Phụ nữ thời xưa thường rất coi trọng danh tiết nhưng hoàng hậu Nam Tử nước Vệ lại nổi tiếng dâm loạn, lẳng lơ hiếm thấy khi ngoại tình với rất nhiều người đàn ông. Nhưng gây sốc hơn là khi phát hiện mình bị cắm sừng, Vệ Linh Công còn rước trai về cung cho Nam Tử thoải mái dâm loạn…
Vợ dâm loạn lại gặp phải chồng… đồng tính
Vệ Linh công tên thật là Vệ Nguyên là vị vua thứ 28 của nước Vệ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì nước Vệ trong khoảng thời gian 534 - 493 TCN. Vệ Linh công bị sử sách coi là một ông vua tham lam và vô đạo. Ông ta từng mời Khổng Tử giúp mình việc triều chính nhưng không được Khổng Tử chấp nhận.
Còn Nam Tử theo Liệt nữ truyện vốn là người nước Tống, mỹ nhân nổi tiếng xinh đẹp “khuynh nước khuynh thành” nhưng lẳng lơ, dâm loạn thời Xuân Thu. Trước khi được gả cho vua nước Vệ, Nam Tử đã qua lại, thường xuyên tư thông với Công tử Triều – một người đàn ông nổi tiếng có dung mạo tuấn mỹ ở nước Tống.
Khi Nam Tử được gả cho Vệ Linh Công, vị vua này không thể thỏa mãn được dục vọng của mỹ nhân này. Lý do một phần vì Nam Tử được cho là người cuồng dâm, rất thích ngủ cùng với những người đàn ông lạ, một phần vì Vệ Linh Công được cho là người đồng tính, chỉ thích đàn ông.
Một trong những người tình đồng tính nổi tiếng của Vệ Linh Công được sử sách ghi là Di Tử Hà. Tử Hà nổi tiếng khôi ngô tuấn tú nên lọt vào “mắt xanh” của Vệ Linh Công, rất được ông vua này sủng ái và còn phong cho làm đại phu.
Vệ Linh Công được mô tả là một ông vua đồng tính, thích nam nhân.
Các ghi chép lịch sử lưu truyền câu chuyện rằng, theo luật pháp nước Vệ, kẻ dùng xe của vua sẽ bị chặt chân. Một ngày mẹ Tử Hà bị bệnh, Tử Hà đã tự ý lấy xe của Vệ Linh Công về thăm mẹ. Linh Công biết chuyện chẳng những không phạt mà còn khen Tử Hà là người có hiếu. Lần khác, Tử Hà cùng Linh Công đi dạo hoa viên, thấy có quả đào ngon, Tử Hà bèn hái ăn trước mặt vua, ăn không hết thì đem phần cắn dở đút cho vua ăn khiến vua thích thú.
Dân gian gọi mối tình giữa Vệ Linh Công và Tử Hà là tình chia đào. Tuy nhiên, sau này, khi Tử Hà có tuổi và không còn tuấn mỹ khiến Linh Công chán ghét, vị vua này lại lấy chính việc người tình từng tự ý đi xe ngựa của mình và đút đào ăn dở cho mình để trị tội và đuổi Tử Hà ra khỏi cung.
Tư Mã Thiên trong cuốn Sử ký của mình cũng có lời bình luận về mối tình giữa Vệ Linh Công và Di Tử Hà như sau: "Việc làm của Di Tử Hà không khác, nhưng trước thì được khen, sau thì lại phạm tội, đó là vì lòng yêu ghét đã thay đổi. Cho nên được nhà vua yêu thì cái khôn của mình càng làm cho mình được thân, bị nhà vua ghét thì cái tội của mình càng làm cho mình bị ruồng bỏ”.
Dâng trai cho vợ
Một điển tích nổi tiếng khác liên quan đến Vệ Linh Công là “dâng trai cho vợ”. Theo đó, mặc dù biết mối tình giữa hoàng hậu Nam Tử với Công tử Triều nhưng thay vì trách mắng vợ hay trừng phạt Công tử Triều thì vua nước Tề lại có quyết định chấn động. Đó là rước công tử Triều vào cung để chàng trai này dễ dàng hầu hạ vợ mình.
Vệ Linh Công nổi tiếng với điển tích "dâng trai cho vợ".
Tuy nhiên, theo một số ghi chép, sở dĩ Vệ Linh Công có hành động bất thường này là bởi vị vua nước Vệ cũng có tình ý với Công tử Triều.
Theo đó, năm Vệ Linh Công thứ 39 (496 TCN), vì hoàng hậu Nam Tử nài nỉ, thuyết phục, ông vua này đã triệu kiến Công tử Triều đến nước Vệ.
Được chồng dung túng, thậm chí ủng hộ, Nam Tử mặc sức dâm loạn với Công tử Triều đến mức dân chúng ai ai cũng đều biết chuyện.
Năm Vệ Linh Công thứ 42 (493 TCN), thái tử nước Vệ là Khoái Hội đi dã ngoại, ngang qua nước Tống liền nghe dân chúng xì xào chuyện hoàng hậu Nam Tử công khai dâm loạn với Công tử Triều, cắm sừng Vệ Linh Công. Ngoài ra, chuyện Vệ Linh Công rước Công tử Triều vào cung hầu hạ vợ lẫn mình cũng bị dân chúng nước Vệ dị nghị, chê cười.
Tất cả những chuyện này được cho là khiến thái tử Khoái Hội cảm thấy vừa xấu hổ vừa tức giận. Theo Sohu, vì chuyện này, Khoái Hội đã lập mưu giết Nam Tử - tức chính mẹ đẻ của mình nhưng bị bà hoàng này phát hiện nên phải chạy trốn đến nước Tống. Sau đó, Nam Tử khóc lóc tố cáo Khoái Hội với Linh Công, khiến vua nước Vệ tức giận phế bỏ vị trí thái tử của Khoái Hội.
Về sự kiện này, bộ biên niên sử Kinh Xuân Thu cho rằng, vụ việc Khoái Hội lập mưu giết mẹ rất bất thường. Vì nếu Khoái Hội có dã tâm giết Nam Tử thì sẽ mang tiếng bất hiếu và mất đi địa vị thái tử.
Theo đó, Kinh Xuân Thu cho rằng thực tế Khoái Hội chỉ lên án, can ngăn mẹ để bà chấm dứt chuyện dâm loạn với Công tử Triều nhưng Nam Tử lại tức giận nên mới nói dối với Vệ Linh Công rằng, Khoái Hội muốn giết mình.
Năm 481 TCN, Khoái Hội dấy binh, đoạt lại ngôi vua nước Vệ. Sự việc thành công, Khoái Hội đăng cơ lấy hiệu là Vệ Trang Công. Ngay khi lên ngôi, Vệ Trang Công liền cho người giết chết Nam Tử.