Hoàng hậu xấu xí và sở thích quái dị với trai đẹp

H.A - Ngày 03/10/2020 14:40 PM (GMT+7)

Lợi dụng chồng không nhanh nhẹn, Hoàng hậu này "một tay che trời" gây nên nhiều sự việc tàn nhẫn đáng sợ.

Từ xa xưa, ai cũng suy nghĩ rằng Hoàng hậu - mẫu nghi thiên hạ thường có sắc đẹp khả ái, khiến Hoàng đế phải "xiêu lòng". Thế nhưng, sự thật không phải hoàn toàn như vậy. Trong lịch sử Trung Hoa, có một vị Hoàng hậu có hình thức bên ngoài xấu xí nhưng cũng gây nên "sóng gió" trong triều đình.

Giả Nam Phong (257-300) sinh ra ở Sơn Tây, Trung Quốc. Bà là con gái của Giả Sung - khai quốc công thần thời nhà Tây Tấn. Giả Sung là người đã giúp Tư Mã Chiêu - Tư Mã Viêm lật nhà Tào Ngụy để lập ra nhà Tây Tấn.

Hoàng hậu xấu xí và sở thích quái dị với trai đẹp - 1

Nhan sắc xấu xí của Giả Nam Phong (Ảnh minh họa)

Năm 271, Hoàng đế Tấn Vũ Đế nhà Tây Tấn đề nghị Giả Sùng gả con gái Giả Ngọ cho con trai là thái tử Tư Mã Trung . Giả Ngọ là em gái của Giả Nam Phong. Giả Ngọ có nhan sắc khác với người chị. Nếu như Giả Nam Phong xấu xí, da đen, thấp bé thì Giả Ngọ lại xinh đẹp, ưa nhìn. Thái tử Tư Mã Trung không lanh lợi, thông minh, lúc đó Giả Ngọ còn nhỏ tuổi, thấp bé nên chưa thích hợp. Giả Sung đã giới thiệu Giả Nam Phong để kết hôn với con trai vua. Giả Nam Phong sinh được 4 người con với Tư Mã Trung. 

Năm 274, Hoàng hậu Dương Diễm qua đời. Tấn Vũ Đế đưa em họ của Dương Diễm là Dương Chỉ lên ngôi. Giả Nam Phong là người xấu xí nhưng độc ác và có khát khao quyền lực rất lớn. Khi đã trở thành Thái tử Phi, Giả Nam Phong không muốn ai đến gần Thái tử. Mỗi khi nghe tin bất cứ ai mang thai, bà sẽ dùng cách kinh khủng để họ phá thai. 

Hoàng hậu xấu xí và sở thích quái dị với trai đẹp - 2

Một lần một cung nữ mang thai với Tư Mã Trung, Giả Nam Phong vô cùng tức giận. Bà ta sai người kéo cung nữ này đến trước mặt, rồi dùng hung khí sát hại cả mẹ lẫn con. Mặc dù các cung nữ, thái giám khác chứng kiến vô cùng phẫn nộ nhưng không ai dám hé răng một lời vì số phận của họ cũng có thể bị như vậy khi sống trong cung.

Nhận thấy Giả Nam Phong xấu xa như vậy, Tấn Vũ Đế không hài lòng, muốn phế bỏ. Nhưng Dương Hoàng Hậu can ngăn vì cho rằng cha của Giả Nam Phong có công với triều đình, thế nhưng Giả Nam Phong lại cho rằng Dương Hoàng Hậu nói xấu mình với Tấn Vũ Đế nên đem lòng oán hận.

Tính cách ghen tuông đó của Giả Nam Phong được cho là bị ảnh hưởng từ người mẹ là Quách Hoài. Khi chưa vào cung, Giả Nam Phong đã chứng kiến được những đòn ghen của mẹ. Vì mẹ của bà ta không muốn chồng đến gần người phụ nữ nào. 

Hoàng hậu xấu xí và sở thích quái dị với trai đẹp - 3

Giả hậu luôn tìm cách hãm hại những phi tần khác trong cung, nhất là những người đang mang long thai. Ảnh minh họa.

