Lễ Vu Lan rằm tháng 7: Nguồn gốc, ý nghĩa và lễ vật cúng

Nguyễn Hường - Ngày 20/08/2021 06:00 AM (GMT+7)

Lễ Vu Lan báo hiếu báo ân diễn ra vào ngày rằm tháng 7, thể hiện lòng biết ơn đến cha mẹ, ông bà tổ tiên, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Lễ Vu Lan là một ngày lễ truyền thống lớn của năm với ý nghĩa tưởng nhớ về người đã mất, bày tỏ lòng biết ơn đến công sinh thành, dưỡng dục của bậc cha mẹ.

Lễ Vu Lan là ngày gì?

Lễ Vu Lan hay còn gọi là lễ báo hiếu là một ngày lễ lớn của đạo Phật với ý nghĩa tưởng nhớ, báo ân, báo hiếu ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ông bà tổ tiên. Đây không chỉ là ngày lễ báo hiếu ơn với người đã mất mà còn là ngày báo hiếu, tỏ lòng biết ơn với những bậc sinh thành còn sống.

Đại lễ Vu Lan báo hiếu báo ân (Ảnh minh họa)

Đại lễ Vu Lan báo hiếu báo ân (Ảnh minh họa)

Lễ Vu Lan là ngày nào?

Lễ báo hiếu báo ân diễn ra vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm. Năm nay, đại lễ Vu Lan diễn ra vào ngày 22/8/2021 (15/7 âm lịch).

Ngày lễ báo hiếu báo ân trùng với Tết Trung Nguyên của người Hoa đồng thời cũng trùng với ngày xá tội vong nhân rằm tháng 7 hàng năm.

Nguồn gốc ngày lễ Vu Lan báo hiếu báo ân

Nguồn gốc ngày lễ báo hiếu báo an ra đời dựa theo sự tích Đại Đức Mục Kiều Liên (một trong 2 đại đệ tử của Phật Thích Ca). Mẹ của ngài khi còn sống đã làm nhiều việc ác, khi chết đi bị đầy thành ngạ quỷ, bị đi lang thang khắp nơi, cực khổ, đói khát. Đại Đức Mục Kiều Liên đã dùng phép thần thông của mình để giúp mẹ nhưng không thể được. Ngài đã cầu cứu Phật Tổ và được Phật Tổ, cách duy nhất để cứu mẹ của ngài là nhờ sức mạnh của chư tăng mười phương.

Và vào ngày rằm tháng 7 là ngày thích hợp để thỉnh các chư tăng, sắm sửa lễ vật cúng dường Tam Bảo để cứu mẹ. Phật cũng nói thêm rằng, muốn báo hiếu cho cha mẹ thì cũng có thể dùng cách này, từ đó ngày Lễ Vu Lan ra đời.

Ý nghĩa ngày Lễ Vu Lan rằm tháng 7

Ngày Lễ Vu Lan là ngày con cháu trong gia đình bày tỏ lòng biết ơn, lòng hiếu thảo đối với những bậc sinh thành, ông bà, cha mẹ, tổ tiên. Đây là ngày đã đi vào truyền thống, là ngày thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Vào ngày này sẽ có nghi thức bông hồng cài áo. Những ai may mắn có cha mẹ còn sống sẽ cài bông hồng đỏ, còn những ai có cha mẹ đã ra đi thì cài bông hồng màu trắng.

Bông hồng thể hiện của tình yêu, sự cao quý. Bông hồng cài trên ngực thể hiện tình cảm tốt đẹp, thiêng liêng của người con dành cho cha mẹ mình.

Bông hồng cài áo thể hiện tình cảm thiêng liêng (Ảnh minh họa)

Bông hồng cài áo thể hiện tình cảm thiêng liêng (Ảnh minh họa)

Ý nghĩa ngày rằm tháng 7 còn thức tỉnh lương tâm, nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người, để sống cuộc đời nhân ái, có ích cho đời. Đặc biệt, ngày này cũng nuôi dưỡng lòng hiếu thảo, biết ơn đến cội nguồn, ông bà tổ tiên, cha mẹ.

Ý nghĩa ngày lễ rằm tháng 7 cũng là ngày thể hiện lòng tương thân tương ái, tư tưởng nhân đạo, bao dung, cúng những cô hồn lang thang không ai thờ cúng.

