Dù trong hậu cung của hoàng đế có hàng ngàn phi tần hay cung nữ nhưng họ lại không phải người phụ trách công việc tắm rửa của nhà vua.
Khi nhắc đến chuyện tắm rửa của hoàng đế Trung Hoa cổ đại, nhiều người sẽ dựa vào phim ảnh, sách truyện và cho rằng vây quanh đế vương sẽ là một dàn cung tần mỹ nữ phục vụ. Nhưng trong thực tế lịch sử, ai mới là người hầu tắm cho hoàng đế?
Trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, tắm tiên là một sự kiện vô cùng trọng đại, đặc biệt là đối với bậc đế vương. Trước những sự kiện quan trọng và nghi lễ tế thần, hoàng đế phải trải qua vài lần tắm rửa. Công việc này không phải do một hai người phục vụ mà có thể lên tới hàng chục người. Từ việc thêm nước, cởi quần áo, thay nước, rắc hoa, lau người, tắm rửa, lau khô người đều được mọi người ở cạnh phục vụ. Tất cả các khâu này đều do những người hầu và thái giám lần lượt chịu một phần trách nhiệm.
Việc cung nữ hay thái giám ở cạnh phục vụ hoàng đế tắm không có một quy tắc bất biến. Nhưng theo nhiều sử gia, người làm việc này hầu hết là các thái giám bởi thực tế, không có nhiều phụ nữ hầu cận quanh đế vương thời phong kiến.
Ảnh minh họa
Các chuyên gia lý giải thời bấy giờ, không chỉ phi tần mà ngay cả những cung nữ khi được tuyển vào cung đều rất xinh đẹp. Một khi họ có ý định lợi dụng mỹ nhân kế để có được sự sủng ái của hoàng đế thì lúc đi tắm là thời điểm rất tốt. Chỉ cần một lần được sủng hạnh, người này cũng dễ dàng mang long thai và một bước lên mây. Để đề phòng trường hợp này xảy ra, các triều đại phong kiến đều hạn chế không cho cung nữ phục vụ tắm rửa cho hoàng đế. Càng về sau, quy định này càng có quy củ và nghiêm khắc hơn.
Từ thời nhà Hán đến thời nhà Tùy, nhà Đường, với sự hoàn thiện dần của hệ thống cung điện, việc phân chia trách nhiệm của nội cung bắt đầu tương đối tinh chỉnh và bắt đầu xuất hiện các bộ phận đặc biệt chịu trách nhiệm phục vụ hoàng đế. Riêng việc tắm rửa của hoàng đế sẽ có người phục vụ từng khâu như chuẩn bị phòng tắm, suối nước nóng, đèn nến...
Vào thời phong kiến, hoàng đế có quyền lực tối cao. Nhiều vị vua vì thế mà đam mê sắc dục không điểm dừng. Ví dụ, vào thời Tần và Hán, hầu hết các cung nữ, thái giám đều cùng phục vụ hoàng đến tắm. Nhưng đến triều đại nhà Tùy, nhà Đường, hệ thống cung nữ trong hậu cung dần được hoàn thiện, sẽ có hẳn một bộ phận chuyên phục vụ nhu cầu tắm rửa của nhà vua.
Đến thời nhà Minh, hệ thống nữ quan của nhà Đường, nhà Tống được sao chép lại. Tuy nhiên, một khi hoàng đế đã dâm loạn thì hệ thống này cũng vô dụng. Bởi trong suốt triều đại này, ngoài hoàng đế sáng lập Chu Nguyên Chương và Minh Thành Tổ, những người còn lại hầu hết đều ham mê sắc dục.
Nhà Thanh sau đó đã rút ra bài học từ nhà Minh, quản lý tốt hơn vấn đề này. Thậm chí, hoàng đế còn bị giám sát chặt chẽ vào thời điểm sủng ái thê thiếp của mình. Hoàng đế nhà Thanh thường có một thái giám riêng tháp tùng nhưng không có nghĩa là ông không có cung nữ. Những việc như kê giường, gấp mền chính do cung nữ làm.
Nhiều triều đại phát triển nối tiếp nhau, một số tuân thủ nghi thức và một số thì không. Theo một bộ phim tài liệu làm về vụ Viên Minh Viên bị quân đội Anh, Pháp phóng hỏa, khi ấy hoàng đế Hàm Phong đang tắm. Một người đứng cạnh không rõ là cung nữ hay phi tần đang ném những cánh hoa vào bồn tắm cho Hàm Phong.
Cũng vào thời nhà Minh và nhà Thanh, các quan đại thần không còn quá để ý đến đời sống riêng của hoàng đế. Vì vậy, nếu cảm thấy mệt mỏi trong người, hoàng đế vẫn cho gọi người tới đấm bóp. Khoảng 2-3 cung nữ được đào tạo bài bản sẽ thực hiện nhiệm vụ này chứ không có chuyện một người được ở bên cạnh nhà vua.
Chuyện tắm rửa cũng không ngoại lệ. Hoàng đế triều Thanh có thể được nhiều cung nữ phục vụ khi tắm và cố tình gọi nhiều người như vậy để giám sát lẫn nhau. Các cung nữ sẽ không thể nhân cơ hội này mà quyến rũ hay ám sát nhà vua. Ở bên ngoài sẽ còn có các thái giám đứng hầu, không ai có thể vượt quá những quy định trong cung cấm.