Không chỉ độc ác, ghen tuông và thường ra tay hãm hại những phi tần khác, Giả Nam Phong còn luôn khao khát "chuyện ấy" và dâm loạn. Vì Tư Mã Trung nhu nhược nên rất sợ Giả Nam Phong, thậm chí không dám sủng ái các phi tần khác. Năm 290, Tấn Vũ Đế băng hà, Tư Mã Trung lên ngôi lấy hiệu là Tấn Huệ Đế. Lúc đó, Giả Nam Phong được phong Hoàng hậu.

Giả Nam Phong còn cho tìm những trai tráng ngoài cung, nếu thấy lọt vào mắt sẽ dụ dỗ và làm "chuyện ấy" trong cung. Nhưng điều đáng sợ hơn cả là khi "cuộc vui" kết thúc, bà ta sẽ giết chết những người tình này để che giấu sự thật về mình.

Có câu chuyện truyền tai kể rằng, trên đường ở nam thành Lạc Dương, một anh chàng trẻ tuổi vội về nhà thì gặp một người phụ nữ nói muốn anh ta giúp một việc. Anh chàng trẻ tuổi này sẵn lòng và vội đi theo. Người phụ nữ dẫn anh chàng này đi bằng xe ngựa có rèm che, nằm trong một cái hộp lớn và đi qua nhiều cửa. Đến nơi thì có người mở hộp ra, xung quanh có những tháp cao và mọi thứ hoàn toàn lạ lẫm. Nhiều người phụ nữ ăn mặc lộng lẫy đưa anh chàng đi tắm, mặc quần áo lụa lên người cho rồi dẫn vào căn phòng trang trí lộng lẫy.

Lúc đó, một người phụ nữ khoảng 35 tuổi, dáng thấp bé, béo, da ngăm đen... nắm lấy tay đó chính là Giả hậu. Hai người trải qua một đêm, nhưng hôm sau may mắn anh chàng vẫn được về nhà. Ở thời điểm đó, thành Lạc Dương xuất hiện nhiều trường hợp trai đẹp mất tích tương tự.

Mặc dù, Tư Mã Trung là người không có trí tuệ nhanh nhẹn nhưng con trai của Hoàng đế này với một vị phi tần khác là Tư Mã Duật lại rất thông minh, lanh lợi. Tư Mã Duật từ bé đã được học hành đầy đủ, dạy dỗ cẩn thận. Tuy nhiên, Tư Mã Duật không phải là con của Giả Nam Phong nên càng giỏi thì càng thành gai trong mắt bà ta. 

Năm 299, Giả Nam Phong sai người chuốc cho thái tử Tư Mã Duật say rồi lừa viết thư phản nghịch. Trong lúc say, Tư Mã Duật chép lại các chữ do Giả hậu đã soạn mà không biết nội dung. Sau khi có trong tay bức thư, Giả Hậu mang đến cho Tư Mã Trung xem. Với nội dung phản nghịch trong tờ giấy, Tư Mã Duật bị phế truất thái tử và ra ngoài cung làm thứ dân.

Các đại thần muốn phục ngôi thái tử nên nhờ Tư Mã Luân - chú của Tấn Huệ Đế phao tin các quan muốn phục ngôi thái tử. Giả Hậu sợ nên sai người sát hại thái tử Tư Mã Duật.

Tư Mã Luân biết được sự việc đã có cớ khởi binh. Năm 300, quân của Tư Mã Luân và một người khác vào cung bắt Giả hậu. Tháng 4 năm đó, Tư Mã Luân sai người đem thuốc độc đến cho Giả hậu và ép phải uống. Giả hậu qua đời năm 44 tuổi. 

Ăn cao lương mỹ vị, vì sao phi tần chốn hậu cung thường xuyên ốm yếu, yểu mệnh?
Đồ ăn được chuẩn bị toàn là thứ cao lương mỹ vị, ăn uống có người kiểm soát kỹ lưỡng nhưng phi tần trong chốn hậu cung không phải lúc nào cũng khỏe...
H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thâm cung bí sử