Dịch bệnh nhảy múa cuồng loạn: Một phụ nữ nhảy suốt 6 ngày đến chết, lây cho cả thành phố

Khánh Hằng - Ngày 12/07/2020 00:08 AM (GMT+7)

Hàng trăm người đã trở thành bệnh nhân của dịch bệnh kỳ lạ này và dù đã hơn 5 thế kỷ trôi qua, người ta vẫn không thể chắc chắn nguyên nhân khiến dịch bệnh xảy ra.

Vào mùa hè tháng 7/1518, cư dân tại thành phố Strasbourg, thuộc vùng Alsace, khi đó là một phần của Đế chế La Mã, sau này nằm ở miền đông bắc nước Pháp, đã vô cùng kinh ngạc và kỳ lạ khi thấy một người phụ nữ có tên Frau Troffea bước ra đường rồi liên tục nhảy múa không ngừng nghỉ. Không hề có nền nhạc, gương mặt cũng không chút cảm xúc, Frau nhảy múa điên loạn trong sự im lặng. Cô cứ nhảy như thế cho đến ngày thứ 6 thì dừng lại. Frau đã tử vong vì kiệt sức và mất nước. 

Ban đầu, những người dân cho rằng Frau gặp vấn đề về tâm thần hoặc bị ma ám nên mới có hành động kỳ lạ đến vậy. Nhưng không lâu sau đó, một người khác bắt đầu nhảy theo và có những dấu hiệu giống hệt Frau. Khoảng một tuần sau, có khoảng 34 người đã tham gia vào những điệu nhảy này.

Dịch bệnh nhảy múa cuồng loạn: Một phụ nữ nhảy suốt 6 ngày đến chết, lây cho cả thành phố - 1

Tới tháng 8/1518, hiện tượng nhảy múa cuồng loạn này đã ảnh hưởng tới khoảng 400 người trong thành phố Strasbourg. Tất cả họ đều có những hành động giống như cô Frau, nhảy múa điên cuồng cho tới chết. Nguyên nhân tử vong của họ hầu hết đều do kiệt sức, mất nước và một số người đột tử. Người ta gọi đây là dịch bệnh nhảy máu năm 1518.

Dịch bệnh kỳ lạ tưởng như chỉ là truyền thuyết hay truyện cổ dân gian này hoàn toàn là có thật, thậm chí còn được ghi chép trong lịch sử của thế kỷ 16. Thành phố Strasbourg không phải nơi duy nhất xảy ra dịch bệnh này. Một số thông tin cho rằng hiện tượng tương tự cũng đã xảy ra tại Thụy Sĩ, Đức và Hà Lan.

Dịch bệnh nhảy múa cuồng loạn: Một phụ nữ nhảy suốt 6 ngày đến chết, lây cho cả thành phố - 2

Nhà sử học John Waller, tác giả của cuốn sách "A Time to Dance, A Time to Die: The Extraordinary Story of the Dancing Plague of 1518" (tạm dịch: Thời gian để nhảy, thời gian để chết: Câu chuyện phi thường về bệnh dịch năm 1518"), đã nghiên cứu về dịch bệnh này suốt nhiều năm. Ông khẳng định dịch bệnh trên là có thật chứ không phải truyền thuyết do người ta kể lại.

John Waller đã ghi chép lịch sử về những cái chết do dịch bệnh nhảy múa, chẳng hạn như ghi chú của bác sĩ, bài giảng tại nhà thờ, biên niên sử tại địa phương và khu vực hay ghi chú của hội đồng thành phố Strasbourg.

"Những người này không phải bị run rẩy hay co giật, chân tay và cử chỉ của họ chỉ như thể họ đang cố tình nhảy múa", ông Hohn Waller nói. Vậy nguyên nhân gây ra dịch bệnh này là gì?

Trong nhiều năm, các nhà khoa học và chuyên gia đã đi tìm lời giải cho câu hỏi trên. Nhiều giải thuyết đã được đặt ra, có người cho rằng khoảng thời gian đó tại thành phố Strasbourg, nạn đói nghiêm trọng đang hoành hành, một cuộc khủng hoảng diễn ra, nhiều người phải bỏ đi ăn xin, bệnh đậu mùa và giang mai cũng diễn ra khắp nơi. Trong bối cảnh kinh tế - xã hội loạn lạc đó, rất có thể cô Frau và những người khác đã phải chịu áp lực và stress nặng nề, rối loạn tâm thần do căng thẳng, từ đó gây ra căn bệnh tâm lý hàng loạt, hay còn gọi là chứng rối loạn phân ly tập thể.

Dịch bệnh nhảy múa cuồng loạn: Một phụ nữ nhảy suốt 6 ngày đến chết, lây cho cả thành phố - 3

Trong khi đó, giáo sư John Waller cho rằng dịch bệnh này có thể bắt nguồn từ sự mê tín dị đoan. Nạn nhân hầu hết đều là những người nghèo, lại gặp phải nạn đói nên không biết nương tựa vào đâu ngoài tín ngưỡng tôn giáo. Họ có thể đã học theo thánh Vitus, một người tử vì đạo vào năm 303 sau Công nguyên, sau đó đã gửi xuống trần gian những điệu nhảy khiêu khích. Người dân đã nhảy múa với hy vọng sẽ được thần linh giúp đỡ.

Còn một giải thuyết khác về dịch bệnh nhảy múa năm 1518, đó là nó có liên quan tới nền nông nghiệp khi đó. Người dân có thể đã ăn phải nấm ergot, một loại nấm mốc độc hại mọc trên lúa mạch đen ẩm ướt, từ đó gây nên ảo giác rồi nhảy múa tới chết.

Đến tận bây giờ, đã hơn 5 thế kỷ trôi qua, vẫn chưa có lời giải nào chính xác cho dịch bệnh nhảy múa năm 1518. Nó vẫn là một trong những bí ẩn lớn nhất của thế lỷ 16.

Dịch bệnh nhảy múa cuồng loạn: Một phụ nữ nhảy suốt 6 ngày đến chết, lây cho cả thành phố - 4

Trở lại năm 1518, khi dịch bệnh ngày càng trở nên tồi tệ, hội đồng thành phố Strasbourg đã tìm đến các bác sĩ địa phương. Họ loại trừ các nguyên nhân chiêm tinh và siêu nhiên và tuyên bố rằng dịch bệnh này là "căn bệnh tự nhiên" do "máu nóng" gây ra.

Tuy nhiên, thay vì trích máu cho các bệnh nhân, các nhà chức trách lại nghĩ cách "lấy độc trị độc". Họ cho mở một sân khấu đến rồi thuê nhạc công tới để giúp các bệnh nhân nhảy múa. Đáng tiếc, dịch bệnh không những không được dập tắt mà còn bùng phát mạnh mẽ hơn, khiến hàng chục người chết.

Sau đó, những bệnh nhân được đưa đến ngôi đền trên núi Vosges để cầu nguyện. Tại đó, họ phải đi xung quanh ban thờ, chân mang giày đỏ. Vài tuần sau, dịch bệnh dần suy giảm. Một số bệnh nhân đã lấy lại được ý thức và quay về cuộc sống bình thường. Đến khoảng tháng 9/1518, dịch bệnh nhảy múa gần như chấm dứt.

Bí ẩn dịch bệnh cười: Hơn 1.000 người không thể ngừng cười nhiều ngày, 14 trường học phải đóng cửa
Những bệnh nhân mắc phải dịch bệnh cười có triệu chứng là cười không thể ngừng lại được dù thực sự họ không muốn thế, kéo theo đó là hàng loạt triệu...
Khánh Hằng
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chuyện lạ thế giới