Ấn Độ đã quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh của một nhà máy thuộc Tập đoàn Johnson & Johnson bởi công ty đã sử dụng hóa chất trái phép trong một số sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em.
Phát ngôn viên của Johnson & Johnson - bà Peggy Ballman thừa nhận công ty đang tiến hành “các cuộc đàm thoại” với cơ quan quản lý Ấn Độ và hứa hẹn sẽ giải quyết nhanh chóng vụ việc, đồng thời nhấn mạnh chưa có bất cứ khiếu nại nào từ người tiêu dùng đã sử dụng các sản phẩm “độc hại” của hãng.
Phát ngôn viên của Johnson & Johnson - bà Peggy Ballman thừa nhận công ty đang tiến hành “các cuộc đàm thoại” với cơ quan quản lý Ấn Độ và hứa hẹn sẽ giải quyết nhanh chóng vụ việc, đồng thời nhấn mạnh chưa có bất cứ khiếu nại nào từ người tiêu dùng đã sử dụng các sản phẩm “độc hại” của hãng.
Tuy nhiên, Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) của bang Maharashtra khẳng định họ đã phát hiện thấy nhà máy của Johnson & Johnson ở Mulund đã ngang nhiên dùng ethylene oxide - một chất dùng để sản xuất nhiều hóa chất công nghiệp khác hoặc dùng khử trùng cho thiết bị y tế - để tiệt trùng sữa bột cho trẻ em. Thậm chí, nhà máy này còn không tiến hành công đoạn kiểm tra bắt buộc để đảm bảo xóa sạch dấu vết hóa chất độc hại này.
Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, nếu ethylene oxide xâm nhập vào cơ thể có thể gây tổn thương đến phổi, khiến người dùng buồn nôn, nôn mửa và thậm chí là “nuôi dưỡng” mầm bệnh ung thư.
Tuy nhiên, Johnson & Johnson lại tuyên bố rằng sẽ không đóng cửa nhà máy và công ty sẽ vận động và kêu gọi những quyết định “đúng đắn” từ phía cơ quan quản lý. Người phát ngôn của tập đoàn này khẳng định hóa chất này chỉ là một quá trình tiệt trùng “thay thế tạm thời” được sử dụng trong một thời gian ngắn (vào khoảng năm 2007) trên một số lượng sản phẩm hạn chế, và cam đoan sữa bột cho trẻ được làm từ ngô và bột talc thường được tiệt trùng bằng hơi nước.
Bà Ballman lại không thể giải thích được tại sao bỗng nhiên công ty lại quyết định “đẻ” ra quy trình tiệt trùng “thay thế” này. Bà chỉ bào chữa nó đã được chấp nhận rộng rãi trong quá trình sản xuất các thiết bị y tế, sản phẩm tiêu dùng và không để lại dư lượng độc hại. J&J chỉ thừa nhận là đã trót không đăng ký với cơ quan quản lý Ấn Độ.
Trước đó, Johnson & Johnson từng cho tiến hành một đợt thu hồi “ảo” hàng triệu lô thuốc Tylenol, Benadryl, Motrin và Zyrtec, khiến các nhà quản lý của Mỹ cũng không hề hay biết gì. Hậu quả là đã có ít nhất 7 người thiệt mạng, chưa tính đến các vụ gây thương tật suốt đời như trường hợp của bé Samantha Reckis.
Thậm chí, gần đây các nhà chức trách Hàn Quốc lại phải thu hồi khẩn cấp thuốc hạ sốt dạng siro Tylenol chứa thành phần acetaminophen (paracetamol) vượt mức quy định, có thể gây ra chứng buồn nôn, nôn, biếng ăn, xanh tái cho trẻ nhỏ.