Loại quả xưa không ai bán, giờ làm thành món đặc sản có hương vị lạ được nhà hàng "săn lùng", 120.000 đồng/kg

H.A - Ngày 17/04/2024 10:06 AM (GMT+7)

Loại quả này có vị mặn như muối, được các đầu bếp nhà hàng 5 sao sử dụng làm gia vị cho nhiều món đặc sản nổi tiếng.

Với người dân thành phố, quả muối rừng chắc chắn là một cái tên xa lạ và gây tò mò, nhưng ở Tây Nguyên, đây là loại quả rừng quen thuộc. Từ xưa, người dân ở một số nơi tại Tây Nguyên đã vào rừng hái trái muối rừng về sử dụng như một thứ gia vị thay muối bởi nó có vị mặn đặc trưng. 

Nhiều người bất ngờ khi thứ quả rừng từng không được biết đến này bây giờ trở thành gia vị độc đáo xuất hiện trên bàn tiệc cao cấp, được các đầu bếp nhà hàng sử dụng để chế biến món ăn. Ví dụ như một đầu bếp ở Kon Tum đã giới thiệu tại bàn tiệc Chiếc Thìa Vàng món cá chạch gai xốt hạt muối rừng ăn kèm ngũ vị lá. 

Quả muối rừng có vị mặn và chua thanh

Quả muối rừng có vị mặn và chua thanh

Anh Hải (ở Kon Tum) chia sẻ: "Muối rừng có vị đặc biệt, chỉ cần bóp nhẹ trái là "muối mặn" sẽ tiết ra, sau đó được sử dụng như một loại gia vị thông thường. Từ lâu người dân tộc ở đây đã sử dụng trái muối như một món quà của rừng. Những năm gần đây, trái muối được nhiều người tìm mua, đặc biệt là các nhà hàng". 

Anh Hải cho biết cây muối ra hoa từ tháng 6-7 và ra quả từ tháng 10 đến tháng 11. Ngoài Việt Nam, cây còn xuất hiện ở một số nước khác như Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc. Cái thời mà hạt muối biển chưa men theo những đường lộ ngoằn ngoèo mò lên những bản làng xa tít tắp, thì người dân vào rừng hái trái muối rừng về để làm gia vị tạo vị mặn. 

Loại quả xưa không ai bán, giờ làm thành món đặc sản có hương vị lạ được nhà hàng amp;#34;săn lùngamp;#34;, 120.000 đồng/kg - 2

Đến mùa, bà con dân tộc lại vào rừng hái trái muối bán cho thương lái, hoặc bày bán ở bên đường để phục vụ khách du lịch. Một kg trái muối có giá khoảng 120.000 đồng/kg. Ngoài quả tươi, nhiều người còn đem phơi khô thành bột để dùng quanh năm, bán cho các nhà hàng, quán ăn, được ưa chuộng trên thị trường.

Bán trái muối rừng trên chợ mạng, chị Thùy Linh (ở TP.HCM) chia sẻ: "Quả muối rừng có vào thời điểm cuối năm, lúc này tôi phải nhờ người quen thu gom của bà con cùng với những loại quả, loại hạt đặc sản khác của Tây Nguyên để bán. Ban đầu, tôi chỉ cung cấp cho những nhà hàng, quán ăn nhưng sau này người dân sành ăn hơn, biết đến loại quả này thì đổ xô tìm mua. Có tuần, tôi nhập vài chục cân mà vẫn không đủ để bán".

Món cá chạch gai xốt hạt muối rừng ăn kèm ngũ vị lá được đầu bếp ở Kon Tum giới thiệu tại chương trình Chiếc Thìa Vàng

Món cá chạch gai xốt hạt muối rừng ăn kèm ngũ vị lá được đầu bếp ở Kon Tum giới thiệu tại chương trình Chiếc Thìa Vàng

Theo chị Linh, sở dĩ quả rừng này được ưa chuộng bởi nó có vị mặn và chua thanh, mùi thơm nên lúc tạo ra món ăn sẽ đưa lại những hương vị khác biệt. Ngoài ra, người ta còn giã hạt muối rừng thành bột rồi trộn với các món nộm hoặc chỉ cần chấm thịt lợn luộc với nước làm từ loại hạt này là ăn không biết ngán.

Theo tìm hiểu, cây muối rừng mọc nhiều tại khu bảo tồn Chư Moray (Kon Tum) là loại cây thân gỗ, cao khoảng 2-8m. Chúng có hoa mọc thành từng chùm màu vàng, kết thành những trái nhỏ như hạt đậu màu xanh, khi chín chuyển dần sang màu đỏ và nâu sậm. Lúc này, người đồng bào sẽ hái chúng về dùng thay cho muối, hoặc để tẩm ướp thịt trâu trong ngày lễ quan trọng như đám cưới, lễ hội...

Nghề lạ ở Việt Nam: Tình cờ mang loài giống ba ba về nuôi, cho ăn thứ rẻ tiền, bán làm đặc sản lãi 1 tỷ đồng/năm
Nhờ việc chăn nuôi cua đinh bán làm kiểng và lấy thịt, nhiều hộ nông dân đã phất lên nhanh chóng bởi loài này có giá thành phẩm cao, đầu ra ổn định.

Nghề lạ

Theo H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương