Kỳ bí chuyện "ngôi mộ cổ giết người", 80 kẻ trộm mộ vào trong đều mất mạng

DOÃN KỲ - Ngày 03/08/2022 13:30 PM (GMT+7)

Khi các nhà khảo cổ học tìm kiếm bên trong ngôi mộ cổ, họ vô cùng ngạc nhiên khi tìm được 80 bộ hài cốt của những kẻ trộm mộ.

Trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc, cái chết của con người cũng vô cùng quan trọng. Đây là sự việc trọng đại, mọi người phải cùng nhau bàn bạc để giải quyết, tổ chức các nghi lễ theo phong tục địa phương. Người Trung Quốc xưa cũng rất coi trọng đám tang để tỏ lòng thành kính vói người đã khuất, được coi là một trong những nghi thức quan trọng nhất đối với cuộc đời mỗi người.

Việc quan trọng nhất trong một tang lễ là lựa chọn đồ dùng cho đám tang và xây dựng lăng mộ. Đối với những người dân bình thường, họ sẽ tìm đến những người thợ để chạm khắc những tấm bia mộ sắc sảo, sau đó xây dựng mộ theo phong thủy phù hợp. Còn đối với những người giàu có, có địa vị lớn trong xã hội, những việc này tất nhiên sẽ được thổi phồng hơn.

Kỳ bí chuyện amp;#34;ngôi mộ cổ giết ngườiamp;#34;, 80 kẻ trộm mộ vào trong đều mất mạng - 1

Nếu người đã khuất là quý tộc, thuộc tầng lớp giàu có, hoặc người của hoàng gia, họ có thể được xây dựng cả một lăng mộ nguy nga và đồ sộ. Người Trung Quốc xưa quan niệm rằng "trần sao âm vậy", vì thế cuộc sống của người đã khuất ở "thế giới bên kia" cũng phải sung túc, giàu có như khi họ còn sống. Nhiều người thậm chí còn đem theo vàng bạc châu báu, xe ngựa, người hầu chôn cùng mình dưới lăng mộ, từ đó sinh ra tục tuẫn táng vô cùng kinh hoàng và đáng sợ.

Cũng chính vì sự xuất hiện của những lăng mộ chôn cất nhiều của cải quý giá đó mà sinh ra nghề trộm mộ. Nhiều kẻ không thể cưỡng lại được sự hấp dẫn của số vàng bạc châu báu bên dưới lăng mộ cổ mà liều mình đi vào trong bất chấp hiểm nguy rình rập, có thể phải đánh đổi tính mạng.

Tuy nhiên, tại thành phố Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, có một lăng mộ mà chỉ vào được chứ không ra được, được mệnh danh là "ngôi mộ giết người", là nỗi khiếp sợ của những kẻ trộm mộ.

Kỳ bí chuyện amp;#34;ngôi mộ cổ giết ngườiamp;#34;, 80 kẻ trộm mộ vào trong đều mất mạng - 2

Lăng mộ này được tìm thấy vào cuối những năm 1990, khi một nhóm công nhân đang xây dựng thì bắt gặp một phiến đá xanh rất kỳ lạ. Sau khi đào phiến đá xanh này lên, các công nhân tin rằng đây không phải vật tầm thường nên đã nhanh chóng liên hệ với chính quyền địa phương và ban bảo vệ di tích văn hóa.

Sau khi các chuyên gia khảo cổ tới hiện trường, họ xác nhận đây là một lăng mộ cổ có từ thời Ngũ đại Thập quốc, có niên đại hơn 1.100 năm. Tuy nhiên, trong lần khai quật tiếp theo để khám phá lăng mộ, các chuyên gia đã phát hiện những hố trộm cướp khắp lăng mộ, chứng tỏ nơi đây đã bị những tên trộm mộ xâm nhập rất nhiều lần, các di tích bên trong có thể đều đã bị đánh cắp hết.

Để tìm ra sự thật, các chuyên gia vẫn tiếp tục khai quật và cuối cùng phát hiện ra một vách đá có độ sâu khoảng 7 mét. Hóa ra, đây là một lăng mộ cát lún. Đây vốn là những bẫy cát lún được tạo ra ngay từ lúc xây lăng mộ, với mục đích duy nhất là ngăn những kẻ trộm mộ. Khi đi vào đây, những kẻ trộm mộ sẽ bị rơi vào hố cát, bị chôn vùi trong cát rồi mắc kẹt đến chết.

Kỳ bí chuyện amp;#34;ngôi mộ cổ giết ngườiamp;#34;, 80 kẻ trộm mộ vào trong đều mất mạng - 3

Các nhà khảo cổ học cũng đã tìm thấy tổng cộng 80 hài cốt của những kẻ trộm mộ trong lăng mộ này để xác thực điều trên. Từ tư thế của những hài cốt có thể thấy được, những kẻ trộm mộ đã cố gắng vùng vẫy để thoát ra nhưng chỉ càng bị sụt xuống cát sâu hơn, cuối cùng chết trong chậm rãi, đau đớn và thảm thương.

Đó chính là lý do nơi này được mệnh danh là "ngôi mộ cổ giết người". Cho đến nay, chủ nhân của lăng mộ này vẫn chưa được xác nhận. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đã tìm được hàng trăm di vật văn hóa quý hiếm ở nơi này.

Tại sao các cô gái Trung Quốc thời xưa bắt buộc phải khai quang chuyện quan hệ mới được kết hôn?
Trong thời nhà Nguyên của Trung Quốc, có một phong tục gây tranh cãi là các cô gái phải trải qua chuyện quan hệ với nhà sư thì mới được lấy chồng.

Thâm cung bí sử

DOÃN KỲ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thâm cung bí sử