Ngày lễ Vu Lan rằm tháng 7 làm những gì?

Vào ngày rằm tháng 7, các gia đình Việt Nam sẽ có những chuẩn bị riêng để sum họp và thể hiện lòng thành kính ông bà tổ tiên.

1. Chuẩn bị mâm lễ cúng rằm tháng 7

Các gia đình vào ngày rằm tháng bảy sẽ chuẩn bị các mâm lễ cúng bao gồm:

- Lễ cúng Phật

Lễ cúng Phật chuẩn bị 1 mâm cúng chay đơn giản bao gồm xôi, giò chả chay, rau xào chay… và đặt ở nơi cao nhất trên ban thờ cúng là được.

- Lễ cúng thần linh

Lễ cúng thần linh được để ngay dưới lễ cúng Phật. Các gia đình có thể chuẩn bị mâm lễ có 1 con gà trống nguyên con, xôi, hoa tươi, trái cây, rượu, nước là đã đầy đủ.

- Lễ cúng gia tiên

Lễ cúng gia tiên được chuẩn bị đầy đủ bao gồm phần lễ vật có tiền vàng mã, trà, nước, trầu cau, trái cây và hoa tươi.

Ngoài ra còn chuẩn bị 1 mâm cỗ (cỗ mặn hay cỗ chay tùy vào mỗi gia đình). Mâm cỗ cúng gia tiên ngày rằm tháng bảy thường có đĩa thịt gà, rau xào, heo quay, xôi, nộm...

Các gia đình đều chuẩn bị mâm lễ dâng cúng thần Phật, tổ tiên (Ảnh minh họa)

Các gia đình đều chuẩn bị mâm lễ dâng cúng thần Phật, tổ tiên (Ảnh minh họa)

- Lễ cúng chúng sinh

Mâm lễ cúng chúng sinh chuẩn bị đều là đồ chay bao gồm tiền vàng, quần áo chúng sinh, hoa tươi, trái cây tươi, bỏng, kẹo, cháo, gạo, muối, nước...

- Ngày cúng:

Lễ cúng rằm bao gồm 2 phần là cúng Phật, cúng thần linh và cúng gia tiên thường được cúng vào ban ngày, ở trong nhà, từ ngày 2/7 - 15/7 âm lịch. Các gia đình có thể cúng sớm hoặc cúng đúng ngày 15 đều được.

Cúng chúng sinh thì cúng ngoài trời và cúng vào chiều tối.

- Giờ cúng

Cúng ngày 15/7: Cúng vào giờ Giáp Thìn (7h-9h), Ất Tỵ (9h-11h), Đinh Mùi (13h-15h), Canh Tuất (19h-21h).

Cúng ngày 14/7: Cúng vào giờ Tân Mão (5h-7h), Quý Tỵ (9h-11h), Bính Thân (15h-17h), Mậu Tuất (19h-21h).

2. Sum họp gia đình

Các thành viên trong gia đình (bao gồm cả đại gia đình hay gia đình nhỏ) đều sẽ tập trung quây quần, chuẩn bị mâm lễ cúng, cúng tổ tiên rồi sau đó sẽ sum họp quây quần bên nhau ăn bữa cơm cúng rằm, ôn lại những chuyện cũ, gắn bó tình cảm gia đình. Đây là một dịp lễ lớn trong năm cũng giống các dịp lễ như Tết Nguyên Tiêu hay Tết Đoan Ngọ…

3. Đi chùa cầu an

Vào ngày lễ Vu Lan mọi người đều thực hiện nghi lễ đi chùa cầu bình an cho cha mẹ, ông bà. Đi chùa cầu khấn thần phật phù hộ cho gia đình, cho cha mẹ, cho người còn sống cũng như người đã khuất.

Mùa Vu Lan báo hiếu: Việc nên làm và những món quà ý nghĩa dành tặng mẹ cha
Mùa Vu Lan, có rất nhiều điều con cái nên làm để thể hiện lòng tôn vinh, báo hiếu công lao dưỡng dục của đấng sinh thành. Dưới đây là những việc bạn...

Lễ Vu Lan 2022 - Bông hồng cài áo

Nguyễn Hường
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mâm cỗ cúng Rằm tháng 7