Khu chợ phục vụ “cõi âm” ở Sài Gòn vắng khách đến lạ, tiểu thương lắc đầu ngao ngán: “Chưa bao giờ ế đến vậy...”

Tấn Phước - Ngày 14/08/2024 16:26 PM (GMT+7)

Tình hình kinh tế khó khăn, sức mua giảm mạnh đã khiến “thủ phủ vàng mã" tấp nập nhất Sài Gòn nay phải chịu cảnh đìu hiu, dù cho Rằm tháng 7 đã cận kề.

Không tăng giá vì sợ khách hàng quay lưng 

Chợ Thiếc (quận 11) là ngôi chợ đầu mối chuyên kinh doanh vàng mã, những vật dụng phục vụ nhu cầu cúng bái, đời sống tâm linh của người dân ở Sài Gòn.

Theo ghi nhận của chúng tôi chiều 14/8, khung cảnh khu chợ khá vắng vẻ, hầu hết những hộ kinh doanh đều ngồi đợi khách.

Các loại vàng mã năm nay được bày bán đủ thể loại, kích cỡ và giá thành. Khách hàng thoải mái lựa chọn theo sở thích và nhu cầu cúng bái.

Các loại vàng mã năm nay được bày bán đủ thể loại, kích cỡ và giá thành. Khách hàng thoải mái lựa chọn theo sở thích và nhu cầu cúng bái.

Cô Kiều (70 tuổi) - chủ cửa hàng bán vàng mã tại chợ Thiếc cho biết “thủ phủ vàng mã" năm nay đìu hiu, tình hình buôn bán khó khăn, doanh số "xuống dốc không phanh". 

“Tôi nối nghiệp gia đình, kinh doanh vàng mã từ thuở 20 tuổi, tính ra cũng khoảng 50 năm nhưng chưa bao giờ ế đến vậy. Mọi năm thời điểm này vàng mã bán đắt lắm, tôi bán không kịp nghỉ ngơi, 4 nhân viên trong tiệm phải làm quần quật từ sáng đến chiều tối mới kịp giao hàng. Giờ thì ngược lại, các mối cũ cũng thưa dần, họ không dám nhập hàng vì sợ tồn kho, có người thì chuyển hướng kinh doanh vì thua lỗ" - cô Kiều rầu rĩ tâm sự.

Tiểu thương với gần 50 năm buôn bán tại chợ Thiếc buồn bã cho biết năm nay tình hình kinh doanh ế ẩm, có khi lỗ vốn phải tự lấy tiền túi trả công cho nhân viên.

Tiểu thương với gần 50 năm buôn bán tại chợ Thiếc buồn bã cho biết năm nay tình hình kinh doanh ế ẩm, có khi lỗ vốn phải tự lấy tiền túi trả công cho nhân viên.

Lý giải về nhu cầu mua sắm của khách hàng, các tiểu thương cho biết năm nay tình hình kinh tế khó khăn, nhiều người mất việc làm... Vì thế nhiều gia đình cũng hạn chế mua sắm vàng mã, người dân không xem đây là món hàng hoá thiết yếu nên sức mua giảm. 

Những người làm công tất bật ra vào cửa tiệm để đóng hàng. Tuy nhiên, năm nay họ chia sẻ lượng hàng hoá vận chuyển không nhiều vì thị trường đã giảm nhiệt.

Những người làm công tất bật ra vào cửa tiệm để đóng hàng. Tuy nhiên, năm nay họ chia sẻ lượng hàng hoá vận chuyển không nhiều vì thị trường đã giảm nhiệt.

Cũng như mọi năm, các mặt hàng được bày bán chủ yếu ở chợ Thiếc là vàng mã hay "quần áo, nhà lầu, biệt thự, xe hơi, nữ trang"… được cải tiến về mẫu mã để phục vụ nhu cầu của người dân. Mức giá của các sản phẩm năm nay vẫn ổn định, dao động từ 100,000 - 200,000 đồng cho các mô hình với kích cỡ lớn hay được chế tạo kỳ công. 

