Loạt chính sách mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2020, ai cũng cần biết để tránh vi phạm

Ngày 01/07/2020 07:34 AM (GMT+7)

Nhiều chính sách mới quan trọng sẽ có hiệu lực thực thi từ tháng 7/2020, người dân cần nắm rõ để tránh vi phạm.

Chính thức bỏ chế độ biên chế suốt đời với viên chức

Ngày 25/11/2019, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV thông qua  Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7 tới đây.

Loạt chính sách mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2020, ai cũng cần biết để tránh vi phạm - 1

Không còn biên chế suốt đời với viên chức (Ảnh minh họa)

Theo đó, chính thức bỏ “chế độ biên chế suốt đời” đối với viên chức. Cụ thể, hợp đồng không xác định thời hạn hay thường gọi là“chế độ biên chế suốt đời” chỉ còn được áp dụng với 03 trường hợp:

- Thứ nhất, viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020;

- Thứ hai, cán bộ, công chức chuyển thành viên chức;

- Và thứ ba, người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Tăng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân lên 11 triệu/tháng

Đây là quy định tại Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

Loạt chính sách mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2020, ai cũng cần biết để tránh vi phạm - 2

Mức giảm trừ gia cảnh sẽ tăng lên từ 1/7

Theo đó, Nghị quyết đã điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:

- Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm). Theo quy định hiện hành, mức giảm trừ này là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm.

- Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng, tương đương 52,8 triệu đồng/năm. Theo quy định hiện hành, mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng, tương đương 43,2 triệu đồng/năm.

Như vậy, mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế tăng 2 triệu đồng/tháng và mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc tăng 0,8 triệu đồng/tháng so với quy định cũ.

Nghị quyết này có hiệu lực từ 1/7/2020 và áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020.

Nâng chuẩn đầu vào với giáo viên

Luật giáo dục 2019 có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 quy định giáo viên mầm non phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên; giáo viên tiểu học, THCS, THPT phải có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên. Theo quy định hiện nay, giáo viên tiểu học có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, giáo viên THCS có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Với quy định này, Bộ Giáo dục và đào tạo ước tính, từ ngày 1/7/2020 đến hết năm 2030, hơn 250.000 giáo viên mầm non, tiểu học và THCS phải được đào tạo để nâng cao trình độ.

Một điểm mới khác trong Luật này là sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền học phí, chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học. Tuy nhiên, sau 2 năm kể từ khi tốt nghiệp nếu không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn khoản kinh phí được hỗ trợ.

Thêm giấy tờ có thể thay thế trong hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Nghị định 61/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 28/2015/NĐ-CP về bảo hiểm thất nghiệp sẽ có hiệu lực từ ngày 15/7 tới đây.

Loạt chính sách mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2020, ai cũng cần biết để tránh vi phạm - 3

(Ảnh minh họa)

Nghị định này đã bổ sung thêm 03 loại giấy tờ có thể sử dụng trong hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Đó là: Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có thông tin của người lao động; loại hợp đồng lao động đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

Xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp, hợp tác xã giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh được bổ nhiệm trong trường hợp người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã;

Văn bản xác nhận của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc người lao động không có giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động do đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật.

Từ 1/7, công dân có thể làm hộ chiếu ở bất cứ đâu tại Việt Nam mà không phải về quê

Đây là một điểm mới của Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 có hiệu lực từ ngày 1/7/2020.

Cụ thể, tại khoản 3 Điều 15 Luật này quy định, người đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Loạt chính sách mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2020, ai cũng cần biết để tránh vi phạm - 4

Từ 1/7, có thẻ căn cước sẽ được cấp hộ chiếu ở bất cứ đâu trong nước (Ảnh minh họa)

Riêng người có thẻ Căn cước công dân thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi.

Như vậy, người có thẻ Căn cước công dân đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu được lựa chọn nơi cấp hộ chiếu sao cho thuận lợi thay vì phải thực hiện ở nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Ngoài ra, người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông từ lần thứ 2 cũng sẽ được thực hiện tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thuận lợi hoặc cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.

Điều này thay thế cho quy định, chỉ trường hợp cấp lại hộ chiếu còn thời hạn mới được làm thủ tục tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, đối với hộ chiếu hết hạn sẽ phải về Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Tốt nghiệp đại học loại xuất sắc có thể được xét tuyển vào công chức

Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc là một trong 3 trường hợp được xét tuyển làm việc không xác định thời hạn trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Viên chức có hiệu lực từ ngày 1/7.

Theo đó, Luật quy định việc tuyển dụng công chức thông qua xét tuyển được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức đối với từng nhóm đối tượng sau đây:

- Cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

- Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học;

- Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.

Ngoài hình thức tuyển dụng thông qua thi tuyển và xét tuyển, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức còn có thể quyết định tiếp nhận người đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm vào làm công chức đối với các trường hợp là viên chức công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập; Cán bộ, công chức cấp xã;

Thực hư thông tin bằng lái xe A1 không được lái xe SH, bằng B1 không được lái ô tô
Thông tin này đang được chia sẻ trên MXH khiến nhiều người hoang mang. Thực tế đây đang là dự thảo để lấy ý kiến chứ chưa chính thức áp dụng.
Hà Anh (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h