Hội làng Triều Khúc có nhiều màn múa hát đặc sắc như rước kiệu, hát xênh, đặc biệt nhất là màn trai giả gái "đĩ đánh bồng".
Sáng 17/2 (mùng 10 Tết), làng Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) đã tổ chức lễ hội với nhiều màn hát, múa đặc sắc. Một trong những tiết mục thu hút sự quan tâm của nhiều người là điệu múa cổ "đĩ đánh bồng". Đây là một điệu múa do hai chàng trai đóng giả gái, hóa trang má phấn môi son, mặc quần áo mớ ba mớ bảy nhún nhảy vỗ trống Bồng đeo trước bụng.
Hội làng Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) có màn múa "đĩ đánh bồng" đặc sắc.
Những tiết mục này là do các chàng trai trong làng biểu diễn.
Màn giả gái trước khi biểu diễn.
Điệu múa này phục vụ cho việc tế lễ thánh làng Triều Khúc (Thanh Xuân, Hà Nội) là Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng.
Việc hóa trang đều do các trai làng tự thân chuẩn bị.
Đến nay "đĩ đánh bồng" được coi là điệu múa cổ xưa nhất Thủ đô, vẫn còn giữ được nét nguyên sơ vốn có.
Những chàng trai này phải luyện tập trước cả năm trời mới được biểu diễn trong các dịp lễ quan trọng của làng.
Một chàng trai má phấn môi son đẹp không kém các cô gái.
Trước bụng mỗi người đeo một chiếc trống bồng.
Những màn múa hát vui nhộn.
Vừa biểu diễn, các chàng trai vừa thể hiện sự lẳng lơ, bông đùa để gây sự chú ý của người xung quanh.
Nụ cười bông đùa của các chàng trai sau màn múa hát.
Các chàng trai chụp ảnh bên hoa không khác gì các cô gái.