Ngày trước, cô Kiều cho biết mỗi ngày nhập nhang, đèn, vàng mã số lượng lớn để bán sỉ, phân phối cho nhiều tỉnh thành. Thế nhưng, năm nay tình trạng ế ẩm, đìu hiu nên cửa hàng không nhập nhiều hàng hoá, chủ yếu bán cho khách vãng lai. Không chỉ thế, chủ cửa hàng không dám tăng giá thành của sản phẩm, chấp nhận lãi ít để giữ chân khách hàng.

Gồng mình xoay xở  

Không chỉ buôn bán hàng hoá, người dân sống xung quanh khu vực chợ Thiếc cũng tìm kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống bằng nghề gia công các loại vàng mã. Chị Mỹ Lệ kiếm được khoảng 120,000 đồng cho công việc gấp giấy màu, tạo nguyên liệu cho những túi vàng mã lớn, phục vụ nhu cầu cúng bái, thực hiện nghi thức tâm linh của người dân. 

Công việc không quá nặng nhọc nhưng đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ, kiên nhẫn. Chị Mỹ Lệ tâm sự khó khăn nhất là vấn đề phải ngồi cố định trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, xương khớp. Bên cạnh đó, do thị trường biến động nên các đơn đặt hàng để gia công vàng mã cũng ít dần.

“Năm nay tình hình buôn bán ngày càng khó khăn, số lượng người mua vàng mã ngày càng ít. Các gia đình cũng muốn sống tiết kiệm nên họ đốt vàng mã không nhiều, số lượng hàng hoá bán được giảm gần một nửa”, chị Mỹ Lệ nói.

Khu chợ phục vụ “cõi âm” ở Sài Gòn vắng khách đến lạ, tiểu thương lắc đầu ngao ngán: “Chưa bao giờ ế đến vậy...” - 4

Lặn lội từ quận Tân Phú sang chợ Thiếc để mua sỉ hàng hoá, về kinh doanh cho khách vãng lai, cô Muối cho biết: “Tôi đi đường xa đến đây để mua ít vàng mã, tiền âm phủ, quần áo giấy để bán. Lợi nhuận không nhiều chỉ đủ trả tiền xăng, mua bánh uống nước". 

Tuy vất vả nhưng người phụ nữ ở tuổi xế chiều cho biết kinh doanh vàng mã chỉ được 2 mùa là trước Tết và trong tháng cô hồn nên tranh thủ kiếm thêm thu nhập dù năm nay, việc buôn bán diễn ra khá khó khăn.

Nhiều hộ kinh doanh chấp nhận đi đường xa đến quận 11 để mua đồ vàng mã về bán, kiếm thêm thu nhập.

Nhiều hộ kinh doanh chấp nhận đi đường xa đến quận 11 để mua đồ vàng mã về bán, kiếm thêm thu nhập.

Trong những năm trở lại đây, nhu cầu đốt vàng mã của người dân ngày càng giảm, quan niệm “trần sao, âm vậy" cũng không còn được chú trọng. Vì thế, lượng khách ghé thăm và mua sắm tại chợ Thiếc không còn đông đúc như xưa. Tuy nhiên, các tiểu thương nơi đây vẫn quyết bám trụ với nghề vì đây là công cụ mưu sinh, nuôi sống cả gia đình.

Phố vàng mã ở Hà Nội bày la liệt nhà lầu, xe hơi, hàng hiệu nhưng vắng người mua: Năm nay ế quá trời
Những ngày cận kề Rằm tháng 7, tại phố Hàng Mã và nhiều khu chợ khác ở Hà Nội, các mặt hàng vàng mã được treo bán với đủ mọi thể loại nhưng vẫn thưa...

Tháng cô hồn

Theo Tấn Phước
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tháng cô hồn