Người đàn ông đang đi đào măng trên núi thì vô tình đào phải một vật cứng. Ông vội lấy lên thì phát hiện đó là một "chiếc chân giò lợn".
Trung Quốc là một quốc gia có lịch sử lâu đời. Những năm gần đây, vô số các di tích văn hóa đã được khai quật. Những chuyện đào được cổ vật hay vô tình thấy cổ vật trong gia đình được cha ông truyền lại không ít. Các triều đại phong kiến ngày xưa từng có rất nhiều đồ cổ và một số đã được trưng bày ở các phòng văn hóa quốc gia.
Chương trình thẩm định ra đời cũng để đánh giá những cổ vật và đưa vào di tích lịch sử. Chương trình thu hút nhiều người mang đồ vật đến thẩm định và ngày càng thấy được sự đa dạng về đồ cổ của Trung Quốc.
Người đàn ông đi hái măng vô tình đào trúng miếng "chân giò lợn"
Mới đây, một người đàn ông đang hái măng thì vô tình cuốc vào một vật gì đó cứng cứng. Ban đầu ông không để ý nhiều nhưng lại nghĩ đến chuyện nhiều người đào được báu vật trong lòng đất nên người đàn ông vội vàng moi lên. Đó là một hòn đá khá nặng, nhìn hơi khác lạ. Người đàn ông chưa biết đó là vật gì nhưng vẫn mang về nhà.
Sau khi trở về, người đàn ông mang viên đá ra rửa bụi bẩn thì người phát hiện nó rất sáng, giống như pha lê, bề ngoài nhìn giống một chiếc chân giò lợn. Các chi tiết từ cái móng lợn đến phần thịt đỏ, phần lông… đều sắc nét và rõ ràng. Ông nhận định đây chắc chắn phải là một vật có giá trị vì hình thù khác biệt này.
Ông nhờ các chuyên gia thẩm định và bất ngờ khi biết đó là "đá thịt lợn", rất có giá trị
Vì vậy, người đàn ông đã mang món đồ đến di tích văn hóa địa phương nhờ những người có tầm hiểu biết thẩm định. Sau khi thẩm định, các chuyên gia phát hiện "chiếc chân lợn" này là "đá caixia" vì thành phần chính của nó là canxi cacbonnat được trộn vào đá trong quá trình đúc khuôn. Nhìn viên đá có nhiều màu sắc giống với thịt lợn nên được gọi là "đá lợn".
Thông tin người đàn ông đào được "kho báu" nhanh chóng lan rộng, hàng chục người đến tận nhà hỏi thăm tình hình và xem "đá lợn". Ông bán món đồ cho một người khác với giá 1 nghìn tệ (3 tỷ đồng). Nhưng sau đó ông lại phát hiện người này bán lại món đồ đó với giá gấp 4 lần nên vô cùng hối hận.
Trên thực tế, do nguyên liệu khan hiếm và khó chế tạo nên "đá thịt lợn" ngày nay không thể tinh xảo, tự nhiên, có màu sắc và độ cứng được như món đồ ngày trước. Món đồ này của người đàn ông đào được là một món đồ tinh xảo, có giá trị cao, được điêu khắc kĩ càng. Tuy nhiên đó cũng không phải là một món đồ quá quý hiếm. Các chuyên gia nhận định nó cũng chỉ là một món đồ thủ công được làm một cách tỉ mỉ, chỉn chu mà thôi.
Đá thịt lợn có trong tự nhiên thuộc đá trầm tích, đá silic hoặc đá biến chất, trong quá trình vận động địa chất tiếp xúc với các khoáng chất khác
Theo tìm hiểu, đá thịt lợn có trong tự nhiên thuộc đá trầm tích, đá silic hoặc đá biến chất, trong quá trình vận động địa chất tiếp xúc với các khoáng chất khác, bị sắc hóa nên tạo thành hình dạng đặc thù như vậy. Đá thịt lợn quý giá ở chỗ nó có cả bì, các loại đá với màu đỏ và trắng đan xen có rất nhiều, nhưng chỉ có đá có cả bì mới được gọi là đá thịt lợn. Đá thịt lợn còn được gọi là đá phú quý, với mong muốn sẽ có thịt ăn hàng ngày, cuộc sống sung túc. Giá trị của một viên đá thịt lợn còn tùy thuộc vào màu sắc, hình dáng và độ tự nhiên của nó.