Mỗi năm, nam nữ nơi đây được phép có 3 ngày để "chung đụng" với người yêu cũ mà không hề bị oán trách hay ngăn cấm.
Mỗi năm có 3 ngày "chung đụng" với tình cũ
Đây là một trong những tập tục rất kỳ lạ của người dân tộc Bạch ở Trung Quốc. Mỗi năm, nam nữ nơi đây dù đã kết hôn vẫn sẽ được phép có 3 ngày để qua lại với tình cũ.
Người dân tộc Bạch sống chủ yếu ở tỉnh Vân Nam, Quý Châu và Hồ Nam. Mặc cho xã hội có nhiều chuyển biến, người dân nơi đây vẫn gìn giữ cho mình nhiều phong tục văn hóa đặc sắc, đặc biệt là trong đời sống hôn nhân. Một trong số đó là lễ hội cho phép phụ nữ và đàn ông đã kết hôn được qua lại với người yêu cũ.
Người dân tộc Bạch được phép qua lại với tình cũ 3 ngày mỗi năm.
Lễ hội này có tên là Rao Sang Ling, được tổ chức từ ngày 23-25 tháng 4 âm lịch, thời điểm trước khi người dân tộc Bạch bước vào vụ mùa mới. Lễ hội này được ví như lễ tình nhân của những người đã có gia đình, bởi nó là dịp họ được "tháo cũi, sổ lồng" một cách hợp pháp. Trong suốt 3 ngày 3 đêm diễn ra lễ hội, những người tham gia sẽ mặc những bộ đồ đẹp nhất, bắt mắt nhất. Việc ăn mặc đẹp không chỉ để phục vụ lễ hội mà còn để trông hoàn hảo nhất trong mắt người tình.
Trong lễ hội Rao Sang Ling, phụ nữ và đàn ông sẽ cùng nhau nhảy múa, ca hát, đồng thời đi tìm lại người tình cũ năm xưa.
Những thiếu nữ dân tộc Bạch xinh đẹp.
Khi gặp được người tình cũ, hai người được phép ở bên nhau để thoải mái tâm sự, giãi bày những phiền muộn giấu kín bấy lâu nay. Thậm chí, họ có thể quan hệ tình dục với nhau để thỏa nỗi nhớ nhung sau 1 năm xa cách. Không ai có quyền can thiệp, oán trách điều này và nó cũng không hề phạm pháp.
Sau khi hết 3 ngày hẹn hò, hai người ai về nhà nấy, tiếp tục cuộc sống hôn nhân hiện tại và chờ đến năm sau để lại được gặp người tình cũ.
Sở dĩ người dân tộc Bạch có phong tục như vậy là bởi, rất nhiều cuộc hôn nhân là do bố mẹ sắp đặt, không được lấy người mình yêu. Trong hôn nhân, họ thường gặp nhiều mâu thuẫn và không có ai chia sẻ nên thường luyến tiếc, nhớ nhung người cũ. Ngoài ra, nhiều người còn cho rằng, phong tục này là nhằm ngăn chặn nạn cưỡng hiếp và ngoại tình.
Lễ hội Rao Sang Ling được ví như lễ tình nhân cho người đã có gia đình.
Tư tưởng hôn nhân "thoáng"
Người dân tộc Bạch có quan niệm về hôn nhân khá "thoáng". Những cô gái đến tuổi cập kê đều được xây một căn phòng riêng chỉ có một lối đi nhỏ thông với phòng khách của gia đình. Cấu trúc đặc biệt này cho thấy sự tôn trọng của bố mẹ đối với đời sống riêng tư của con cái.
Những chàng thanh niên sẽ được phép vào khuê phòng của cô gái mình thích. Nếu tình cảm tốt đẹp, họ sẽ xin phép gia đình hai bên để tiến hành kết hôn. Ngược lại, họ có thể chia tay mà không vướng bận điều gì. Sau đó, các cô gái được tiếp tục đón tiếp những chàng trai đến khuê phòng của mình cho tới khi yên bề gia thất.
Mỗi cô gái nơi đây được xây một khuê phòng riêng để đón tiếp bạn trai.
Điều này cho thấy, người dân tộc Bạch có quan niệm khá thoải mái về hôn nhân và tình dục so với rất nhiều dân tộc khác ở các nước phương Đông còn khắt khe trong vấn đề nam nữ.