Vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại, nhắn tin tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn.
Ngày nay, điện thoại di động trở thành "vật bất ly thân" của rất nhiều người. Tuy nhiên, việc sử dụng thiết bị thông mình này khi tham gia giao thông này lại tiềm ẩn nhiều hiểm họa khôn lường. Thời gian qua đã có không ít các vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra mà nguyên nhân từ việc dùng điện thoại khi lưu thông trên đường.
Theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi sử dụng ĐTDĐ khi lái ô tô hoặc các phương tiện tương tự như ô tô, với mức từ 600 - 800.000 đồng; từ 60 - 80.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe máy (kể cả xe máy điện), hoặc các phương tiện tương tự như xe máy; từ 50 - 60.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy.
Việc người dân vừa sử dụng điện thoại di động vừa tham gia giao thông là hình ảnh không còn xa lạ.
Trên khắp các tuyến đường, người dân chăm chú nhìn vào điện thoại hơn việc quan sát đường đi khá phổ biến.
Việc người dân vừa sử dụng điện thoại vừa đi lại trên đường dẫn đến khả năng quan sát và xử lý tình huống không còn linh hoạt.
Sử dụng điện thoại khi điều khiển ô tô...
... hay điều khiển xe máy khiến việc lưu thông trên đường không còn an toàn.
Một số người coi việc chăm chú nhìn vào chiếc điện thoại quan trọng hơn việc quan sát các phương tiện đang di chuyển xung quanh.
Chỉ cần một sơ suất nhỏ, tại nạn có thể xảy ra.
Nghe điện thoại khi đang khoác trên người bộ quần áo vướng víu khiến khả năng quan sát hạn chế.
Mải mê trả lời tin nhắn điện thoại trên phố Hoàng Cầu (Đống Đa).
Chăm chú nghe điện thoại khi trời đang mưa lớn khiến khả năng quan sát bị giảm sút.
Việc không đội mũ bảo hiểm sử dụng điện thoại...
... hay việc không cài quai mũ là những lỗi vi phạm khá phổ biến.
Vừa đi đường vừa sử dụng điện thoại sẽ không giúp bạn tiết kiệm thời gian mà có thể gặp hiểm họa chết người từ thói quen này.