Thời phong kiến việc dựng vợ, gả chồng luôn là do cha mẹ sắp đặt. Tuy nhiên với công chúa – những người con gái của vua thì việc lấy chồng cũng không phải điều đơn giản.
Thời kì phong kiến gần nhất với chúng ta chính là thời nhà Nguyễn vì vậy có rất nhiều câu chuyện của hoàng gia nơi cung thành hoa lệ cũng được lưu truyền cho đến ngày nay. Đặc biệt có chuyện lấy chồng của công chúa thời Nguyễn đã được ghi lại rất thú vị.
Theo ghi chép đăng trên Tập san Hội Đô thành hiếu cố (B.A.V.H) năm 1934 cho thấy chuyện cưới xin của các công chúa thời Nguyễn có rất nhiều điều lạ lùng, khiến chúng ta phải bất ngờ.
Triều đại nhà Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam vì vậy còn lưu truyền lại rất nhiều câu chuyện lịch sử thú vị. Nguồn ảnh: Redsvn.
Lập danh sách để chọn chồng cho công chúa
Theo ghi chép, khi công chúa đến tuổi cập kê thì theo truyền thống của hoàng gia, nhà vua sẽ giao cho Bộ Lại và Bộ Binh lập một danh sách các con, cháu và chắt của các công thần, đại thần, nhị thần trong triều đình. Trong danh sách ấy có ghi lại đầy đủ họ tên, tuổi và quê quán của các chàng trai rồi bẩm báo lên vua. Những người được chọn ít nhất phải đáp ứng các yêu cầu như đủ 16 tuổi trở lên, không có dị tật, dễ nhìn và thông minh.
Hình ảnh của công chúa Thuyên Hoa - em gái vua Thành Thái. Nguồn ảnh: Phụ nữ Việt Nam.
Sau đó nhà vua sẽ chỉ định một vị đại thần làm chủ hôn, một vị đại thần làm "chiếu liệu" – người ra lệnh. Cả hai vị này đều phải có gia đình đề huề, đông con cháu. Hai vị đại thần sẽ có nhiệm vụ chọn ra tối thiểu là 5 người ứng viên làm phò mã dựa trên nhân thân và tuổi hợp với công chúa. Và theo phong tục xem tuổi của người Việt Nam ta xưa là gái hơn hai, trai hơn một. Cuối cùng khi nhà vua chọn được người làm rể thì sẽ điểm một dấu son dưới tên người đó và đại thần sẽ đi báo đến gia đình nhà trai để bắt đầu chuẩn bị nghi thức kết hôn.
Chuyện bi hài của việc chọn chồng cho công chúa thời vua Tự Đức
Các ghi chép đã kể lại một câu chuyện chọn chồng cho công chúa thời vua Tự Đức thật sự khiến chúng ta bất ngờ. Đó là sau khi vua Thiệu Trị băng hà, triều đình phải để tang và vua Tự Đức phải để tang 3 năm. Trong 3 năm đó triều đình không được tổ chức hôn lễ nào. Vì thế sau 3 năm trong cung có tới 30 công chúa là con gái của vua Thiệu Trị và vua Tự Đức chưa lấy chồng, trong đó có những công chúa đã quá tuổi đào tơ từ lâu.
Hình ảnh của công chúa và phò mã nhà Nguyễn năm 1907. Nguồn ảnh: B.A.V.H
Khi lập danh sách tìm phò mã cho các công chúa thì có không ít người đã phải bỏ trốn khỏi kinh thành vì "được" chọn làm phò mã. Nguyên nhân bởi vì công chúa không chỉ lớn tuổi mà cũng chẳng có "sắc nước hương trời". Vì thế danh sách cũng phải mở rộng xuống con của các quan tam phẩm. Khi đó tên của các ứng viên sẽ được viết vào các tờ giấy, nếu công chúa rút được tên của ai thì sẽ lấy người đó làm chồng.
Quyền lợi của phò mã cũng hết sức hậu hĩnh
Các phò mã sẽ nhận được những quyền lợi vô cùng lớn sau khi kết hôn với công chúa. Đầu tiên sẽ được lĩnh 3000 quan tiền để mua nhà ở còn được gọi là phủ hoặc đệ, 30000 quan để mua đồ dùng, quần áo, trang sức. Các đồ dùng mà một phò mã cần sắm là: "Một bộ triều phục cho phò mã, một cái mũ có 5 con phượng gắn san hô và kim cương, một cái đai nạm vàng, một đôi hoa tai bằng vàng, một cái hộp nhỏ bằng vàng đựng đồ trang điểm, một cái gương có khung cẩn xà cừ và vàng, một cái hộp nạm vàng và xà cừ đựng đồ uống trà, một cái ống nhổ bằng vàng, nhiều tấm gấm thêu và lụa cải hoa, những đôi hài thêu và bít tất". Ngoài ra, cần có các đồ dùng cho gia đình như tủ bếp, bàn ghế, đồ dùng làm bếp, một chiếc thuyền bồng… Bên cạnh đó, triều đình cũng cấp cho phò mã 50 lính để hầu cận.
Theo quy định, các công chúa sẽ không được thấy mặt phò mã trước khi cưới. Nhưng các công chúa vì tò mò nên đi dò hỏi để biết người chồng tương lai của mình ra sao. Hôn lễ cuối cùng của công chúa triều Nguyễn là công chúa Tân Phong em của vua Thành Thái lấy Nguyễn Hữu Khảm, con của cố Kinh lược sứ Bắc Kỳ Nguyễn Hữu Độ.
Những câu chuyện lịch sử về các triều đại phong kiến của Việt Nam luôn hấp dẫn và thú vị. Thời nay nhìn lại thấy những điều đó hết sức lạ lẫm nhưng cũng phần nào cho chúng ta biết được ngày ấy cha ông ta đã có cuộc sống như thế nào.
Thái Tử Bảo Long – nhan sắc cực phẩm mà không nhiều người biết
Thái tử Bảo Long tên thật là Nguyễn Phúc Bảo Long (1936 – 2007), ông là hoàng thái tử cuối cùng của Việt Nam. Ông là con của vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu. Thái tử Bảo Long khi ấy là Đệ nhất nam nhân xứ An Nam. Có vẻ ngoài như vậy cũng là dễ hiểu bởi thái tử có mẹ là tường thành nhan sắc Đông Dương, có cha cũng là một nam nhân bảnh bao nức tiếng.
Ông có đôi mắt đặc trưng của người châu Á, có chiếc mũi cao, thẳng được người ta hay gọi là "sống mũi dọc dừa". Gương mặt của Thái tử thanh thoát, nhỏ gọn nhưng lại rất góc cạnh nên nhìn ông vừa có sự điềm tĩnh vừa có sự mạnh mẽ đầy chất nam nhi. Chính vì vậy mà Thái tử rất nổi tiếng với ngoại hình của mình.
Bên cạnh đó nhờ sự giáo dục khắt khe của gia đình với kiểu giáo dục Pháp, Thái tử Bảo Long còn là người rất tài giỏi. Ông thành thạo tiếng Pháp từ nhỏ và sau này còn biết sử dụng thành thạo tiếng Hy Lạp. Ông cũng là người học cao và biết nhiều.