉ 2 ngày cuối tuần nhưng vợ anh lại ra Hà Nội học. Cường bắt xe khách ra Hà Nội gặp vợ nhưng vợ đang chăm chị gái mới sinh. Vì không tiện nên Cường lại bắt xe về, cuối cùng vẫn không gặp được vợ...

Về đến nhà, Đại úy Nguyễn Cảnh Cường lại vội vàng lên đơn vị. Sau đó, anh nhận lệnh, lên đường.

“Vợ chồng nó cưới nhau đã lâu nhưng chưa có gì nên cũng sốt ruột. Vừa rồi 2 vợ chồng có tranh thủ đi khám rồi lấy thuốc về uống, ngờ đâu chưa kịp uống thang nào thì Cường đã đi mất rồi”, ông Anh quay mặt khóc nức nở.

Ám ảnh tiếng khóc ai oán của người chồng mù: Ai giết vợ tôi rồi?
Tiếng khóc ai oán của người chồng mù trong đêm vợ của anh bị hại ám ảnh nhiều người . Nỗi đau, mất mát quá lớn khiến anh và 3 con nhỏ không thể nguôi...
Theo Sỹ Hòa
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h